Gần đây, có nhiều vụ bạo lực học đường gây xôn xao dư luận. Trong đó, phần nhiều là do rối loạn ứng xử, khiến trẻ thường có những hành vi khó được chấp nhận như nói dối, đánh nhau; hoặc dẫn đến sa sút việc học tập và lạm dụng rượu, xì ke…

 

Điều đáng lo là tỉ lệ trẻ rối loạn ứng xử không thấp; như tại Mỹ, một nước giàu và tiên tiến, nhưng cũng có đến 5% trẻ trong độ tuổi 5-15 có những hành vi rối loạn ứng xử.

Nhiều nguyên nhân gây rối loạn ứng xử 

Rối loạn cách ứng xử là khi trẻ có các hành vi chống đối xã hội. Mọi trẻ đều có thể thỉnh thoảng phá luật, nhưng ở trẻ có rối loạn ứng xử thì những hành vi phá luật và bất thường cứ lặp đi lặp lại.

Đó có thể là hành động trộm cắp, nói dối, phá hoại tài sản… Ngoài ra, trẻ cũng hay phá luật lệ tại nhà và trong trường học như: trốn học, bỏ nhà đi bụi, tẩu thoát, có hành động hung hăng, làm hại thú vật, bắt nạt người khác, thậm chí là tấn công người khác, đánh bạn, đập phá cửa hàng, gây cháy nổ…

Ngoài ra, trẻ có thể có những rối loạn tâm lý khác như trầm cảm, lo âu, tăng động, kém tập trung, và đáng lo ngại nhất là lạm dụng rượu, xì ke.



Không chỉ gây chậm nói, TV ảnh hưởng xấu đến tâm lý của trẻ.  Ảnh: xaluan.com

Có nhiều nguyên nhân có thể gây rối loạn ứng xử. Có thể do tính khí của trẻ; do trẻ bị tổn thương não, có vấn đề khó khăn trong việc xử lý thông tin, gia đình có vấn đề (về ứng xử, cha mẹ bất hòa, thường xuyên bạo lực với nhau)… Cũng có trường hợp trẻ phải chịu một áp lực nào đó trong chuyện học, trong tình cảm (bị bạn ruồng bỏ, đơn độc vì là con duy nhất trong gia đình)… 

Một nguyên nhân có ảnh hưởng cũng rất quan trọng là môi trường sống, chịu ảnh hưởng của các phương tiện truyền thông, phim ảnh hoặc các trò chơi điện tử có bạo lực...

Rối loạn ứng xử cần trị liệu tâm lý

Rối loạn ứng xử có nhiều tác động xấu đến đời sống của trẻ và người xung quanh, trẻ thường vi phạm kỷ luật và có hạnh kiểm xấu; thậm chí phải nhận lãnh hậu quả nghiêm trọng về luật pháp. Điều đáng lo nhất là rối loạn ứng xử có thể kéo dài đến tuổi trưởng thành.

Nếu trẻ lặp đi lặp lại nhiều lần các hành vi hung hăng, phá hoại thì nên đưa trẻ đến khám tâm lý để tìm hiểu những yếu tố góp phần vào các rối loạn hành vi của trẻ. Tùy theo tình trạng cụ thể, trẻ sẽ được áp dụng các hình thức điều trị như:

- Trị liệu tâm lý cá nhân giúp trẻ hiểu những lý do khiến trẻ hành động không tốt, được áp dụng khi nhà trị liệu tâm lý đã tạo được niềm tin và cảm gíac tiếp xúc cởi mở, thoải mái nơi trẻ.

- Trị liệu tâm lý theo nhóm có thể hữu ích cho trẻ vị thành niên vì các em dễ dàng tiếp cận với các bạn cùng trang lứa hơn với nhà trị liệu.

- Trị liệu nhận thức-hành vi tập trung vào kỹ năng giải quyết vấn đề nhằm giúp trẻ nhận thức nguyên nhân và hậu quả của các vấn đề và cách ứng xử mới với các tình huống.

Ngoài ra, các nhà trị liệu còn huấn luyện cách xử trí của phụ huynh để giúp bậc làm mẹ biết cách tương tác với con và để trẻ tránh những hành vi không thể chấp nhận được. Đồng thời cũng cần có sự can thiệp của trường học, đặc biệt là ở  trẻ khiếm khuyết học tập cần có chương trình giáo dục đặc biệt. Trong một số trường hợp, nếu có kèm theo trầm cảm hoặc tăng động/kém tập trung, trẻ có thể được điều trị bằng thuốc.

Việc điều trị rối loạn ứng xử cũng không quá khó khăn, chỉ cần cha mẹ luôn quan tâm, kịp thời phát hiện những bất thường nơi trẻ và sớm đưa con đi trị liệu tâm lý thì chắc rằng trẻ sẽ có được cuộc sống tươi đẹp và luôn được mọi người yêu thương.
 
 
                                                                                   Theo NLĐ

Các tin khác


Yêu cầu đình chỉ ngay bếp ăn khiến 350 công nhân nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm

Liên quan đến vụ việc 350 công nhân Công ty TNHH Shinwon Ebenezer Việt Nam (Vĩnh Phúc) nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm, tối 14/5, Bộ Y tế đã có văn bản yêu cầu đình chỉ ngay hoạt động bếp ăn tập thể của công ty này.

Bộ Y tế hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 tại Việt Nam

Theo Bộ Y tế, hiện nay tình hình dịch bệnh COVID-19 trên thế giới diễn biến khó lường, khó dự báo với các biến chủng phụ mới tiếp tục được ghi nhận. Bộ Y tế vừa có hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 để tăng cường miễn dịch phòng bệnh COVID-19, đặc biệt là các nhóm nguy cơ cao...

Nỗi lo ngộ độc thực phẩm tập thể - Bài cuối: Siết chặt quản lý để đảm bảo an toàn cho người dân

Theo báo cáo thị trường kinh doanh ẩm thực tại Việt Nam, hết năm 2023, số lượng nhà hàng, quán cà phê ở nước ta đạt mốc trên 300.000 chưa kể các quán ăn nhỏ lẻ, xe kéo. Việc quản lý an toàn thực phẩm ở các cửa hàng, thực phẩm đường phố, hàng rong rất khó khăn. Đặc biệt, nhiều cơ sở kinh doanh sản phẩm không có nguồn gốc rõ ràng, không ngày sản xuất, hạn sử dụng. Vì vậy, việc siết chặt quản lý khâu đảm bảo an toàn thực phẩm, đặc biệt là nguồn gốc hàng hóa cần phải được thực hiện nghiêm túc hơn bao giờ hết.

Nỗi lo ngộ độc thực phẩm tập thể - Bài 1: Nguy cơ thường trực

Thời gian gần đây, nhiều vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra liên tiếp tại các địa phương trên cả nước, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân, thậm chí có người đã tử vong.

Lấy dị vật nằm trong phổi bệnh nhân suốt 25 năm

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình vừa tiến hành lấy dị vật trong phổi của bệnh nhân suốt 25 năm bằng kỹ thuật nội soi phế quản ống mềm có gây mê. Hiện tại, sức khoẻ của bệnh nhân tạm ổn định và đang được tiếp tục điều trị, chăm sóc. 

Những lá thư khen ngợi - lời tri ân của người bệnh đối với Bệnh viện Đa khoa tỉnh

Thời gian qua, Bệnh viện Đa khoa tỉnh nhận được nhiều thư khen của người bệnh và người nhà bệnh nhân đối với đội ngũ y, bác sỹ, điều dưỡng. Những lá thư cảm ơn mộc mạc, lời tri ân chân tình là động lực giúp đội ngũ y, bác sỹ vượt qua mọi khó khăn, nỗ lực, quyết tâm hơn trong chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục