Khi giá thuốc chưa được quản lý tốt, người chịu thiệt là bệnh nhân

Khi giá thuốc chưa được quản lý tốt, người chịu thiệt là bệnh nhân

Trong khi dư luận bức xúc về tình trạng “lộn xộn” trong cung ứng và phân phối thuốc tại các bệnh viện khiến người bệnh lãnh đủ, thì Bộ Y tế vẫn trấn an như mọi lần rằng… đang yêu cầu siết chặt. Và chưa biết kết quả “siết” này ra sao nhưng thực tế cho thấy công tác đấu thầu thuốc còn quá bất cập, mỗi nơi làm một kiểu khiến giá thuốc vô cùng bất hợp lý.

  • Loạn... giá trúng thầu

Tìm hiểu kết quả đấu thầu thuốc vào các bệnh viện công lập trực thuộc Bộ Y tế năm 2009 cho thấy, có hơn 12.000 loại thuốc đã được trúng thầu. Trong đó thuốc nội tập trung vào các loại thông thường như giảm đau, hạ nhiệt, kháng sinh, kháng viêm. Còn những loại thuốc biệt dược, thuốc đặc trị với giá trị lớn đều có xuất xứ từ nước ngoài.

Điều đáng nói, cùng một loại thuốc, cùng hoạt chất, hàm lượng và nhà sản xuất nhưng kết quả đấu thầu vào mỗi bệnh viện lại có mỗi giá khác nhau. Chẳng hạn thuốc Glucarbose 50mg (điều trị bệnh đái tháo đường) có tên hoạt chất Acarbose và hàm lượng 50mg, cùng quy cách là hộp 3 vỉ x 10 viên được Công ty Dược Mebiphar sản xuất trúng thầu vào BV Bạch Mai với giá 2.200 đồng, nhưng trúng thầu vào BV Chợ Rẫy lại 2.100 đồng và trúng thầu BV Hữu Nghị chỉ 1.980 đồng.

Hay như thuốc Tanganil 500mg (trị chóng mặt do tăng huyết áp)  loại hộp 5 ống do Công ty Piere (Pháp) sản xuất trúng thầu vào BV Đa khoa Trung ương Thái Nguyên là 12.704 đồng, còn trúng thầu vào BV C Đà Nẵng là 12.409 đồng và BV Đa khoa Trung ương Quảng Nam 12.645 đồng…

Thậm chí cùng tên thuốc, với cùng hoạt chất và hàm lượng chỉ khác tên nhà sản xuất nhưng giá trúng thầu không hiểu sao… cũng cứ khác nhau. Ví dụ Aspirin pH8 do Mebiphar sản xuất trúng thầu BV C Đà Nẵng là 172 đồng/viên, nhưng do Công ty Pharmadic sản xuất trúng thầu vào BV Uông Bí lại chỉ có 170 đồng/viên… Như vậy, với số lượng hàng trăm ngàn viên hoặc hộp, ống thuốc đấu thầu dễ thấy khoản tiền thất thoát không nhỏ!

Qua tìm hiểu với gần 20 bệnh viện công lập trực thuộc Bộ Y tế trúng thầu giá thuốc năm 2009 cho thấy, hầu như mỗi bệnh viện trúng thầu mỗi kiểu khác nhau. Có loại thuốc trong nước sản xuất được, có hoạt chất tương đương lại đi mua thuốc của nước ngoài, hoặc cùng loại thuốc, hoạt chất nhưng giá thuốc trúng thầu của thuốc ngoại lại cao gấp bội thuốc nội… Hơn nữa, số hãng dược nước ngoài có thuốc trúng thầu nhiều hơn hẳn các hãng dược trong nước. Thậm chí, có một số hãng dược nước ngoài được trúng thầu với nhiều loại thuốc như Bayer (Đức), Norvatis (Pháp), Richter (Hungary)…

Bệnh nhân mua thuốc tại nhà thuốc của Bệnh viện Đa khoa Thủ Đức. Ảnh: Tg.LÂM
  • Vẫn chần chừ giải pháp

Thực tế cho thấy, Thông tư 10 hướng dẫn đấu thầu mua thuốc trong các cơ sở y tế công lập ban hành năm 2007 đã lộ rõ những bất cập.

Qua nhiều lần góp ý của các bệnh viện, Bộ Y tế đã thấu hiểu điều đó! Tại cuộc họp với Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội mới đây, BS Nguyễn Chí Hùng, Giám đốc BV Bình Dân TPHCM thẳng thắn nhận định, việc đấu thầu cung ứng thuốc vào bệnh viện công lập theo Thông tư 10 đã lạc hậu. Việc thiếu những tiêu chuẩn kỹ thuật chung về chất lượng thuốc, thiếu yếu tố lý tính để lựa chọn, khiến giá cả cũng trở nên chênh vênh, thiếu căn cứ để lựa chọn.

“Có những loại thuốc dùng phổ biến như Paracetamol đã có hàng trăm loại khác nhau và bệnh viện không biết đâu… mà lần. Điều đó dẫn đến tình trạng ở mỗi bệnh viện, bệnh nhân lại chịu mỗi giá thuốc khác nhau tuy loại thuốc, chất lượng thuốc không có gì khác”, BS Hùng nói.

BS Lê Thanh Liêm, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Long An băn khoăn, chưa có chuẩn chung để bệnh viện lựa chọn mặt hàng thuốc nào là tối ưu về chất lượng và giá cả cho bệnh nhân. Cùng một loại thuốc, nhưng có hàng chục nơi sản xuất khác nhau, giá cả cũng chênh nhau khá xa. Chẳng hạn loại thuốc tăng huyết áp sản xuất trong nước chỉ có giá 500 đồng, nhưng có xuất xứ từ Pháp lại có giá trên 9.000-10.000 đồng/viên.

Trao đổi với PV Báo SGGP, đại diện Hội Dược học TPHCM cũng cho rằng đã nhiều lần có ý kiến về việc đấu thầu thuốc vào bệnh viện công lập chưa hợp lý, dễ gây tiêu cực. “Giá thuốc đấu thầu do bệnh viện tự lựa chọn, quyết định dẫn đến cùng một loại thuốc nhưng ở các bệnh viện lại có giá khác nhau. Chưa hết, việc lựa chọn ai trúng thầu đều nằm trong tay ban giám đốc bệnh viện nên không loại trừ khả năng lo lót, ăn hoa hồng, khiến giá thuốc trúng thầu cao bất hợp lý”, vị đại diện Hội Dược học TPHCM nói.

Về khía cạnh của nhà cung cấp, dược sĩ Trần Đình Khoa, phụ trách kinh doanh của Công ty Dược phẩm Sài Gòn (Sarpharco) cho rằng: “Bệnh viện nắm đầu chuôi, còn nhà cung cấp nắm đầu lưỡi”. Điều đó cho thấy, bệnh viện “muốn ai trúng thầu thì trúng”. Cách nay không lâu, Sở Y tế TPHCM cho phép các bệnh viện lấy kết quả trúng thầu thuốc của nhau để đối chiếu và áp giá cho khỏi chênh lệch, nhưng trên thực tế không ai muốn làm như vậy vì nhiều lý do tế nhị (?).

Qua trao đổi, nguyên trưởng khoa dược một bệnh viện nhìn nhận, mỗi kỳ đấu thầu thuốc là mỗi lần “đau đầu” vì hàng trăm loại thuốc, hàng trăm công ty dược với nhiều mức giá nên mất rất nhiều thời gian, lãnh đạo bệnh viện khó có thể chú tâm vào chuyên môn.

Mới đây, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Quốc Triệu đã khảo sát một số bệnh viện và yêu cầu khi tổ chức đấu thầu mua thuốc, bệnh viện buộc doanh nghiệp cung cấp đầy đủ các thông tin về giá bán buôn kê khai, giá nhập khẩu của thuốc kèm theo cam kết hợp lý của giá thuốc kê khai làm căn cứ để xem xét, đánh giá, lựa chọn thuốc. Đối với các trường hợp trúng thầu, bệnh viện phải ký hợp đồng có các điều khoản cụ thể về số lượng, giá cả, giao hàng, thanh toán và thực hiện như cam kết trong hợp đồng... Tuy nhiên, các biện pháp căn cơ hơn vẫn còn bỏ ngỏ!

 

                                                                                     Theo SGGP

Các tin khác


Cảnh báo biến chứng nguy hiểm từ phương pháp căng da mặt bằng chỉ không an toàn

PGS.TS.BS Phạm Hiếu Liêm, Trưởng Đơn vị Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ, Bệnh viện Da Liễu TP Hồ Chí Minh cho biết, căng da bằng chỉ là phương pháp làm đẹp không phẫu thuật được nhiều người lựa chọn, tuy nhiên biến chứng căng chỉ gây ra nhiễm khuẩn là vô cùng tai hại.

Bệnh viện Đa khoa tỉnh cấp cứu thành công bệnh nhân tổn thương mạch máu lớn 

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hoà Bình đã tiến hành cấp cứu thành công bệnh nhân tổn thương mạch máu lớn nguy hiểm đến tính mạng dưới sự hỗ trợ của các chuyên gia Bệnh viện Việt Đức.

Thành phố Hòa Bình lan tỏa phong trào hiến máu tình nguyện

Hiến máu tình nguyện (HMTN) là hành động ý nghĩa, nhân văn, nghĩa cử cao đẹp, góp phần cứu sống, mang lại hạnh phúc cho nhiều bệnh nhân cần máu tại các cơ sở y tế. Thời gian qua, Ban Chỉ đạo (BCĐ) vận động HMTN TP Hòa Bình đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giúp người dân nhận thức sâu sắc về mục đích, ý nghĩa của phong trào HMTN. Qua đó, ngày hội HMTN hàng năm tổ chức tại địa bàn đã tiếp nhận hàng nghìn đơn vị máu do cán bộ, công chức, chiến sỹ, đoàn viên, thanh niên và người dân chia sẻ.

Yêu cầu đình chỉ ngay bếp ăn khiến 350 công nhân nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm

Liên quan đến vụ việc 350 công nhân Công ty TNHH Shinwon Ebenezer Việt Nam (Vĩnh Phúc) nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm, tối 14/5, Bộ Y tế đã có văn bản yêu cầu đình chỉ ngay hoạt động bếp ăn tập thể của công ty này.

Bộ Y tế hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 tại Việt Nam

Theo Bộ Y tế, hiện nay tình hình dịch bệnh COVID-19 trên thế giới diễn biến khó lường, khó dự báo với các biến chủng phụ mới tiếp tục được ghi nhận. Bộ Y tế vừa có hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 để tăng cường miễn dịch phòng bệnh COVID-19, đặc biệt là các nhóm nguy cơ cao...

Nỗi lo ngộ độc thực phẩm tập thể - Bài cuối: Siết chặt quản lý để đảm bảo an toàn cho người dân

Theo báo cáo thị trường kinh doanh ẩm thực tại Việt Nam, hết năm 2023, số lượng nhà hàng, quán cà phê ở nước ta đạt mốc trên 300.000 chưa kể các quán ăn nhỏ lẻ, xe kéo. Việc quản lý an toàn thực phẩm ở các cửa hàng, thực phẩm đường phố, hàng rong rất khó khăn. Đặc biệt, nhiều cơ sở kinh doanh sản phẩm không có nguồn gốc rõ ràng, không ngày sản xuất, hạn sử dụng. Vì vậy, việc siết chặt quản lý khâu đảm bảo an toàn thực phẩm, đặc biệt là nguồn gốc hàng hóa cần phải được thực hiện nghiêm túc hơn bao giờ hết.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục