Chất lượng KCB sẽ không ngừng nâng cao khi thực hiện tự chủ về tài chính.

Chất lượng KCB sẽ không ngừng nâng cao khi thực hiện tự chủ về tài chính.

Dự thảo Nghị định về cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp y tế công lập đang được lấy ý kiến rộng rãi các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.

 

Theo đó, cơ chế tài chính của các đơn vị sự nghiệp y tế công lập sẽ được đổi mới theo hướng trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm, thu nhập theo năng lực của cán bộ nhằm tiếp tục nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh (KCB). Dự thảo cũng chia đơn vị sự nghiệp y tế thành 4 nhóm với cơ chế hoạt động và cơ chế tài chính phù hợp để phát huy tính tích cực của đội ngũ cán bộ y tế, nâng cao chất lượng dịch vụ, hiệu quả hoạt động.

Chủ động... tự chủ                 

Thực tế việc giao quyền cho các cơ sở y tế công lập được tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong thời gian qua được thực hiện theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ bước đầu đã phát huy tác dụng ở một số đơn vị, ở các vùng có điều kiện kinh tế xã hội phát triển, tuy nhiên chưa thực sự phát huy được ở một số nơi còn khó khăn. Dự thảo Nghị định về cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp y tế công lập cho phép các đơn vị được chủ động quyết định các biện pháp để tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động chuyên môn đã đăng ký hoặc được cơ quan quản lý cấp trên giao. Phải bảo đảm các điều kiện về chuyên môn, nghiệp vụ, nhân lực, cơ sở vật chất theo quy định để cung cấp các dịch vụ đạt yêu cầu, tiêu chuẩn và chất lượng. Đơn vị được liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân để thành lập các cơ sở hạch toán độc lập phát triển các kỹ thuật, triển khai các kỹ thuật ngoài danh mục kỹ thuật và nhiệm vụ chuyên môn được giao để đáp ứng nhu cầu của xã hội, nhưng phải phù hợp với lĩnh vực chuyên môn, khả năng của đơn vị và đúng với quy định của pháp luật.

Các đơn vị được tự chủ về các khoản thu, mức thu, quyền tự chủ về sử dụng nguồn tài chính. Căn cứ vào khả năng tài chính và tình hình thực tế, thủ trưởng đơn vị được quyết định sử dụng một phần nguồn kinh phí chi thường xuyên hàng năm, quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp để chi mua sắm các trang thiết bị, sửa chữa lớn nhà cửa, cơ sở hạ tầng để tăng cường năng lực phục vụ và nâng cao chất lượng dịch vụ. Phần chênh lệch thu lớn hơn chi (nếu có) được trích lập quỹ thu nhập tăng thêm và dự phòng ổn định thu nhập; Trích lập quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi.

Giá dịch vụ y tế tính đúng, tính đủ

Giá dịch vụ y tế là số tiền phải trả cho mỗi dịch vụ y tế, được xây dựng trên cơ sở tính đầy đủ các nội dung chi phí như: chi phí về thuốc, hoá chất, vật tư, điện, nước trực tiếp... Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính xây dựng và ban hành: giá tối đa của từng dịch vụ KCB trong trường hợp thanh toán theo dịch vụ; Từng loại bệnh, nhóm bệnh trong trường hợp thanh toán theo trường hợp bệnh đối với từng nhóm đơn vị; Giá dịch vụ y tế dự phòng, các loại dịch vụ y tế chuyên ngành; Giá các dịch vụ y tế do Nhà nước giao hoặc đặt hàng; Giá dịch vụ y tế tại trạm y tế xã, phường, thị trấn.

Giá dịch vụ y tế được điều chỉnh hàng năm với hệ số "k" tối đa là 1,1 khi có sự biến động lớn về giá cả (trên 10% trở lên) hoặc khi Nhà nước điều chỉnh chính sách tiền lương.

Đối với các đơn vị y tế công lập, các đơn vị thuộc nhóm 1, nhóm 2, thẩm quyền quyết định mức giá dịch vụ do đơn vị xây dựng và tự quyết định nhưng không được vượt quá mức giá do liên bộ ban hành.

Các đơn vị thuộc nhóm 3, nhóm 4: Bộ trưởng Bộ Y tế quy định mức giá dịch vụ y tế đối với các đơn vị do trung ương quản lý; UBND cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân quyết định mức giá dịch vụ y tế cho các đơn vị thuộc địa phương quản lý và giá dịch vụ y tế tại trạm y tế xã, phường, thị trấn nhưng không được vượt quá mức giá do liên bộ ban hành.

        Tất cả cá nhân, tổ chức (kể cả người nước ngoài đang công tác, lao động, học tập, du lịch, quá cảnh trên lãnh thổ Việt Nam) khi sử dụng các dịch vụ y tế tại các cơ sở y tế công lập đều phải thanh toán chi phí theo mức giá dịch vụ và số lượng dịch vụ đã sử dụng, trong đó: Người có thẻ BHYT được Quỹ BHYT thanh toán chi phí khám, chữa bệnh cho cơ sở y tế theo mức quy định của pháp luật về BHYT. Phần chênh lệch giữa giá dịch vụ và mức thanh toán của quỹ BHYT do người bệnh thanh toán cho cơ sở y tế.

Không khống chế thu nhập tối đa của người lao động

Thực tế, bên cạnh những thành tựu, chính sách tiền lương và chế độ đãi ngộ đối với cán bộ y tế (trong đó có các loại phụ cấp) trong thời gian qua còn chưa phù hợp, tương xứng với quá trình học tập, công sức lao động... nhất là ở khu vực miền núi, nông thôn nên dẫn đến tình trạng chảy máu chất xám (chủ yếu là cán bộ có chuyên môn khá, giỏi) từ những vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn về các đô thị lớn, thậm chí không làm công tác chuyên môn để bám trụ lại những vùng có điều kiện kinh tế xã hội tốt hơn gây nên sự lãng phí xã hội rất lớn.

Vì thế, Dự thảo được xây dựng trên cơ sở đảm bảo chi trả tiền lương và thu nhập hợp lý cho cán bộ y tế, ngoài bảo đảm tái sản xuất sức lao động còn thúc đẩy hiệu quả công việc. Việc chi trả thu nhập cho từng người lao động trong đơn vị thực hiện theo nguyên tắc: người nào có năng suất, chất lượng, hiệu quả công tác cao, đóng góp nhiều cho việc hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn của đơn vị được chi trả cao hơn. Không khống chế mức thu nhập tối đa của cá nhân người lao động nhưng mức thu nhập tối thiểu phải bằng hoặc cao hơn mức lương cơ bản theo ngạch bậc và các loại phụ cấp theo chế độ của Nhà nước quy định cho cán bộ y tế. Việc chi trả thu nhập thực hiện theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị. Căn cứ vào nguồn kinh phí và kết quả tài chính trong năm, đơn vị được quyết định tổng mức chi trả thu nhập trong năm cho người lao động sau khi đã thực hiện trích lập quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp theo quy định.

 Cơ chế tự chủ sẽ giúp chất lượng KCB hiệu quả hơn. Ảnh: T.M

Tăng trách nhiệm

Dự thảo quy định, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh tăng chi ngân sách địa phương cho y tế theo Nghị quyết số 18/2008/QH12 ngày 3/6/2008 của Quốc hội, đảm bảo tốc độ tăng chi của ngân sách y tế cao hơn tốc độ tăng chi bình quân chung của ngân sách Nhà nước; dành tối thiểu 30% cho lĩnh vực y tế dự phòng; bố trí ngân sách địa phương để thực hiện Đề án luân phiên cán bộ chuyên môn y tế nhằm nâng cao chất lượng KCB. Bên cạnh đó, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xem xét, đề xuất trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định cơ chế quản lý hệ thống y tế địa phương theo hướng giao Sở Y tế quản lý thống nhất, toàn diện các cơ sở y tế từ tuyến tỉnh đến các cơ sở y tế quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (cấp huyện) về chuyên môn, nhân lực và tài chính; xây dựng và ban hành cơ chế, chính sách đãi ngộ, tạo điều kiện về cơ sở vật chất, điều kiện ở và làm việc để thu hút cán bộ y tế, đặc biệt là các bác sĩ, dược sĩ, điều dưỡng mới ra trường về công tác tại các cơ sở y tế công lập thuộc địa phương quản lý.

Thủ trưởng các cơ sở y tế có trách nhiệm bảo đảm thuốc, hoá chất, vật tư tiêu hao, vật tư thay thế theo danh mục do Bộ Y tế quy định để sử dụng cho người bệnh, không để người bệnh phải tự mua. Công khai mức giá dịch vụ y tế để người dân biết, lựa chọn. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc tổ chức thu, quản lý và sử dụng nguồn thu của đơn vị.

Dự thảo Nghị định cũng nghiêm cấm các cơ sở y tế, công chức, viên chức y tế thu thêm của người bệnh ngoài mức giá đã được cơ quan có thẩm quyền quyết định, chỉ định các kỹ thuật y tế không đúng với hướng dẫn quy trình kỹ thuật và hướng dẫn điều trị. Trường hợp vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Người không có thẻ BHYT thanh toán chi phí khám, chữa bệnh cho các cơ sở y tế, trừ các đối tượng được Nhà nước thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở y tế công lập như người bị bắt buộc chữa bệnh theo quy định tại Điều 66 của Luật khám bệnh, chữa bệnh; Người bị bệnh phong; Người bị bệnh lao trong trường hợp khám, chữa bệnh lao; Người bệnh trong các trường hợp thiên tai, thảm hoạ lớn theo quyết định của Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ khi điều trị tại các cơ sở y tế do trung ương quản lý; của Chủ tịch UBND cấp tỉnh khi điều trị tại các cơ sở y tế do địa phương quản lý;

Người nước ngoài là công dân của nước có ký kết Điều ước Quốc tế về khám, chữa bệnh với Việt Nam thì chi phí khám, chữa bệnh sẽ được áp dụng theo các quy định của Điều ước Quốc tế đó.
 
                                                                                   Theo Báo SKĐS
 

Các tin khác


Cảnh báo biến chứng nguy hiểm từ phương pháp căng da mặt bằng chỉ không an toàn

PGS.TS.BS Phạm Hiếu Liêm, Trưởng Đơn vị Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ, Bệnh viện Da Liễu TP Hồ Chí Minh cho biết, căng da bằng chỉ là phương pháp làm đẹp không phẫu thuật được nhiều người lựa chọn, tuy nhiên biến chứng căng chỉ gây ra nhiễm khuẩn là vô cùng tai hại.

Bệnh viện Đa khoa tỉnh cấp cứu thành công bệnh nhân tổn thương mạch máu lớn 

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hoà Bình đã tiến hành cấp cứu thành công bệnh nhân tổn thương mạch máu lớn nguy hiểm đến tính mạng dưới sự hỗ trợ của các chuyên gia Bệnh viện Việt Đức.

Thành phố Hòa Bình lan tỏa phong trào hiến máu tình nguyện

Hiến máu tình nguyện (HMTN) là hành động ý nghĩa, nhân văn, nghĩa cử cao đẹp, góp phần cứu sống, mang lại hạnh phúc cho nhiều bệnh nhân cần máu tại các cơ sở y tế. Thời gian qua, Ban Chỉ đạo (BCĐ) vận động HMTN TP Hòa Bình đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giúp người dân nhận thức sâu sắc về mục đích, ý nghĩa của phong trào HMTN. Qua đó, ngày hội HMTN hàng năm tổ chức tại địa bàn đã tiếp nhận hàng nghìn đơn vị máu do cán bộ, công chức, chiến sỹ, đoàn viên, thanh niên và người dân chia sẻ.

Yêu cầu đình chỉ ngay bếp ăn khiến 350 công nhân nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm

Liên quan đến vụ việc 350 công nhân Công ty TNHH Shinwon Ebenezer Việt Nam (Vĩnh Phúc) nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm, tối 14/5, Bộ Y tế đã có văn bản yêu cầu đình chỉ ngay hoạt động bếp ăn tập thể của công ty này.

Bộ Y tế hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 tại Việt Nam

Theo Bộ Y tế, hiện nay tình hình dịch bệnh COVID-19 trên thế giới diễn biến khó lường, khó dự báo với các biến chủng phụ mới tiếp tục được ghi nhận. Bộ Y tế vừa có hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 để tăng cường miễn dịch phòng bệnh COVID-19, đặc biệt là các nhóm nguy cơ cao...

Nỗi lo ngộ độc thực phẩm tập thể - Bài cuối: Siết chặt quản lý để đảm bảo an toàn cho người dân

Theo báo cáo thị trường kinh doanh ẩm thực tại Việt Nam, hết năm 2023, số lượng nhà hàng, quán cà phê ở nước ta đạt mốc trên 300.000 chưa kể các quán ăn nhỏ lẻ, xe kéo. Việc quản lý an toàn thực phẩm ở các cửa hàng, thực phẩm đường phố, hàng rong rất khó khăn. Đặc biệt, nhiều cơ sở kinh doanh sản phẩm không có nguồn gốc rõ ràng, không ngày sản xuất, hạn sử dụng. Vì vậy, việc siết chặt quản lý khâu đảm bảo an toàn thực phẩm, đặc biệt là nguồn gốc hàng hóa cần phải được thực hiện nghiêm túc hơn bao giờ hết.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục