Nạn nhân CĐDC Hoàng Ngọc Vệ, thôn 2 A, xã Cố Nghĩa, Lạc Thủy nhận được sự giúp đỡ của nhiều cá nhân, tổ chức trong và ngoài tỉnh.

Nạn nhân CĐDC Hoàng Ngọc Vệ, thôn 2 A, xã Cố Nghĩa, Lạc Thủy nhận được sự giúp đỡ của nhiều cá nhân, tổ chức trong và ngoài tỉnh.

(HBĐT) - Những năm gần đây, nhằm góp phần đảm bảo an sinh xã hội, Hội Chữ thập đỏ tỉnh đã tích cực phát động kêu gọi sự ủng hộ của mọi cá nhân, tổ chức trong xã hội chung tay giúp đỡ người nghèo, khuyết tật, nạn nhân chất độc da cam…

 

Ngoài công tác cứu trợ thường xuyên, đột xuất cho các đối tượng, các cấp Hội đã có nhiều hoạt động phát triển cộng đồng mang tính bền vững đối với người nghèo, người khuyết tật, đồng bào dân tộc thiểu số, nạn nhân chiến tranh như dạy nghề, tạo việc làm, cho vay vốn phát triển sản xgóp phần vơi bớt khó khăn, mặc cảm hòa nhập với cộng đồng. 

Huy động mọi nguồn lực

Bà Đinh Thị Đào, Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ tỉnh cho biết: “Mọi hình thức giúp đỡ, ủng hộ người khuyết tật, nạn nhân da cam, thương bệnh binh… của xã hội đều đáng quý. Trong những năm qua, các cấp Hội chủ động tuyên truyền với nhiều hình thức đa dạng, phong phú nhằm kêu gọi tấm lòng hảo tâm trong xã hội. Bên cạnh đó, Hội Chữ thập đỏ tỉnh đã chỉ đạo các cấp Hội tiếp tục thực hiện cuộc vận động “Mỗi tổ chức, mỗi cá nhân gắn với một địa chỉ nhân đạo”; khảo sát điều tra 1.000 địa chỉ về người khuyết tật và nạn nhân nhiễm chất độc da cam, gia đình có hoàn cảnh khó khăn; tuyên truyền vận động hiến máu tình nguyện…”.

Để làm tốt công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, các cấp Hội chủ động phối hợp với ngành Y tế thường xuyên tuyên truyền về kiến thức chăm sóc sức khỏe. Từ đầu năm đến nay, trên 1.000 người được phổ biến kiến thức về chăm sóc sức khỏe, 1.766 lượt người là đối tượng chính sách, nạn nhân da cam được khám bệnh và cấp phát thuốc miễn phí. Các phòng khám nhân đạo tại các huyện, thành phố luôn được duy trì hoạt động giúp cho 650 lượt người là người khuyết tật, nạn nhân da cam trên địa bàn được chăm sóc sức khỏe ban đầu. Đặc biệt, đối với người khuyết tật, Hội tiếp tục triển khai thực hiện dự án “Nâng cao năng lực Hội Chữ thập đỏ Việt Nam trong việc phát hiện sớm, can thiệp sớm và phục hồi chức năng cho người khuyết tật tại cộng đồng”. Năm qua đã có 150 người khuyết tật nghi khuyết tật tại 15 xã của 3 huyện Kim Bôi, Tân Lạc, Kỳ Sơn được khám phát hiện sớm khuyết tật và hỗ trợ tiền thuốc, kinh phí đi lại. Trong đó, có 11 đối tượng đã được hỗ trợ phục hồi chức năng tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh. Đồng thời, Hội đã trích 32 triệu đồng mua và tặng thẻ Bảo hiểm Y tế cho nhiều đối tượng khó khăn, gia đình chính sách trên địa bàn.

Năm 2010, Tỉnh Hội tiếp tục phát động hưởng ứng phong trào “Tết vì người nghèo và nạn nhân chất độc da cam” và đã nhận được sự ủng hộ của nhiều nhà hảo tâm. Cùng với sự ủng hộ đó, Hội sử dụng Quỹ nhân đạo, Quỹ Bảo trợ nạn nhân chất độc da cam để tổ chức thăm hỏi, tặng quà cho gần 5.000 gia đình với trị giá trên 755 triệu đồng. Sự ủng hộ đó được thực hiện dưới nhiều hình thức như tiền, ngày công lao động, vật liệu xây dựng… Hội đã xây mới 13 ngôi nhà và tu sửa 2 nhà với tổng trị giá gần 400 triệu đồng giúp nhiều đối tượng khó khăn vui xuân đón tết. Bà Đinh Thị Đào, Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ tỉnh chia sẻ:

Chú trọng cho vay vốn, dạy nghề, tạo việc làm

“Để các đối tượng có điều kiện ổn định cuộc sống, phát triển kinh tế vơi bớt mặc cảm hòa nhập với cộng đồng Hội đã phối kết hợp với nhiều cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước triển khai nhiều kế hoạch dạy nghề, cho vay vốn, tạo việc làm. Đây cũng là hoạt động quan trọng góp phần đảm bảo an sinh xã hội” – Bà Đinh Thị Đào nhấn mạnh.

Công tác hỗ trợ cho các đối tượng vay vốn phát triển kinh tế gia đình luôn được các cấp Hội chú trọng. Từ năm 2009, tỉnh Hội đã trích 570 triệu đồng cho 185 đối tượng là hộ nghèo, nạn nhân chất độc da cam, người cao tuổi vay. Với lãi xuất thấp, nhiều người đã đầu tư vào chăn nuôi, trồng trọt, kinh doanh dịch vụ… tạo việc làm ổn định cho bản thân và gia đình. Hội đã phối hợp với Văn phòng Chữ thập đỏ Tây Ban Nha thực hiện dự án “Kế hoạch việc làm cho người khuyết tật và những nhóm người dễ bị tổn thương khác”. Dự án được thực hiện từ năm 2007 – 2010 với mục tiêu hỗ trợ khả năng tiếp cận và tự tạo việc làm cho người khuyết tật và người dễ bị tổn thương khác. Sau 2 đợt tuyển chọn và thực hiện đã có 130 người đã được học nghề tại các cơ sở may dân dụng, may công nghiệp, sản xuất đồ mộc, sửa chữa xe máy, hàn sắt, nhôm kính… Kết thúc khóa học, 100 học viên được nhận vào làm tại các cơ sở tư nhân, doanh nghiệp như Công ty may 3/2 Hòa Bình, Công ty Liên doanh chế biến Nông lâm sản Hữu Nghị (TPHB), Công ty TNHH Hòa Hưng (Lương Sơn)… với mức lương trung bình trên 1 triệu đồng/ người/ tháng. 8 đối tượng được hỗ trợ kinh phí mở hiệu may và sửa chữa xe máy tại nhà.

Từ những kết quả đạt được, Hội đã góp phần giảm bớt khó khăn, ổn định cuộc sống mang đến niền vui cho nhiều mảnh đời bất hạnh, giải quyết chính sách an sinh xã hội thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo ở địa phương.

 

                                                                             Hồng Nhung

Các tin khác


Cảnh báo biến chứng nguy hiểm từ phương pháp căng da mặt bằng chỉ không an toàn

PGS.TS.BS Phạm Hiếu Liêm, Trưởng Đơn vị Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ, Bệnh viện Da Liễu TP Hồ Chí Minh cho biết, căng da bằng chỉ là phương pháp làm đẹp không phẫu thuật được nhiều người lựa chọn, tuy nhiên biến chứng căng chỉ gây ra nhiễm khuẩn là vô cùng tai hại.

Bệnh viện Đa khoa tỉnh cấp cứu thành công bệnh nhân tổn thương mạch máu lớn 

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hoà Bình đã tiến hành cấp cứu thành công bệnh nhân tổn thương mạch máu lớn nguy hiểm đến tính mạng dưới sự hỗ trợ của các chuyên gia Bệnh viện Việt Đức.

Thành phố Hòa Bình lan tỏa phong trào hiến máu tình nguyện

Hiến máu tình nguyện (HMTN) là hành động ý nghĩa, nhân văn, nghĩa cử cao đẹp, góp phần cứu sống, mang lại hạnh phúc cho nhiều bệnh nhân cần máu tại các cơ sở y tế. Thời gian qua, Ban Chỉ đạo (BCĐ) vận động HMTN TP Hòa Bình đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giúp người dân nhận thức sâu sắc về mục đích, ý nghĩa của phong trào HMTN. Qua đó, ngày hội HMTN hàng năm tổ chức tại địa bàn đã tiếp nhận hàng nghìn đơn vị máu do cán bộ, công chức, chiến sỹ, đoàn viên, thanh niên và người dân chia sẻ.

Yêu cầu đình chỉ ngay bếp ăn khiến 350 công nhân nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm

Liên quan đến vụ việc 350 công nhân Công ty TNHH Shinwon Ebenezer Việt Nam (Vĩnh Phúc) nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm, tối 14/5, Bộ Y tế đã có văn bản yêu cầu đình chỉ ngay hoạt động bếp ăn tập thể của công ty này.

Bộ Y tế hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 tại Việt Nam

Theo Bộ Y tế, hiện nay tình hình dịch bệnh COVID-19 trên thế giới diễn biến khó lường, khó dự báo với các biến chủng phụ mới tiếp tục được ghi nhận. Bộ Y tế vừa có hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 để tăng cường miễn dịch phòng bệnh COVID-19, đặc biệt là các nhóm nguy cơ cao...

Nỗi lo ngộ độc thực phẩm tập thể - Bài cuối: Siết chặt quản lý để đảm bảo an toàn cho người dân

Theo báo cáo thị trường kinh doanh ẩm thực tại Việt Nam, hết năm 2023, số lượng nhà hàng, quán cà phê ở nước ta đạt mốc trên 300.000 chưa kể các quán ăn nhỏ lẻ, xe kéo. Việc quản lý an toàn thực phẩm ở các cửa hàng, thực phẩm đường phố, hàng rong rất khó khăn. Đặc biệt, nhiều cơ sở kinh doanh sản phẩm không có nguồn gốc rõ ràng, không ngày sản xuất, hạn sử dụng. Vì vậy, việc siết chặt quản lý khâu đảm bảo an toàn thực phẩm, đặc biệt là nguồn gốc hàng hóa cần phải được thực hiện nghiêm túc hơn bao giờ hết.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục