Số đông người tiêu dùng lựa chọn những sản phẩm nông sản được đưa về từ chợ huyện.

Số đông người tiêu dùng lựa chọn những sản phẩm nông sản được đưa về từ chợ huyện.

(HBĐT)- Năm 2010, toàn tỉnh xảy ra 25 vụ ngộ độc thực phẩm, số người bị ngộ độc thực phẩm lên tới 893 người và đã có 5 người tử vong. Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn cũng đã xảy ra 3 vụ ngộ độc thực phẩm với quy mô lớn, có 40 người bị ngộ độc. Đó là chưa kể đến những vụ ngộ độc nhẹ mà người dân tự điều trị tại nhà. Nguyên nhân để xảy ra ngộ độc thực phẩm được tổng hợp từ nhiều yếu tố nhưng có thể nhận định rằng, nếu như mỗi người dân đều có ý thức trở thành người tiêu dùng thông thái, có thể hạn chế đáng kể những vụ ngộ độc đáng tiếc xảy ra.

 

Chị Hải, ở tổ 8, phường Phương Lâm (TPHB) có thói quen đi chợ vào buổi sáng. Chị tâm sự: vì không có nhiều thời gian nên chị thường thức dậy vào 4h30, dành một tiếng  đồng hồ cho đi bộ thể dục, sau đó rẽ vào chợ Nghĩa Phương mua thực phẩm, phục vụ bữa ăn gia đình. Cũng giống như chị Hải, nhiều bà nội trợ thường tích cực đi chợ sớm để mua được thực phẩm vừa rẻ, vừa ngon. Vừa mua hàng, các chị vừa phổ biến, chia sẻ kinh nghiệm cách chọn thực phẩm, sử dụng, chế biến thực phẩm sao cho an toàn. Cái lợi thứ nhất là mua được thực phẩm  tươi, sạch, không bị ôi thiu, hơn nữa, những mặt hàng rau quả, thịt, cá ở đây hầu hết được vận chuyển từ các chợ huyện nên không sử dụng nhiều chất bảo quản gây độc hại.

           

Từ khi gia đình chị Khánh bị ngộ độc thực phẩm vì món salat cả chục hộ trong cùng dãy phố thuộc tổ 5, phường Đồng Tiến rủ nhau đi mua máy khử độc thực phẩm về dùng. Xem quảng cáo trên tivi thấy thiết bị dễ sử dụng, có thể bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình, ai cũng háo hức. Hú vía với ngộ độc thực phẩm bữa trước, chị Khánh tiên phong trong mua máy khử độc nhưng đem về dùng chẳng được mấy bữa, chị đã lắc đầu nguầy nguậy. Chị phàn nàn rằng, thực phẩm đưa qua máy khử không giữ được mùi vị, màu sắc như cũ. Miếng thịt mới có vẻ ngon lành là vậy nhưng khi xử lý qua máy, màu sắc trở nên nhợt nhạt, có mùi lạ. Đang tính toán vì phải bỏ một số tiền không nhỏ để mua máy khử độc, nghe chị Khánh nói vậy, lập tức mấy bà, mấy chị trong xóm cùng thay đổi ý định. Để tránh nguy cơ độc hại, các chị thận trọng hơn mỗi khi đi mua sắm đồ ăn, thức uống cho gia đình. Với mặt hàng rau quả không chọn những loại quá mượt mà, xanh tốt để loại trừ khả năng phun thuốc trừ sâu hoặc thuốc kích thích. Đặc biệt là các loại hoa quả như cà chua, dưa chuột, các chị thường chọn mua hàng của bà con nông dân xã Sủ Ngòi, Trung Minh (TPHB), Dân Hạ (Kỳ Sơn), Hạ Bì ( Kim Bôi)... những người bán hàng có thể vừa bán, vừa ăn thử thì mới đảm bảo. Khi đi chợ, các chị cũng tránh xa những điểm bày bán lẫn lộn thức ăn chín cùng với đồ tươi sống, không được che đậy để tránh bụi bặm và côn trùng.  Đến các cửa hàng, siêu thị để mua các sản phẩm đóng gói, các chị xem xét kỹ lưỡng hơn những dòng chữ được ghi trên bao bì như: nơi sản xuất, hạn sử dụng, cách bảo quản và cả yếu tố dinh dưỡng... tránh hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng.

           

Thực tế, việc chọn mua sản phẩm an toàn là điều hết sức cần thiết nhưng sử dụng, chế biến sao cho đảm bảo an toàn cũng là điều hết sức quan trọng. Tháng hành động Vì chất lượng ATVSTP năm nay mang chủ đề: "sản xuất- kinh doanh- sử dụng thực phẩm theo Luật an toàn thực phẩm", các cơ quan chức năng và đại diện ngành y tế đã có khuyến cáo: cùng với nhà sản xuất, kinh doanh, mỗi người dân nên có ý thức trở thành người tiêu dùng thông thái, coi trọng ATVSTP để bảo vệ sức khỏe cho gia đình.

 

                                                                                     Thúy Hằng

 

Các tin khác


Cứu sống bé trai đuối nước giờ thứ 4 và những điều quan trọng phụ huynh cần lưu ý

(HBĐT) - Tuần qua, khoa Nhi Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hoà Bình đã cứu sống bé trai 11 tuổi bị đuối nước. Theo nhận định, có được kết quả này một phần do bé trai rất may mắn được đưa lên mặt đất kịp thời, cách sơ cứu hiệu quả. Một phần do được các thầy thuốc bệnh viện điều trị, chăm sóc tích cực.

Đa dạng hoạt động phòng, chống tác hại của thuốc lá

(HBĐT) - Trong những năm gần đây, các cấp, ngành của tỉnh đã quan tâm đến công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá (PCTHCTL). Tuy nhiên, các loại thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, shisha đang len lỏi trong cuộc sống làm ảnh hưởng đến sức khỏe con người, đặc biệt là thế hệ trẻ. Việc đa dạng hình thức truyền thông, tăng cường kiểm tra việc thực thi Luật PCTHCTL nhằm hạn chế sử dụng thuốc lá trong cuộc sống hàng ngày là cần thiết.

Tỷ lệ tiêm chủng mở rộng không đạt kế hoạch, cả nước đã hết vaccine 5 trong 1

Một số loại vaccine trong chương trình tiêm chủng mở rộng đang thiếu, tỷ lệ tiêm chủng không đạt theo kế hoạch và thấp hơn so với năm 2021, công tác mua sắm vaccine trong thời gian tới… là những thông tin được các đại biểu đưa ra tại Hội nghị sơ kết công tác tiêm chủng mở rộng năm 2022 khu vực phía Nam ngày 23/5.

Việt Nam thuộc nhóm 15 nước nam giới hút thuốc lá nhiều nhất thế giới

Sáng 23/5, tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Bộ Y tế tổ chức Hội nghị cung cấp thông tin cho báo chí về phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Lấy máu xét nghiệm sàng lọc gen bệnh tan máu bẩm sinh

(HBĐT) - Từ ngày 17- 22/5, Chi cục Dân số - KHHGĐ phối hợp với Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Trung tâm Y tế các huyện tổ chức lấy máu xét nghiệm sàng lọc gen bệnh tan máu bẩm sinh tại các huyện Cao Phong, Lương Sơn và Yên Thuỷ. Đây là các địa phương đã được triển khai tập huấn và xét nghiệm sàng lọc gen bệnh tan máu bẩm sinh năm 2022.

Chung tay đẩy lùi bệnh tan máu bẩm sinh vì sức khoẻ cộng đồng

(HBĐT) - Bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia) có 2 biểu hiện nổi bật là thiếu máu và ứ sắt trong cơ thể nên bệnh nhân phải điều trị suốt đời, nếu không được điều trị thường xuyên, đầy đủ sẽ có nhiều biến chứng, làm bệnh nhân chậm phát triển thể trạng, giảm sức học tập, lao động...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục