Đi du lịch hay tắm biển ngoài trời nắng, nên đội nón rộng vành để phòng say nắng, say nóng.

Đi du lịch hay tắm biển ngoài trời nắng, nên đội nón rộng vành để phòng say nắng, say nóng.

Dịp hè, nhiều cơ quan và nhóm bạn thường tổ chức đi du lịch, nghỉ mát, tắm biển… với mục đích tạo ra một kỳ nghỉ dưỡng, vui chơi vừa thoải mái về tinh thần vừa bồi dưỡng về thể chất cho mọi thành viên trong gia đình. Vấn đề mà các bạn quan tâm là làm sao để mọi người khỏe mạnh suốt chuyến du lịch. Bạn có thể tìm thấy câu trả lời trong bài viết dưới đây.

Khỏe trong suốt chuyến du lịch phải là: không bị say tàu xe, không mắc bệnh tật, không bị chấn thương bong gân trật khớp, ăn được, ngủ được, tinh thần luôn thoải mái, sức khỏe bình thường trong chuyến đi.

Chống say tàu xe thế nào?

Vấn đề say tàu xe thường được đặt lên hàng đầu đối với những người bị say tàu xe và cả bạn nữa. Những ngày trước chuyến đi, bạn cần thư giãn, tránh mệt mỏi do làm việc quá sức bởi thần kinh căng thẳng thường dễ bị say tàu xe. Theo kinh nghiệm của nhiều người hay đi tàu xe thì trước khi đi từ 3 - 5 ngày, nên uống dung dịch oresol (ORS) sẽ rất ít say tàu xe hoặc nếu có say thì cũng say nhẹ. Trước chuyến đi, nên ăn nhẹ, không để bụng quá đói hoặc quá no vì cả hai trường hợp đó đều dễ say tàu xe và say nặng. Bạn cũng lưu ý là không uống các loại nước có ga, không uống rượu bia trước và trong khi đi. Với những người bị say tàu xe, trước khi lên tàu xe 30 phút, nên uống 1 viên thuốc chống say Diphenhydramin (nautamin) hoặc có thể dùng cao dán Scopoderm TTS, dán sau tai 1 miếng, có thể chống say cho một chuyến đi 2 - 3 ngày…

Phòng tránh chấn thương, bệnh tật trong chuyến du lịch

Một số thứ bạn cần chuẩn bị để dùng trong chuyến đi gồm: đèn pin; điện thoại di động cần nạp đầy pin để giữ liên lạc khi cần thiết; nước uống: bạn nên chuẩn bị nước đóng chai loại nhỏ (500ml) tiện dùng cho mỗi cá nhân mà khi cầm theo cũng đỡ nặng; thuốc chữa bệnh thông thường, gồm: hạ nhiệt giảm đau như paracetamol, thuốc kháng sinh dự phòng khi bị trầy xước chân tay hay phòng khi bụng dạ bất an, ho như cephalexin, amoxilin, tetracyclin, becberin, ORS, thuốc chống say tàu xe, thuốc nhỏ mắt, nhỏ mũi (NaCl 9%o)…; bông băng, cồn, nước oxy già, băng cá nhân, cao dán salonpas, khẩu trang để dùng trong trường hợp cần phòng bệnh cúm… Nếu trong gia đình có người thân bị bệnh mạn tính thì bạn nhớ phải mang theo thuốc chữa bệnh mạn tính cho người thân như: thuốc chữa bệnh tiểu đường, huyết áp, tim mạch, thuốc chữa hen, lọ xịt cắt cơn hen, thuốc xương khớp...

Đi bộ thường chiếm nhiều thời gian nhất trong chuyến du lịch. Do đó, bạn cần chuẩn bị một đôi giày thể thao hay giày vải loại tốt, nhẹ, mềm, đế bằng cho dễ đi lại, dễ trèo đèo, leo núi. Bạn không nên đi dép hoặc giày da cứng hay các loại có đế cao vì dễ làm cho bạn bị trẹo chân, vấp ngã gãy ngón chân vì phần lớn đường đi ở điểm du lịch là bãi cát hay đường đèo núi gập ghềnh, bậc đá rêu phong dễ trơn trượt.  Nếu chưa quen đi bộ nhiều, bạn có thể bôi kem (như poxedin 10) để chống ma sát ở những điểm tỳ đè, cọ sát với giày làm giảm nóng, chống rộp chân. 

Trong chuyến đi, bạn cần chú ý khâu vệ sinh khi ăn uống: không ăn các hàng quán bụi bặm dọc đường, không có đủ nước sạch rửa bát đĩa; Không ăn rau sống, kem, nước đá; Không ăn thịt gia súc, gia cầm hoặc thủy hải sản chưa nấu chín như các món gỏi, tái, nem chạo, nem chua, tiết canh... Nên ăn uống những loại thức ăn đã nấu chín, đun sôi nhưng chưa để lâu hoặc đồ hộp mới, thời hạn sử dụng còn xa. Chỉ ăn các loại trái cây tươi chín, khi ăn phải bóc hoặc gọt vỏ như: chuối, cam, quýt, bưởi, hồng xiêm, dưa hấu, măng cụt, vải, nhãn, mít, dứa, mía, dừa tươi… Bạn cũng cần lưu ý không uống cà phê hay nước trà đặc vào buổi tối vì sẽ gây mất ngủ cả đêm, sáng dậy trong trạng thái mệt mỏi bơ phờ, không đủ sức tiếp tục hành trình và nhìn chung làm chuyến đi sẽ mất vui từ đó.

Tránh nắng nóng 

Mùa hè đi du lịch thì bạn phải quan tâm đến vấn đề say nắng và say nóng vì nó rất dễ xảy ra khi bạn phơi mình lâu trên bãi biển nắng chang chang hay phải đi bộ trên đoạn đường dài nóng bỏng với trạng thái đói và khát. Bạn phải chú ý không để ánh nắng mặt trời gay gắt chiếu thẳng lên da, nhất là chiếu thẳng vào đầu, cổ, gáy. Muốn tránh thì khi đi ngoài trời nắng, bạn cần đội nón, mũ rộng vành, mang theo nước uống, tốt nhất là dung dịch ORS. Những ngày nắng gắt chỉ nên tắm biển trước 10 giờ sáng và sau 16 giờ chiều. Phụ nữ và trẻ em nên dùng kem chống nắng, thoa đều lên da 30 phút trước khi ra nắng và thoa lại sau 2 - 3 giờ. Bạn cũng nên bảo vệ mắt bằng cách đeo một cặp kính râm loại chống được tia tử ngoại. Bạn nên nhỏ mắt mỗi khi ra ngoài trở về phòng nghỉ.  

             

                                                                Theo Báo SKĐS

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Đoàn thanh tra sở KH & CN kiểm tra an toàn bức xạ của thiết bị X Quang tăng sáng truyền hình tại Ban chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh.

Viêm màng não mủ do vi khuẩn ở trẻ em: Cách dùng thuốc phòng và trị bệnh

Ở nước ta, viêm màng não mủ do vi khuẩn ở trẻ em trước đây thường xảy ra vào mùa đông - xuân nhưng những năm gần đây, bệnh có thể mắc quanh năm, nhất là dịp hè. Đây là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Nếu không được phát hiện, điều trị đúng, kịp thời thì tỷ lệ tử vong cao, để lại nhiều di chứng nặng nề...

Diếp cá thanh nhiệt giải độc

Diếp cá còn gọi là giấp, ngư tinh thảo. Mọc hoang hay trồng ở nơi ẩm ướt. Là một trong các loại rau thơm gia vị chủ yếu quen dùng ở miền Nam nước ta. Theo Đông y, diếp cá vị cay, hơi lạnh, hơi độc; vào phế và can có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi thuỷ tiêu thũng. Dùng cho các trường hợp viêm khi phế quản, hen suyễn, ap-xe phổi, phù nề, hội chứng lỵ cấp, viêm đường tiết niệu, đái dắt, đái buốt, huyết trắng, khí hư, mụn nhọt.

Tại sao vi khuẩn “biết” kháng thuốc?

Sau sự việc vi khuẩn E.Coli gây dịch bùng phát làm nhiều người mắc và một số người tử vong tại các quốc gia châu Âu - nơi có nền y học phát triển đã đặt ra một câu hỏi tại sao vi khuẩn tưởng chừng dễ bị tiêu diệt bởi kháng sinh này lại có thể kháng thuốc? Trên số 102 báo SK&ĐS đã có bài “Cần sửa thói quen dùng kháng sinh chưa đúng”, trong số này chúng tôi cung cấp cho độc giả thông tin về nguyên nhân vi khuẩn có thể kháng thuốc.

Khám chữa bệnh bảo hiểm y tế: Bước đầu đáp ứng sự hài lòng của người bệnh

Từ ngày 1/1/2010, Luật Bảo hiểm y tế (BHYT) chính thức được triển khai áp dụng toàn diện và đầy đủ trong phạm vi toàn quốc. Sau hơn một năm triển khai thực hiện, Luật BHYT đa đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Nhân dịp Ngày BHYT Việt Nam (1/7/2011), phóng viên báo Sức khỏe&Đời sống đa có cuộc phỏng vấn TS. Nguyễn Quốc Triệu - Bộ trưởng Bộ Y tế về những nội dung xung quanh vấn đề này.

Cẩn thận với chứng đau tai mùa bơi lội

Nếu sau bơi lội, bạn thấy tai đau thì có thể là do bị nước tràn vào hoặc vùng ống tai bị xước, tạo cơ hội cho nấm và vi khuẩn xâm nhập.

Triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia VSATTP 6 tháng cuối năm 2011

(HBĐT) - Ngày 29/6, BCĐ liên ngành về VSATTP tỉnh đã tổ chức tổng kết “Tháng hành động vì chất lượng VSATTP”, đánh giá kết quả thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia VSATTP 6 tháng đầu năm, triển khai phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2011. Đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng BCĐ liên ngành đã dự và chủ trì hội nghị.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục