Sắt là một yếu tố vi lượng đã được nghiên cứu từ lâu, đây là một trong ba vi chất dinh dưỡng (vitamin A, sắt, iốt) đang được quan tâm vì sự thiếu hụt các vi chất này ở các nước đang phát triển đã và đang trở thành vấn đề có ý nghĩa sức khỏe cộng đồng. Mặc dù hiện diện trong cơ thể với một lượng rất nhỏ, nhưng sắt rất cần thiết cho sự sống. Nhận biết thiếu sắt ở trẻ bằng cách nào? Bổ sung sắt thế nào để trẻ khỏe mạnh...? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho các bà mẹ một số kiến thức và kinh nghiệm quý.

Sắt cần thiết cho nhiều chức năng sống

- Chức năng hô hấp: Tạo nên hemoglobin để vận chuyển oxy từ phổi đến tất cả các cơ quan.

- Tham gia vào quá trình tạo thành myoglobin, sắc tố hô hấp của cơ.

- Sắt tham gia vào cấu tạo của nhiều enzym. Đặc biệt trong chuỗi hô hấp sắt đóng vai trò vận chuyển điện tích.

- Sắt tăng cường hệ thống miễn dịch cho cơ thể: là thành phần của enzym hệ miễn dịch.

 Gan động vật là loại thực phẩm giàu chất sắt.

Như vậy sắt cần thiết cho tất cả mọi người, nhưng đối với trẻ em sắt vô cùng quan trọng, vì trẻ em là đối tượng dễ bị thiếu sắt nhất do nhu cầu tăng cao, nhu cầu sắt ở trẻ còn bú mẹ tăng gấp 7 lần so với người lớn tính theo trọng lượng cơ thể.

Vai trò quan trọng nhất của sắt là cùng với protein tạo thành huyết sắc tố (hemoglobin) vận chuyển oxy cho nên thiếu sắt dẫn đến thiếu máu dinh dưỡng là bệnh phổ biến ở trẻ em. Khi thiếu máu, khả năng vận chuyển oxy của hồng cầu bị giảm, làm thiếu oxy ở các tổ chức đặc biệt là tim, cơ bắp, não gây nên hiện tượng tim đập nhanh, trẻ nhỏ có thể bị suy tim do thiếu máu, các biểu hiện: hoa mắt, chóng mặt do thiếu oxy não, cơ bắp yếu và cuối cùng là cơ thể mệt mỏi. Thiếu máu não ở trẻ lớn còn làm cho trẻ mệt mỏi hay ngủ gật, thiếu tập trung trong giờ học dẫn đến học tập sút kém. Biểu hiện của thiếu máu thiếu sắt là da xanh, niêm mạc nhợt (đặc biệt là niêm mạc mắt và môi) móng tay móng chân nhợt nhạt, móng tay dễ dầy biến dạng, tóc khô cứng dễ gãy, trẻ thiếu máu thường biếng ăn chậm lớn, còi cọc, táo bón, ăn hay nôn trớ. Xét nghiệm máu là cách tốt nhất để chẩn đoán thiếu máu. Định lượng huyết sắc tố (Hb) nếu dưới 11g Hb trong 100ml máu ở trẻ là bị thiếu máu.

Thiếu sắt còn ảnh hưởng đến các bộ phận khác của cơ thể: đến hệ tiêu hóa làm trẻ biếng ăn, viêm teo gai lưỡi, khó nuốt, kém hấp thu, độ toan dạ dày giảm; đến hệ thần kinh: mệt mỏi, kích thích, rối loạn dẫn truyền thần kinh.

Sắt tham gia vào tăng cường hệ thống miễn dịch cho cơ thể, nên thiếu sắt trẻ hay bị ốm đau do hệ thống miễn dịch suy giảm.

 Chế độ ăn nhiều rau quả làm tăng khả năng hấp thu sắt.

Muốn phòng chống thiếu sắt cho trẻ em, các bà mẹ cần phải làm gì?

Vì lượng sắt ở trẻ sơ sinh lệ thuộc vào sắt của bà mẹ cho nên từ lúc mang thai, bà mẹ phải ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng, nhất là các thực phẩm có chứa nhiều sắt, có thể uống thêm viên sắt bổ sung nếu ăn uống chưa được đầy đủ.

Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và tiếp tục cho bú đến 24 tháng.

Đến 6 tháng cho trẻ ăn bổ sung với đầy đủ các chất dinh dưỡng từ 4 nhóm thực phẩm (chất bột đường, chất đạm, chất béo, vitamin và muối khoáng) đặc biệt chú trọng các loại thực phẩm giàu sắt và vitamin C (giúp tăng cường hấp thu sắt).

Giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh ăn uống để tránh nhiễm giun sán, không đi chân đất để tránh nhiễm giun móc (giun móc ký sinh ở ruột non, gây mất máu), tẩy giun định kỳ cho trẻ 6 tháng một lần.

Điều trị các bệnh nếu trẻ mắc phải: suy dinh dưỡng, tiêu chảy, viêm phổi, viêm tai…

Khi trẻ có các biểu hiện của thiếu sắt: thiếu máu, mệt mỏi, biếng ăn, học kém… cần cho đi khám bác sĩ để được điều trị kịp thời.

Sau đây là bảng hàm lượng sắt trong 100g các loại thực phẩm giàu sắt để các bà mẹ tham khảo, lựa chọn thực phẩm trong bữa ăn hàng ngày:

Lưu ý: Khi ăn các thực phẩm giàu sắt thì phải ăn các thực phẩm giàu vitamin C để giúp tăng cường hấp thu sắt: ăn nhiều rau xanh và quả chín, nhất là các loại quả: bưởi, cam, quýt, chuối, xoài… vì ăn những loại quả này vitamin C không bị mất nhiều do không phải qua chế biến.

Một số phủ tạng động vật (tim, gan, thận, tiết) chứa nhiều chất sắt nhưng cũng chứa nhiều cholesterol, do vậy chỉ nên ăn 1-2 lần mỗi tuần.        

 

                                                                       Theo Báo SKĐS

Các tin khác

Không có hình ảnh
Chi cục QLTT tăng cường kiểm tra hàng hóa tại các siêu thị, nhà phân phối lớn góp phần hạn chế hàng giả, hàng nhái.
Không có hình ảnh
Chị Phạm Việt Phương (Q.Tân Phú, TP.HCM), từng là nạn nhân của quảng cáo quá sự thật, cho biết rất nhiều sản phẩm thời trang, mỹ phẩm được quảng cáo quá tốt trên tivi nhưng khi sử dụng thì không giống như quảng cáo.

Những thói quen ăn uống có nguy cơ nhiễm bệnh Than

Gần đây liên tục xảy ra các trường hợp mắc bệnh Than (nhiệt thán) tại Lau Châu, Điện Biên, Hà Giang… Nguyên nhân là do thói quen ăn uống không hợp vệ sinh của nhiều người dân.

17 trẻ tử vong do bệnh tay chân miệng

Theo Trung tâm y tế dự phòng TP.HCM, từ đầu năm đến nay, riêng tại TP.HCM có hơn 4.800 ca mắc bệnh tay chân miệng, trong đó 17 trường hợp (phần lớn là trẻ dưới 5 tuổi) tử vong, cao nhất so cùng kỳ những năm gần đây.

Chuyển biến từ công tác dân số ở thị trấn Cao Phong

(HBĐT) - Rút kinh nghiệm của năm 2009, thị trấn Cao Phong (Cao Phong) có 2 trường hợp sinh con thứ 3, Ban chỉ đạo DS – KHHGĐ thị trấn Cao Phong đã đẩy mạnh nhiều hoạt động hiệu quả, trong đó, đặc biệt chú trọng đến công tác truyền thông dân số. Cũng nhờ sự vào cuộc tích cực của cấp uỷ, chính quyền, sự nhiệt tình của cán bộ chuyên trách, CTV dân số nên từ năm 2010 đến nay không có cặp vợ chồng sinh con thứ 3.

Nâng cao chất lượng y tế cơ sở ở xã vùng sâu Thượng Tiến

(HBĐT) - Thượng Tiến là xã vùng sâu thuộc địa bàn đặc biệt khó khăn của huyện Kim Bôi. Với 5 xóm, dân cư sống rải rác nên việc đẩy mạnh phát triển y tế tại trạm y tế xã còn gặp nhiều khó khăn.

Việt Nam: Tỉ lệ chết vì ung thư dạ dày cao gấp 5 lần các nước trong khu vực

Tỉ lệ tử vong của bệnh ung thư dạ dày tại Việt Nam cao hơn 4 đến 5 lần so với Lào, Philipines và Thái Lan, trong khi đó, tỷ lệ tử vong của bênh ung thư vú tại nước ta lại thấp hơn 3 lần so với Indonesia.

Vẫn "nóng" mất cân bằng giới tính

Những năm gần đây, tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh ở Hà Nội liên tục rơi vào mức báo động khi luôn nằm trong top địa phương có mức chênh lệch cao. Sáu tháng đầu năm 2011, tỷ số giới tính khi sinh của Hà Nội cập nhật là 118 trẻ nam/100 trẻ nữ, cao hơn năm 2010 (117/100).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục