Trẻ sốt cao dẫn đến co giật nếu không được hạ nhiệt kịp thời.
Năm nào cũng vậy, khi nhiệt độ ngoài trời vào mùa hè tăng cao thì số lượng trẻ phải nhập viện do sốt cao cũng tăng lên. Nguyên nhân chính là do trung khu điều nhiệt của trẻ chưa phát triển hoàn thiện nên cơ thể trẻ rất nhạy cảm với nhiệt độ bên ngoài. Khi bị sốt, đặc biệt là sốt cao, trẻ có thể bị co giật và dẫn đến một số biến chứng khác. Do vậy, cha mẹ cần có những kiến thức cần thiết để xử trí khi trẻ bị sốt cao co giật nhằm hạn chế tối đa các di chứng có thể xảy ra.
Thế nào là sốt cao co giật?
Nên nghĩ ngay đến co giật do sốt cao khi gặp những trường hợp sau: cơn giật xuất hiện ở trẻ từ 6 tháng đến 5 tuổi; cơn giật xuất hiện khi trẻ đang sốt cao, thân nhiệt trên 39oC. Nếu thân nhiệt hạ thấp hơn 39oC thì sẽ hết giật; cơn giật có tính chất lan toả toàn thân (hai tay, hai chân, mình và đầu), thời gian co giật ngắn dưới 10 phút; sau cơn co giật, trẻ ngủ. Nếu đánh thức thì trẻ tỉnh dậy ngay chứ không rơi vào tình trạng li bì, mê man, hôn mê, gọi hỏi không biết.
Nhanh chóng tạo không khí thoáng mát, đặt trẻ nằm xuống giường hoặc phản, nơi bằng phẳng để đề phòng khi co giật, trẻ có thể bị ngã hoặc va đập vào vật cứng. Tốt nhất nên cởi bỏ hết quần áo cho trẻ, nếu không được thì nên nới rộng quần áo, nhất là vùng cổ. Dùng khăn mềm nhúng vào nước hơi ấm, lau khô khắp người cho trẻ, nhất là vùng nách, bẹn, trán. Lau đi lau lại nhiều lần như thế cho đến khi trẻ hết giật. Vì trẻ co giật không thể uống thuốc được nên cần nhanh chóng đặt thuốc hạ nhiệt đường hậu môn (viên đạn đặt hậu môn: trẻ em dưới 2 tuổi dùng viên paracetamol 80mg, trẻ lớn dùng viên 150mg). Đợi khi trẻ ngừng cơn giật thì lật trẻ nằm nghiêng sang một bên ngay, đầu đặt ở vị trí an toàn, hơi ngửa ra ngoài tránh việc trào ngược dịch nôn trớ của trẻ vào phổi gây nguy hiểm đến tính mạng. Đưa trẻ đến cơ sở y tế khám ngay để tìm và điều trị nguyên nhân tránh co giật tái phát do sốt cao trở lại.
Một số điều cần tránh khi trẻ đang sốt cao co giật
Không nên tìm cách chống lại cơn co giật của trẻ bằng cách ghì chặt trẻ vì có thể gây tổn thương ở một số bộ phận cơ thể, hoặc có thể làm gãy xương trẻ. Không được cho trẻ ăn, uống bất cứ thứ gì vì có thể gây sặc cho trẻ. Không ủ ấm, mặc thêm quần áo cho trẻ mặc dù trong cơn sốt cao trẻ có thể bị rét run mà phải tìm cách hạ nhiệt nhanh chóng bằng cách làm mát cơ thể và môi trường xung quanh. Đó là biện pháp tốt nhất và an toàn nhất để phòng chống và cắt cơn co giật cho trẻ.
Phòng cơn co giật do sốt cao
Cơn co giật do sốt cao ở trẻ thường nếu đã xảy ra thì rất hay tái phát. Điều này gây hoang mang cho rất nhiều bậc cha mẹ, đồng thời cũng gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ. Nếu biết cách xử trí ngay từ lúc trẻ mới sốt, chúng ta có thể phòng tránh được cơn co giật: đưa trẻ đi khám và điều trị nguyên nhân ngay khi mới sốt; cho trẻ uống nhiều nước hoặc bú nhiều lần hơn; cởi bớt quần áo, đặt trẻ nằm nơi thoáng mát và không bao giờ được ủ ấm hoặc bọc kín trẻ; phải thường xuyên theo dõi thân nhiệt bằng cách cặp nhiệt độ cho trẻ khi trẻ sốt cao. Làm mát cơ thể trẻ bằng cách lau người cho trẻ bằng nước ấm và dùng thuốc hạ nhiệt khi nhiệt độ cơ thể lên quá 39oC.
Theo Báo SKĐS
(HBĐT) - Mặc dù đợt 1 chiến dịch “Tăng cường tuyên truyền, vận động lồng ghép dịch vụ CSSKSS/KHHGĐ đến vùng đông dân, vùng có mức sinh cao, vùng khó khăn” tổ chức trong điều kiện gặp nhiều khó khăn do việc phê duyệt kế hoạch kinh phí chậm, phải chờ thuốc cho gói phòng - chống viêm nhiễm đường sinh sản... Tuy nhiên, với sự nỗ lực của ngành Dân số cùng sự hỗ trợ của các đoàn thể, ngành chức năng, chiến dịch đã được thực hiện theo tiến độ và đạt kết quả bước đầu.
(HBĐT) - Ban đại diện Hội Người cao tuổi (NCT) tỉnh đã ký kết chương trình phối hợp với Sở Y tế về công tác bảo vệ và chăm sóc NCT giai đoạn 2011-2015 với 5 nội dung lớn.
Quỹ dân số Liên Hợp quốc đánh giá, dân số Việt Nam đang già hóa với tốc độ chưa từng có trong lịch sử. Trong khi nhiều nước trên thế giới cần một thời gian rất dài để chuyển từ dân số vàng sang dân số già thì Việt Nam chỉ cần 15-20 năm.
Một cholesterol LDL mới “siêu xấu” đã được các nhà nghiên cứu Anh tìm thấy ở những người có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Xuyên vừa ký quyết định ban hành hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh cúm mùa. Theo đó, tại Việt Nam hiện nay, các virus gây bệnh cúm mùa thường gặp là cúm A/H3N2, A/H1N1 và cúm B. Bệnh xảy ra hằng năm, thường vào mùa đông xuân.
Thời gian gần đây các ca bệnh tay - chân - miệng liên tục gia tăng và trong số đó ghi nhận những trường hợp tử vong. Bệnh đã trở thành một mối quan tâm lớn của các bậc cha mẹ cũng như đang tạo áp lực lên hệ thống chăm sóc y tế. Để giúp các bậc cha mẹ, cán bộ y tế có thêm kiến thức về bệnh, bài viết này sẽ trả lời một số câu hỏi thường gặp nhất về bệnh.