Dùng thuốc tùy tiện, không hiểu rõ công dụng, không có chỉ định của bác sĩ… đã khiến nhiều bệnh nhân nhập viện do trúng độc da
Theo báo cáo của Bệnh viện (BV) Da liễu TPHCM, hơn 72% bệnh nhân nhập viện vì trúng độc da do thuốc không xác định được nguyên nhân cụ thể. Điều đáng nói là hơn 1/2 trong số này đã dùng nhiều loại thuốc một lúc, trong đó có những loại lạ; 1/2 còn lại chỉ dùng một loại nhưng hoàn toàn không biết đó là thuốc gì và cũng mù mờ về cách sử dụng.
Đến bệnh viện quá trễ
Khổ vì tự làm bác sĩ
Bác sĩ Thủy cho biết thêm là nhiều bệnh nhân bị trúng độc da sau khi tự mua thuốc để điều trị các bệnh rất thông thường như cảm cúm, đau răng… Nhân viên nhiều nhà thuốc tùy tiện kê toa, cho một lúc nhiều loại thuốc, thuốc được lấy ra khỏi vỉ và chia thành từng liều nên bệnh nhân cũng không biết mình đang dùng thuốc gì. Khi bệnh nhân vào bệnh viện thì đã dùng hết số thuốc đã mua lại không có toa hay vỉ thuốc để kiểm chứng nên rất khó xác định.
Tăng lạm dụng thuốc
Các chuyên gia da liễu cảnh báo tình hình trúng độc da do thuốc còn cao, nhiều ca biến chứng nặng là do lạm dụng thuốc có xu hướng tăng, bệnh nhân không tuân thủ quá trình điều trị được chỉ định; bác sĩ khi kê toa không dặn dò, không theo dõi quá trình điều trị; bệnh nhân không đến ngay bệnh viện khi các biểu hiện dị ứng da xuất hiện…
“Nếu đang điều trị bệnh bằng một loại thuốc nào đó mà xuất hiện các triệu chứng như sưng môi, sưng quanh mắt, da nổi mẩn đỏ, nhức đầu, buồn nôn, chóng mặt… thì cần ngưng ngay và đến bệnh viện chuyên khoa để kiểm tra” - bác sĩ Thủy khuyên.
Theo Dantri
Triệu chứng lâm sàng: Sốt cao, nhức đầu, mờ mắt, khô miệng, khát nước, đau khớp, người đau nhừ, nói nhảm hoặc phát cuồng, chảy máu cam, phát hồng ban sau tím, lưỡi đỏ sẫm, rêu lưỡi xám hoặc nổi gai. Mạch sác hoặc tế sác.
Bệnh nhân N.V.T, 29 tuổi, Bình Xuyên, Vĩnh Phúc và bệnh nhân T.V.D, 32 tuổi, Thường Tín, Hà Nội là công nhân xây dựng, do bất cẩn và không bảo hộ lao động khi tôi vôi nên đã để vôi bắn vào mắt trái, nhập viện trong tình trạng thị lực suy giảm nghiêm trọng. Sau khi được các bác sĩ Khoa Giác mạc, Bệnh viện Mắt TW thực hiện phương pháp “ghép tự thân tấm biểu mô giác mạc nuôi cấy”, sau 6 tháng điều trị, thị lực của các bệnh nhân này đã đạt tới 3- 4/10 và đang trong quá trình phục hồi. Theo bác sĩ Vũ Tuệ Khanh, Khoa Giác mạc Bệnh viện Mắt TW, nếu không thực hiện phương pháp này cho hai bệnh nhân trên thì việc giữ tổ chức giác mạc là rất khó, giác mạc sẽ bị đục dần, có thể thủng, dẫn tới mù loà, thậm chí có thể hỏng nhãn cầu.
Một số người mắc bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) lại mắc luôn cả bệnh cao huyết áp, bởi vậy thực phẩm cho nhóm người này nhất thiết phải chú ý đến 2 yếu tố là giảm muối lẫn đường. Dưới đây là một số khuyến cáo có liên quan do hiệp hội nghiên cứu ĐTĐ Mỹ (ADF) giới thiệu.
Gần đây, trên một số tờ báo in và các trang mạng có những mẩu quảng cáo các loại thực phẩm chức năng có thể giúp tăng cường sinh lực, tăng kích cỡ "cậu nhỏ" cho nam giới và nhất là giúp hỗ trợ điều trị hiếm muộn con… đã khiến không ít người bán tín bán nghi, cũng có người đã mua sử dụng mà không biết hiệu quả ra sao… Vậy thực hư của những loại "thần dược" này thế nào?
(HBĐT) - Mặc dù đợt 1 chiến dịch “Tăng cường tuyên truyền, vận động lồng ghép dịch vụ CSSKSS/KHHGĐ đến vùng đông dân, vùng có mức sinh cao, vùng khó khăn” tổ chức trong điều kiện gặp nhiều khó khăn do việc phê duyệt kế hoạch kinh phí chậm, phải chờ thuốc cho gói phòng - chống viêm nhiễm đường sinh sản... Tuy nhiên, với sự nỗ lực của ngành Dân số cùng sự hỗ trợ của các đoàn thể, ngành chức năng, chiến dịch đã được thực hiện theo tiến độ và đạt kết quả bước đầu.
(HBĐT) - Ban đại diện Hội Người cao tuổi (NCT) tỉnh đã ký kết chương trình phối hợp với Sở Y tế về công tác bảo vệ và chăm sóc NCT giai đoạn 2011-2015 với 5 nội dung lớn.