Mùa hè, thay vì cho con vui chơi, nghỉ ngơi thư giãn sau một năm học căng thẳng, thì nhiều phụ huynh lại bắt con học thêm với lịch học dày đặc. Các nhà chuyên môn khuyến cáo, khi không cân đối việc học, việc chơi dễ khiến trẻ bị stress.
Học hè gần như học chính!
Bà N.C (ở P.5, Q.5, TP.HCM) có 3 đứa con: T.N (học lớp 6), H.T (học lớp 7) cùng trường THCS Kim Đồng, và H.V (lớp 5 trường Tiểu học Trưng Vương). Lịch học hè của cả ba gần giống lịch học chính. Bà C cho biết: "Hai đứa lớn một tuần học từ thứ hai đến thứ năm, còn đứa nhỏ học từ thứ hai đến thứ sáu. Cho các cháu đi học để quen với chương trình mới, chứ tụi nó ở nhà chơi cũng vậy (?!)".
Nhiều phụ huynh muốn con thi vào trường chuyên, nên lịch luyện hè kín cả tuần. Như em P.T.N (ở cư xá Cửu Long, P.22, Q.Bình Thạnh), thứ ba, năm, bảy học ở thêm văn, toán; còn thứ tư, thứ sáu học Anh văn với thầy riêng tại nhà; thứ hai và chủ nhật em học thêm Anh văn ở trung tâm. Mẹ N. cho biết, vì muốn con thi vào trường chuyên Trần Đại Nghĩa nên phải luyện cho cháu như thế. "Học như vậy là bình thường. Hè không học ở trường nên chương trình đã nhẹ lắm rồi. Năm tới lên lớp 5, sắp thi chuyển cấp, không lo luyện trước sẽ thi không nổi", mẹ N. nói.
|
Mùa hè này, em T.N.B.T, học sinh lớp 4 (ở đường Phan Đình Phùng, P.2, Q.Phú Nhuận) học mỗi tuần 3 ngày. Thế mà theo bố em thì: "Lên lớp 4 rồi mà hè học mỗi tuần có 3 ngày, như vậy là chơi nhiều quá!". Em N.H.Đ, học sinh lớp 8 trường THCS Nguyễn Thị Thập (nhà ở lô B, Khu định cư Tân Quy Đông, P.Tân Phong, Q.7) nói: "Hè này, một tuần em học từ thứ hai đến thứ bảy. Vì mẹ bắt đi học...". Còn M.G.T (cư xá Cửu Long, P.22, Q.Bình Thạnh) thì nhăn mặt nhìn cái thời khóa biểu: "Qua năm em lên lớp 5, em không thích đi học hè, chỉ muốn đi tắm biển, đi sở thú chơi. Thế nhưng vẫn phải đi học thêm theo lời ba mẹ". Phụ huynh thường muốn con học nhiều, học trước, nên bỏ qua chuyện cho trẻ vui chơi, thư giãn để lấy lại sức cho năm học mới -điều đó dễ gây căng thẳng cho các cháu.
Học quá căng, dễ khiến trẻ stress
Mỗi đứa trẻ có khả năng tiếp thu và chịu đựng áp lực khác nhau. Đối với trẻ tiếp thu kém, khả năng chịu áp lực thấp thì càng nhồi nhét kiến thức càng tạo sự căng thẳng và dễ gây stress. Bác sĩ Nguyễn Thị Giang, Trưởng phòng Khám trẻ em, Bệnh viện Tâm thần TP.HCM, cho biết: "Bệnh viện từng tiếp nhận nhiều trường hợp bị stress do học tập quá căng thẳng, với các biểu hiện nặng nhẹ khác nhau. Thường các em có biểu hiện như: cáu gắt, kém tập trung, khó ngủ; biểu hiện nặng hơn là trẻ hoảng sợ, khóc lóc, ngủ không ngon, hay hốt hoảng, giật mình, ăn không ngon, hay lẩm nhẩm bài học trong giấc ngủ, ban ngày trẻ thường than phiền, run rẩy tay chân, mất bình tĩnh, vã mồ hôi. Những trường hợp này, chúng tôi vừa phải điều trị bằng thuốc kết hợp điều trị tâm lý vừa phải tư vấn cho gia đình".
Sự hiểu biết của gia đình là rất quan trọng. Các bậc phụ huynh phải hiểu được khả năng của con để có kế hoạch học tập hợp lý cho trẻ. Nếu chỉ học rồi xem tivi, đọc sách báo, chơi game, cơ thể ít hoạt động, trẻ sẽ mệt mỏi và dễ bị stress.
Bác sĩ Giang khuyên: "Cha mẹ đặt kỳ vọng nhiều vào học tập, dễ tạo ra áp lực lớn cho các cháu. Vì vậy, mùa hè các bậc phụ huynh nên cho con em học thêm vừa phải để không quên kiến thức; bên cạnh đó cần tạo điều kiện, thời gian để trẻ vui chơi, tham gia các môn thể thao hay môn năng khiếu như nhạc, hội họa... mà các em yêu thích, để giảm bớt áp lực học hành và giúp trẻ thư giãn".
Theo ThanhNien
Bỏng là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tai nạn thương tích (tai nạn giao thông, đuối nước, bỏng,…) dẫn đến tử vong hoặc để lại di chứng nặng nề ở trẻ em. Mặc dù các ngành chức năng và phương tiện truyền thông đã liên tục cảnh báo, nhưng tình trạng bỏng vẫn có xu hướng gia tăng, đặc biệt là vào mùa hè, trẻ không đến trường nên số ca nhập viện và tử vong do bỏng lại gia tăng nhanh chóng.
Ở người bình thường, huyết áp trung bình là 120/80mmHg, nếu thấp hơn chỉ số này thì được coi là huyết áp thấp. Nhiều người cho rằng, huyết áp thấp không đáng ngại nhưng đây là quan điểm sai lầm vì huyết áp thấp cũng có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm không khác gì với bệnh tăng huyết áp, vì vậy không được chủ quan mà cần hết sức cảnh giác và đề phòng.
Thời gian qua, trên địa bàn huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai có bày bán loại cây thảo mộc được gọi là “trà Nhật” với công dụng theo như giới thiệu của người bán có tác dụng “mát gan, chữa bệnh tiểu đường, hạ huyết áp...” nhưng thực chất không phải như vậy.
(HBĐT) - Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 15.812 trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, trong đó, 679 trẻ em phải lao động sớm, đặc biệt, khoảng 114 em phải làm việc trong môi trường nặng nhọc, nguy hiểm. Điều này ảnh hưởng đến phát triển toàn diện về mọi mặt và tương lai của các em. Ngăn ngừa và giải quyết tình trạng trên cần sự chung tay vào cuộc tích cực của cả xã hội.
(HBĐT) - Ngày 20/7, Hội Chữ thập đỏ tỉnh phối hợp với Tỉnh đoàn, Bệnh viện Đa khoa tỉnh thăm khám, cấp phát thuốc miễn phí cho gần 200 cựu thanh niên xung phong, gia đình chính sách, các thương- bệnh binh, nạn nhân chất độc da cam... tại xã Kim Sơn (Kim Bôi) nhân dịp kỉ niệm 64 năm ngày thương binh- liệt sĩ 27/7.
(HBĐT) - Hưởng ứng Thư kêu gọi ủng hộ Quỹ bảo trợ trẻ em tỉnh, từ đầu tháng 6 đến ngày 12/7 đã có 11 cơ quan, doanh nghiệp, cá nhân trên địa bàn tỉnh ủng hộ với tổng số tiền 18 triệu đồng.