Đoàn kiểm tra liên ngành của tỉnh đi kiểm tra việc chấp hành pháp luật lao động, trong đó có lao động là trẻ em tại Công ty TNHH Minh Nguyên, xã Yên Mông (TP Hoà Bình)- Ảnh Minh Châu.
(HBĐT) - Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 15.812 trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, trong đó, 679 trẻ em phải lao động sớm, đặc biệt, khoảng 114 em phải làm việc trong môi trường nặng nhọc, nguy hiểm. Điều này ảnh hưởng đến phát triển toàn diện về mọi mặt và tương lai của các em. Ngăn ngừa và giải quyết tình trạng trên cần sự chung tay vào cuộc tích cực của cả xã hội.
Thời gian qua, bằng nhiều hình thức như qua các phương tiện thông tin đại chúng, hội nghị, hội thảo, cấp phát tờ rơi, băng rôn, khẩu hiệu…, tỉnh ta đã tuyên truyền đến mọi tầng lớp trong nhân dân chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về trách nhiệm đối với trẻ có hoàn cảnh khó khăn, trong đó có trẻ em phải làm việc trong môi trường độc hại, nguy hiểm. Đồng thời, đẩy mạnh phát triển KT-XH kết hợp đảm bảo an sinh xã hội, đào tạo dạy nghề, giải quyết việc làm, xóa đói, giảm nghèo bền vững để có cơ hội hỗ trợ cho trẻ em khó khăn. Tuy nhiên, công tác ngăn ngừa trẻ em phải lao động sớm trong môi trường độc hại, nguy hiểm còn gặp nhiều khó khăn. Đội ngũ cán bộ làm công tác trẻ em ở cơ sở vừa thiếu, yếu, vừa luôn biến động đã ảnh hưởng đến thống kê, báo cáo, cập nhật thông tin và chất lượng tuyên truyền các chủ trương, chính sách. Số hộ nghèo toàn tỉnh còn cao, tính đến cuối 2010 còn 60.206 hộ với 13.000 em dưới 16 tuổi. Mặt khác, tỷ lệ học sinh bỏ học ở các vùng sâu, xa vẫn diễn biến phức tạp. Trong khi đó, các điểm vui chơi, văn hóa, thể thao phục vụ cho trẻ em còn thiếu, mới chỉ đáp ứng được 27%. Một số địa phương chưa thực sự quan tâm đến công tác chăm sóc, bảo vệ trẻ em; trình độ dân trí ở các vùng khó khăn còn hạn chế.
Tỉnh ta đặt mục tiêu đến năm 2015 phấn đấu giảm tỷ lệ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn xuống dưới 2% trong tổng số trẻ em; 85% em được trợ giúp mọi mặt để phục hồi tái hòa nhập có cơ hội phát triển; 70% trẻ em có nguy cơ rơi vào hoàn khó khăn được phát hiện, ngăn chặn và loại bỏ; 50% huyện, thành phố được xây dựng và cung cấp hệ thống dịch vụ bảo vệ trẻ em. Để tạo dựng môi trường sống an toàn, lành mạnh, tạo điều kiện cho trẻ em phải lao động nặng nhọc có cơ hội tái hòa nhập cộng đồng, được học tập và phát triển, trong thời gian tới cần thực hiện tốt một số vấn đề: Tập trung đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến các quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về quản lý, bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em có hoàn cảnh khó khăn nói chung và trẻ em phải lao động nặng nhọc nói riêng, nhằm nâng cao nhận thức về trách nhiệm của toàn xã hội đối với trẻ em, đặc biệt là gia đình các em. Tăng cường sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương đối với công tác chăm sóc, bảo vệ trẻ em thông qua lập và thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH ngắn hạn, dài hạn của địa phương gắn với tổ chức thực hiện chương trình quốc gia bảo vệ trẻ em giai đoạn 2011 – 2015 của Chính phủ. Nâng cao vai trò, trách nhiệm của gia đình và cộng đồng trong chăm sóc, bảo vệ trẻ em và ngăn ngừa tình trạng trẻ em phải lao động nặng nhọc trong môi trường độc hại, nguy hiểm. Huy động mọi nguồn lực để tạo điều kiện cho các em được học tập, vui chơi và rèn luyện thể chất, giúp các em phát huy khả năng chuẩn bị hành trang vào cuộc sống. Tổ chức các hoạt động thu hút nhiều nguồn lực từ cộng đồng đảm bảo cho các em được quan tâm hỗ trợ cả về vật chất lẫn tinh thần. Nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác hỗ trợ, chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh khó khăn. Hỗ trợ nhân rộng mô hình dịch vụ công tác xã hội ở các huyện, thành phố, chú trọng công tác tư vấn. Hàng năm cần rà soát, thống kê, phân loại đối tượng trẻ em để có kế hoạch giúp đỡ, tránh để các em rơi vào hoàn cảnh phải lao động sớm trong môi trường nguy hiểm. Tăng cường kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện các quy định của pháp luật đối với trẻ em phải lao động nặng nhọc, nguy hiểm để có hình thức khen thưởng và kỷ luật đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm. Tăng cường chế tài đủ mạnh áp dụng đối với các đơn vị, tổ chức, cá nhân lợi dụng sức lao động trẻ em để kiếm lời.
Nguyễn Thanh Thủy
(Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH)
Chiết xuất từ hạt nho có thể giúp ngăn ngừa hoặc trì hoãn bệnh Alzheimer (một dạng bệnh mất trí nhớ) tiến triển.
(HBĐT) - 100% công nhân được tham gia đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; được nâng lương đúng thời hạn; được tạo chỗ ở miễn phí, hỗ trợ tiền ăn và hưởng các chế độ thưởng thường xuyên. Đó là những hoạt động cơ bản mà Công ty TNHH nghiên cứu kỹ thuật R – VN đã nỗ lực triển khai để đảm bảo thực hiện tốt các thoả ước với người lao động.
Sau hơn hai năm miệt mài nghiên cứu, đề tài Thiết kế và chế tạo hệ thống thiết bị tự động khử trùng dụng cụ y tế của kỹ sư Phan Mạnh Hùng và các cộng sự thuộc Công ty cổ phần Khoa học công nghệ P.E (PETECH) đã được đưa vào ứng dụng thực tế. Ðược đánh giá là thiết bị có nhiều ưu điểm về giá thành, kỹ thuật công nghệ, nhưng đến nay thiết bị này vẫn khó khăn trong việc mở rộng sản xuất.
Chương trình “Tái tạo bộ phận sinh dục cho trẻ em không may” là một hoạt động từ thiện nhằm mang đến cơ hội chữa trị và hòa nhập cộng đồng cho các em nhỏ không may bị khiếm khuyết bộ phận sinh dục (BPSD) do dị tật bẩm sinh hoặc tai nạn. Chương trình được chính thức khởi động với sự kêu gọi và tham gia của ông Greig Craft – Chủ tịch Quỹ Phòng chống thương vong châu Á và Công dân thủ đô tiêu biểu năm 2010 Trần Mai Anh, mẹ của bé Thiện Nhân.
Dịch bệnh tay- chân- miệng, sốt xuất huyết và một số dịch bệnh khác như thủy đậu, sởi... đang có chiều hướng lây lan rộng... khiến nhiều trẻ em mắc phải. Riêng dịch tay- chân- miệng rất nguy hiểm, “tấn công” vào các trường học mầm non, nhà trẻ đã khiến hơn 20 trẻ ở TPHCM tử vong và hàng ngàn trẻ phải nhập viện. Nhằm cung cấp cho bạn đọc và quý phụ huynh cách nhận biết, phòng ngừa, sáng 19-7 báo SGGP tổ chức buổi giao lưu trực tuyến với sự tham gia trả lời của các bác sĩ, chuyên gia hàng đầu về dịch bệnh của Trung tâm Y tế dự phòng TPHCM, Bệnh viện Nhi Đồng 1, Bệnh viện Nhi Đồng 2 TPHCM.
(HBĐT) - Theo số liệu thống kê của Sở Y tế, tính đến thời điểm trong tuần tháng 7, số bệnh nhân mắc bệnh chân - tay - miệng trên địa bàn các tỉnh được ghi nhận có 90 ca mắc bệnh. Số bệnh nhân mắc bệnh chủ yếu huyện Mai Châu với 83 ca mắc bệnh, Yên Thủy có 7 ca mắc bệnh. Tính đến thời điểm này, tuy dịch bệnh trên địa bàn tỉnh có những diễn biến còn khá phức tạp nhưng chưa có trường hợp nào biến chứng nặng và tử vong.