Sơ cứu ban đầu rất quan trọng.

Sơ cứu ban đầu rất quan trọng.

Bỏng là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tai nạn thương tích (tai nạn giao thông, đuối nước, bỏng,…) dẫn đến tử vong hoặc để lại di chứng nặng nề ở trẻ em. Mặc dù các ngành chức năng và phương tiện truyền thông đã liên tục cảnh báo, nhưng tình trạng bỏng vẫn có xu hướng gia tăng, đặc biệt là vào mùa hè, trẻ không đến trường nên số ca nhập viện và tử vong do bỏng lại gia tăng nhanh chóng.

 

Đa dạng hình thức gây bỏng

Vào mùa hè số lượng bệnh nhi nhập viện điều trị tại Khoa Bỏng trẻ em - Viện Bỏng quốc gia tăng hơn nhiều lần so với các thời điểm khác trong năm. Hình thức gây bỏng ngày càng đa dạng và thường gặp nhiều ở trẻ từ 1-3 tuổi. Nguyên nhân gây bỏng cho trẻ em chủ yếu do sự bất cẩn của người lớn với các tác nhân như lửa, nước sôi, thức ăn nóng, điện, hóa chất…

Cháu Hoàng Thanh Thủy, 3 tuổi, quê ở Bảo Yên - Lào Cai, bị bỏng lửa toàn thân do lửa bén vào váy khi ngồi gần bếp. Theo lời kể của mẹ Thủy, khi bị bỏng, Thủy đang ngồi trong bếp cùng anh trai (4 tuổi) thì bị lửa bén làm cháy váy. Lúc đầu, hai anh em được ông trông để bố mẹ đi làm nương, nhưng đúng lúc ông đi đuổi trâu thì xảy ra tai nạn. Khi vào viện, Thủy phải điều trị tích cực ở Khoa Hồi sức cấp cứu, sau đó mới chuyển lên Khoa Bỏng trẻ em, tại đây, các bác sĩ đã thực hiện nhiều lần ghép da nhưng do diện tích bỏng rộng nên các bác sĩ đã phải lấy cả phần da đầu của Thủy để điều trị các tổn thương bỏng ở những vị trí khác trên cơ thể. Hiện nay, sau gần hai tháng điều trị, sức khỏe của cháu đã ổn định nhưng chưa đánh giá được di chứng sau bỏng và hai chân, tay của Thủy vẫn phải bó tròn để sẹo không phát triển.

Chị H (ở Hải Phòng) có con trai mới được 6 tháng tuổi, chưa biết bò. Lúc chuẩn bị tắm cho con, chị đã cẩn thận đặt bé vào tận phía trong giường rồi mới đi chuẩn bị nước. Vừa đổ phích nước nóng vào chậu thì có điện thoại, chị vội chạy ra nghe mà không để ý con đang lật lẫy về phía mép giường. Đang nghe điện thoại, thấy con khóc thét lên, vội chạy vào thì cháu rơi vào chậu nước nóng…

Hiện Viện vừa tiếp nhận một ca bỏng vào nồi nước canh. Bệnh nhân là bé trai P.A.Đ., 19 tháng tuổi, ở Hà Nam nhập viện trong tình trạng bỏng nặng toàn thân, trẻ quấy khóc, đau đớn. Theo lời kể của gia đình, khi mẹ cháu Đ. vừa nấu xong nồi canh bê lên nhà để cách chỗ con chơi không xa. Bé Đ. đang chập chững đi, đùa nghịch đã ngã vào nồi canh. Ngay sau khi sơ cứu, gia đình đã chuyển thẳng cháu xuống viện Bỏng quốc gia. Hiện cháu Đ. đã qua cơn nguy kịch và đang tiếp tục được điều trị…

 Bỏng để lại cho trẻ di chứng nặng nề về thể chất và tinh thần.Ảnh: MH

Di chứng nặng nề

Tai nạn bỏng do nhiều nguyên nhân và mức độ tổn thương khác nhau, tổn thương quá nặng trẻ có thể tử vong, gây nỗi đau đớn cho cha mẹ và gia đình; nếu chữa khỏi cũng để lại cho trẻ những di chứng khó khắc phục cả về thể chất và tinh thần.

Bỏng không chỉ gây ra sự đau đớn về thể xác mà còn khiến trẻ hoảng loạn về tinh thần như ngủ hay giật mình, sau khi điều trị khỏi thì khó hòa nhập hoặc mất nhiều thời gian để hòa nhập lại với môi trường của các em ở trường, lớp hay nơi ở. Về phát triển thể chất, nếu không được tư vấn và điều trị thì các di chứng ở trẻ sau bỏng sẽ nặng nề hơn so với người lớn do cơ thể trẻ đang trong giai đoạn phát triển. Những di chứng thường gặp sau bỏng là rối loạn sắc tố, ngứa, viêm da, sẹo. Nếu trẻ có sẹo co kéo ở ngực sẽ khiến ngực không phát triển làm cho lồng ngực bị hẹp lại, thể tích phổi không phát triển được. Nếu trẻ bị sẹo co kéo ở khớp không chỉ gây mất vận động mà còn có thể gây biến dạng xương. Khi trẻ bị sẹo ở cổ có thể gây co kéo cổ làm lệch cột sống. Thời gian điều trị bỏng cho trẻ kéo dài khoảng 2-3 tuần hoặc dài hơn tùy thuộc vào diện bỏng và mức độ bỏng nhưng sau khi điều trị phải tiếp tục duy trì sự theo dõi trong 2 năm sau đó vì thời gian này sẹo và cơ thể trẻ vẫn phát triển sẽ dần hình thành các rối loạn do sẹo gây ra...

 Cần chú ý để trẻ tránh xa các tác nhân gây bỏng.

Tai nạn có thể phòng tránh

Hầu hết tai nạn bỏng ở trẻ em, nhất là trẻ nhỏ từ 1-3 tuổi đều do sự bất cẩn của người lớn, vì ở độ tuổi này trẻ chưa nhận thức được những nguy hiểm xung quanh, cha mẹ, người lớn trong gia đình mải làm việc hoặc chính bản thân một số cha mẹ cũng không nhận thức được những nguy cơ gây bỏng bất ngờ cho trẻ như: đặt bát canh nóng gần chỗ trẻ chơi, đặt nồi cơm điện đang sôi dưới nền nhà, để đèn dầu ngay đầu giường,… Trong những tình huống này, chỉ cần một phút cha mẹ quay đi, trẻ nhỏ đã bất ngờ bị bỏng (trẻ tò mò thò tay vào bát canh đang bốc khói, lấy tay bịt hơi nồi cơm điện đang sôi, trẻ đang ngủ tỉnh dậy tự bò ra khỏi giường và vướng vào đèn dầu gây bỏng lửa,…).

Để phòng tránh, cha mẹ cần luôn chú ý giám sát trẻ, không cho trẻ đến gần những nơi có nguy cơ gây bỏng như bếp lửa, gần than củi đốt, nồi bỗng rượu, nồi cám lợn, đèn dầu,… Để phích nước sôi, thức ăn mới nấu, bàn là đang nóng, bật lửa,... ở nơi trẻ không sờ hoặc với tới được. Sắp xếp đồ đạc mọi thứ quanh nhà hợp lý, tất cả đồ vật dễ gây cháy nổ, bỏng phải để xa tầm tay trẻ em. Bố trí bếp và nơi nấu ăn phẳng, cao để trẻ không với tới được hoặc có vách ngăn không cho trẻ tới gần. Khi nấu ăn luôn quay cán xoong, chảo vào phía trong. Không để trẻ nhỏ tự ăn, tự tắm vòi nước nóng lạnh, luôn kiểm tra nhiệt độ nước trước khi tắm cho trẻ. Khi bê nước nóng, thức ăn mới nấu tránh xa trẻ để không va đụng. Kiểm tra nhiệt độ của thức ăn, đồ uống trước khi cho trẻ ăn, uống… Trong tủ thuốc mỗi gia đình phải trang bị bông, gạc, băng, thuốc oresol... để dùng ngay khi không may có người bị bỏng. 
 
 
                                                                              Theo Báo SKĐS

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Đoàn kiểm tra liên ngành của tỉnh đi kiểm tra việc chấp hành pháp luật lao động, trong đó có lao động là trẻ em tại Công ty TNHH Minh Nguyên, xã Yên Mông (TP Hoà Bình)- Ảnh Minh Châu.

Ủng hộ Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh được 18 triệu đồng

(HBĐT) - Hưởng ứng Thư kêu gọi ủng hộ Quỹ bảo trợ trẻ em tỉnh, từ đầu tháng 6 đến ngày 12/7 đã có 11 cơ quan, doanh nghiệp, cá nhân trên địa bàn tỉnh ủng hộ với tổng số tiền 18 triệu đồng.

Không để thiếu thuốc, tăng giá thuốc điều trị tay chân miệng

Chiều 20/7, ông Trương Quốc Cường, Cục trưởng Cục Quản lý Dược cho biết, trước dịch tay chân miệng đang diễn biến phức tạp, Cục Quản lý dược sẽ có biện pháp đảm bảo đủ thuốc điều trị, không để xảy ra thiếu thuốc, tăng giá các loại thuốc điều trị bệnh này.

Nylon bọc thực phẩm ở Tây An có thể gây ung thư

Theo tờ Nhật báo Thượng Hải, loại nylon có thể chứa các chất gây ung thư đang được dùng rộng rãi để bọc hoa quả như dưa hấu bán ở Tây An, thủ phủ tỉnh Thiểm Tây (Trung Quốc).

Ngừa bệnh Alzheimer từ nho

Chiết xuất từ hạt nho có thể giúp ngăn ngừa hoặc trì hoãn bệnh Alzheimer (một dạng bệnh mất trí nhớ) tiến triển.

Thực hiện tốt các thoả ước với người lao động

(HBĐT) - 100% công nhân được tham gia đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; được nâng lương đúng thời hạn; được tạo chỗ ở miễn phí, hỗ trợ tiền ăn và hưởng các chế độ thưởng thường xuyên. Đó là những hoạt động cơ bản mà Công ty TNHH nghiên cứu kỹ thuật R – VN đã nỗ lực triển khai để đảm bảo thực hiện tốt các thoả ước với người lao động.

Khả năng ứng dụng của hệ thống thiết bị tự động khử trùng dụng cụ y tế

Sau hơn hai năm miệt mài nghiên cứu, đề tài Thiết kế và chế tạo hệ thống thiết bị tự động khử trùng dụng cụ y tế của kỹ sư Phan Mạnh Hùng và các cộng sự thuộc Công ty cổ phần Khoa học công nghệ P.E (PETECH) đã được đưa vào ứng dụng thực tế. Ðược đánh giá là thiết bị có nhiều ưu điểm về giá thành, kỹ thuật công nghệ, nhưng đến nay thiết bị này vẫn khó khăn trong việc mở rộng sản xuất.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục