Những dòng chữ “Sản phẩm là thực phẩm chức năng (TPCN) không phải là thuốc”; “sản phẩm là thuốc không phải thực phẩm chức năng” đang đóng vai trò phân định dược phẩm-thực phẩm. Bộ Y tế đang nỗ lực thực hiện nhiều biện pháp khác nhằm hạn chế tối đa tình trạng mập mờ này.
Mập mờ đến mờ mịt
“Mỗi năm có hàng chục trường hợp DN sản xuất, phân phối thực phẩm chức năng (TPCN) bị xử phạt vì vi phạm quảng cáo. Lỗi phổ biến nhất là thông tin về sản phẩm thực phẩm khiến người dùng hiểu lầm như là thuốc, có khả năng chữa bệnh”, ông Nguyễn Thanh Phong, Phó Cục trưởng Cục An toàn vệ sinh thực phẩm cho biết. Mặc dù lỗi này đã tồn tại lâu nay nhưng việc vi phạm vẫn là căn bệnh trường diễn. “Đã và sẽ phải chấn chỉnh mạnh mẽ hoạt động quảng cáo kiểu mập mờ, trong đó việc xử lý vi phạm sẽ nặng hơn rất nhiều so với quy định hiện hành”, ông Phong nói.
Ông Phong cũng chỉ ra rằng: “Việc người tiêu dùng bị hiều lầm TPCN là thuốc hoặc kỳ vọng thực phẩm thay thuốc còn có sự “tiếp tay” của cán bộ trong ngành y tế bởi nhiều sản phẩm sử dụng hình ảnh cán bộ y tế để quảng bá, nhiều sản phẩm được cán bộ y tế viết bài giới thiệu. Tuy nhiên, lâu nay hình thức này mới chỉ bị cấm mà chưa có hình phạt đưa ra với các cán bộ y tế vi phạm. Đó chính là lý do kiểu quảng bá này diễn ra khá phổ biến”.
Việc phân định không rõ ràng thuốc-thực phẩm còn phụ thuộc vào cơ quan quản lý. Một doanh nghiệp nhập khẩu sản phẩm TPCN cho biết: cùng một sản phẩm với cùng hàm lượng như nhau nhưng tại nước sở tại sản phẩm đó được đăng ký là thuốc nhưng vào Việt Nam thì không được chấp nhận là thuốc mà lại là thực phẩm chức năng”.
Lãnh đạo đơn vị nhập khẩu trên phàn nàn: “Thực ra đó là một thiệt thòi cho nhà kinh doanh bởi với các sản phẩm TPCN làm ăn lôm côm, chi phí thấp họ sẵn sàng sản xuất sản phẩm bằng nguyên liệu dược (vitamin B1, vitamin C nhưng hàm lượng thấp, chi phí rất rẻ) rồi ỷ vào quảng cáo lố để bán đắt thu lợi cao. Trong khi đó, những sản phẩm sản xuất nghiêm túc có thể đạt tiêu chuẩn dược phẩm thì lại bị “đuổi” sang thực phẩm. Tình trạng này rất thiệt thòi cho sản phẩm nghiêm túc về chất lượng vì khi là thuốc sẽ được kê đơn còn nếu là thực phẩm chức năng thì bác sỹ không được kê đơn.
Thực hư về “công dụng”
Phân biệt TPCN Dựa vào cách ghi số đăng ký (SKĐ) trên hộp: SĐK của TPCN bắt buộc phải ghi theo một trong 2 định dạng sau: + Đối với SĐK do Do BYT (Cục VSATTP) cấp: xxx/yyyy/YT-CNTC + Trong đó: xxx = số thứ tự được cấp, yyyy: năm cấp Ví dụ: 123/2010/YT-CNTC + Đối với SKĐ do sở y tế cấp: xxx/yyyy/YT-XX + Trong đó: xxx = số thứ tự được cấp, yyyy: năm cấp, XX: Tên viết tắt của tỉnh thành cấp SĐK Ví dụ: 123/2010/YT-TG |
Nhưng trong thực tế, người sử dụng thường chỉ trông chờ vào sự trung thực của nhà sản xuất, nhà kinh doanh TPCN trong việc ghi nhãn để phân biệt thuốc-thực phẩm. Bà Nguyễn Thị M. bệnh nhân ung thư vú kể: tôi thấy có sản phẩm ghi trên nhãn “tốt cho bệnh nhân ung thư, bệnh nhân sau hoá xạ trị, thải độc tố” cứ tưởng là thuốc. Người hướng dẫn còn bảo, sản phẩm này uống lành, sử dụng không cần đơn của bác sỹ nên tôi cũng mua dùng. Khi mua về uống một thời gian, đọc mãi mới thấy dòng chữ “Thực phẩm chức năng” ghi rất nhỏ trên góc bao bì. Tôi nghĩ, nếu sản phẩm tốt thì nên ghi rõ để người sử dụng có thể thoải mái về tâm lý khi lựa chọn”.
Trên hầu hết các bao bì TPCN nếu không có dòng chữ “sản phẩm không phải là thuốc, không thay thế thuốc chữa bệnh” thì phần lớn các sản phẩm này đều khiến người dùng hiểu là thuốc điều trị. Từ bao bì đóng gói (lọ, hộp) đến bào chế (viên nhộng) cho đến các chỉ dẫn (công dụng, hướng dẫn sử dụng) đều là ngôn ngữ của thuốc. Ngay cả thành phần cũng thể hiện như một sản phẩm dược. Đặc biệt người dùng rất khó phân biệt TPCN với thuốc y học cổ truyền sản xuất từ dược liệu.
Một sản phẩm được ghi rõ trên bào bì về tính năng: “Giảm cholesterol, hạ huyết áp, bền vững thành mạch, giảm nguy cơ tai biến tim mạch; ngày uống 2 lần, mỗi lần 3-6 viên”. Hay một sản phẩm khác dành cho bệnh nhân gout có ghi lọ 30 viên nang với các thành phần là các dược liệu dành cho sản xuất thuốc y học cổ truyền: nhọ nồi, nhàu, hoàng bá, ba kích... Viên TPCN này được bào chế dạng viên nhộng dùng đường uống. Rõ ràng với cách thể hiện trên, không ngạc nhiên khi người tiêu dùng nhìn nhận sản phẩm này là thuốc.
Chất lượng khó kiểm soát
Trong nước hiện vẫn chưa có sản phẩm TPCN được sản xuất trên dây truyền đạt tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt mặc dù nhiều đơn vị đạt thực hành sản xuất thuốc tốt (GMP) đang tham gia sản xuất TPCN. Bởi vậy, không tránh khỏi tình trạng TPCN được sản xuất trên dây truyền sản xuất thuốc. Đầu năm 2011, Sở Y tế Hà Nội đã phải đình chỉ sản xuất TPCN của một công ty dược vì đơn vị này sản xuất TPCN trên dây truyền sản xuất thuốc. “Về nguyên tắc, việc này không được phép vì việc sản xuất như vậy có thể gây nhiễm các thành phẩn từ dược phẩm đối với sản phẩm thực phẩm”, ông Nguyễn Việt Cường, Chánh Thanh tra Sở y tế nêu ý kiến.
Ông Trịnh Quân Huấn,Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết thêm, việc bỏ trái phép tân dược vào TPCN đã từng bị cơ quan quản lý phát hiện. Hành vi trái phép nói trên có thể gây quá liều cho người sử dụng dẫn đến nguy hại cho sức khoẻ. Bộ Y tế đã từng xử lý các sản phẩm vi phạm. Tới đây, việc cấp phép cho các thực phẩm chức năng công bố là có tính năng hỗ trợ điều trị, tăng cường “chức năng” sẽ phải chứng minh bằng các thử nghiệm và thông qua Hội đồng xét duyệt. Sản phẩm có chứa các chất không có trong hồ sơ công bố chất lượng sẽ phải thu hồi. Nếu vi phạm mức độ nghiêm trọng sẽ phải rút giấy phép.
Theo Báo SKĐS
Canxi có 99% ở xương và răng giúp cho sự hình thành phát triển duy trì hoạt động hai cơ quan này. Nó chỉ hiện diện 1% trong máu, mô mềm nhưng lại có ý nghĩa quan trọng khác
Hàng năm, tỷ lệ mắc tiêu chảy do virut rota chiếm trên 50% trong tổng số trẻ em dưới 5 tuổi bị tiêu chảy. Ở nước ta, loại virut đặc trị bệnh này vẫn phải nhập ngoại với giá thành khá cao. Xuất phát từ thực tế đó, Trung tâm Nghiên cứu sản xuất vaccin và Sinh phẩm y tế (Bộ Y tế) đã nghiên cứu sản xuất thành công vaccin rota nhằm chủ động nguồn vaccin cho nhu cầu trong nước.
Người mắc bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) tysp 2 thường hay bị cao huyết áp (với tỷ lệ 60-80%). Cao huyết áp kéo dài sẽ làm tổn thương các mạch máu nhỏ và các mạch máu lớn, nếu không được điều trị sẽ gây ra các bệnh lý ở mắt, thận, tim mạch và có thể dẫn đến đột quỵ.
(HBĐT) - Những năm gần đây, huyện Cao Phong liên tục xẩy ra trường trường sinh con thứ 3, không chỉ rơi vào trường hợp con một bề mà còn cả với những gia đình có cả trai lẫn gái. Năm 2009 có 27 cặp vợ chồng sinh con thứ 3, năm 2010 có 16 trường hợp và 6 tháng đầu năm 2011 có 10 trường hợp, trong đó, chủ yếu của thị trấn Cao Phong, xóm Tiến Lâm II, Má I, II của xã Bắc Phong, xóm Nam Hồng, xóm Mạt của xã Nam Phong, xóm Nam Hồng của xã Dũng Phong…
(HBĐT) - Thực hiện nhiệm vụ đảm bảo an sinh xã hội, Sở LĐ-TB&XH đã chỉ đạo Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh hiện tốt việc nuôi dưỡng thường xuyên 104 đối tượng. Trong đó có 17 người già cô đơn, 39 trẻ mồ côi, 15 người tâm thần, 19 người tàn tật, 8 trẻ em có hoàn cảnh bất hạnh, 3 đối tượng hưu trí tự nguyện và 3 đối tượng lang thang cơ nhỡ.
Theo tờ Independent của Anh ngày 1/8, các chuyên gia cho biết phụ nữ Anh có tỷ lệ mắc ung thư cao hơn 17% so với những phụ nữ châu Âu khác. Béo phì và rượu là những nguyên nhân góp phần gây ra tình trạng này.