PGS TS Triệu Triều Dương và cháu Nguyễn Trọng Hữu trước khi ra viện.

PGS TS Triệu Triều Dương và cháu Nguyễn Trọng Hữu trước khi ra viện.

Ngày 4-8, sau 15 ngày thực hiện phẫu thuật thay thực quản bằng ống cuốn dạ dày tự thân, cháu Nguyễn Trọng Hữu, 13 tuổi ở Tây Ninh được xuất viện. Ca phẫu thuật thành công đã đem lại cuộc sống mới cho cháu Hữu, kết thúc gần 11 năm phải ăn bằng đường xông dạ dày và qua ba lần phẫu thuật, can thiệp không thành.

Ca phẫu thuật thay thực quản do PGS, TS Triệu Triều Dương, Chủ nhiệm Khoa ngoại nhân dân B15, Bệnh viện Quân đội 108 thực hiện.

TS Dương cho biết: chất liệu tạo hình thực quản cho bệnh nhân được lấy từ chính dạ dày của cháu. Các bác sĩ cắt một phần dạ dày, tạo hình và ghép lên phần thực quản đã bị chít hẹp. Chất liệu này bảo đảm được chiều dài, chức năng sinh lý gần với thực quản cũ, do đó miệng nối sẽ ít nguy cơ xì, rò.

Đáng chú ý, đây là trường hợp khá đặc biệt vì người bệnh ăn qua đường xông dạ dày lâu năm, mở thông dạ dày nên chính phần dạ dày được lấy làm “nguyên liệu” cho tạo hình thực quản cũng phải tạo hình lại.

Ngoài ra, người bệnh đã qua các phẫu thuật cắt, nối, nong chít hẹp nên đã bị xì, dò, các dịch chảy ra gây viêm dính khiến quá trình phẫu thuật cắt bỏ thực quản cũ rất khó khăn, rất dễ khiến phẫu thuật phạm phải dây thần kinh quặt ngược, nằm sát thực quản (giúp cho việc phát âm tiếng nói) mà nếu sai sót trong phẫu thuật, bệnh nhân có thể bị câm. Khi đó, bệnh nhân sẽ chuyển từ tàn phế do thực quản sang tàn phế khác. Nếu bị câm bệnh nhân lại tàn phế một lần nữa, ảnh hưởng rất lớn đến tương lai của cháu.

Trong các lần phẫu thuật trước (tại một bệnh viện ở TP Hồ Chí Minh) cháu đã qua mổ mở, bị viêm dính phổi, cộng thêm với xì, rò vết mổ cũ tại thực quản khiến phẫu thuật lại vùng đó bằng nội soi rất dễ thất bại.

Vượt qua những khó khăn, kíp mổ đã thực hiện suôn sẻ thành công. Việc ứng dụng thành công kỹ thuật phẫu thuật nội soi, thay thực quản bằng ống cuốn dạ dày và đưa vào hoạt động thường quy tại Khoa B15, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, có thể nói, đã mở ra nhiều cơ hội điều trị cho người bệnh bị các tổn thương nặng ở thực quản, khẳng định được những tiến bộ trong nghiên cứu, ứng dụng y học hiện đại vào công tác chăm sóc y tế cho nhân dân tại Việt Nam.

 

                                                                                        Theo Báo ND

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Ảnh minh họa.
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Trao sổ tiết kiệm cho nạn nhân da cam

(HBĐT) – Ngày 3/8, Hội Chữ thập đỏ tỉnh đã tổ chức thăm hỏi và hỗ trợ sở tiết kiệm cho ba hộ gia đình là nạn nhân chất độc da cam tại xã Văn Nghĩa, huyện Lạc Sơn gồm ông Bùi Văn Phúc (xóm Đổn), ông Bùi Văn Thạch (xóm Đa) và gia đình em Bùi Thị Sáng, mỗi sổ tiết kiệm trị giá 2 triệu đồng/hộ. Đây đều là các hộ nạn nhân da cam nghèo, có hoàn cảnh khó khăn, từng tham gia kháng chiến tại chiến trường miền Nam, Tây Nguyên hoặc có con phải chịu hậu quả nặng nề của chất độc da cam.

Kết hợp quân - dân y cùng chăm sóc sức khoẻ nhân dân

(HBĐT) - Được thành lập từ năm 1992, Phòng khám quân - dân y Chăm Mát (TPHB) được xây dựng trên diện tích 2.800 m2 gồm 2 dãy nhà với gần 20 phòng làm việc rộng rãi, đầy đủ trang thiết bị khám và điều trị. Hiện, Phòng khám có 25 cán bộ, trong đó có 14 cán bộ thuộc biên chế của phòng Hậu cần - Bộ CHQS tỉnh và 11 cán bộ thuộc biên chế của Bệnh viện Đa khoa thành phố. Vườn thuốc nam với hơn 60 loài thuốc chữa các chứng bệnh ho, cảm tả, sốt, đau đầu đang được tập thể thầy thuốc Phòng khám nhân giống để phục vụ chữa bệnh đông - tây y kết hợp.

Thuốc và thực phẩm chức năng: Những nhầm lẫn... chết người!

Những dòng chữ “Sản phẩm là thực phẩm chức năng (TPCN) không phải là thuốc”; “sản phẩm là thuốc không phải thực phẩm chức năng” đang đóng vai trò phân định dược phẩm-thực phẩm. Bộ Y tế đang nỗ lực thực hiện nhiều biện pháp khác nhằm hạn chế tối đa tình trạng mập mờ này.

Ðông y chữa mất tiếng

Mất tiếng và khản tiếng y học cổ truyền gọi chung là “hầu âm”. Bệnh phát mạnh mất tiếng đột ngột (cấp tính) gọi là “bạo âm” còn kéo dài lâu ngày “mạn tính” gọi là “cửu âm” hay “thanh á” hay “thất âm”.

Dùng thuốc trị động kinh phải theo thể bệnh

Động kinh có nhiều thể, nhiều dạng nên các thuốc điều trị cũng vì thế có tác động cho từng thể bệnh khác nhau. Việc quan trọng nhất trong điều trị động kinh không phải là dùng thuốc thật mới, thật đắt tiền mà quan trọng nhất là dùng đúng thuốc với đúng thể bệnh..

Hậu quả từ thói quen đẩy lưỡi

Thói quen đẩy lưỡi hay còn gọi là đẩy lưỡi bẩm sinh, đẩy lưỡi không điển hình là một thói quen xấu thường gặp ở trẻ em nhưng có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng về răng, khớp cắn, cũng như phát âm. Tuy nhiên, nếu được phát hiện sớm và loại bỏ các thói quen xấu này kịp thời thì có thể tránh được các hậu quả lệch lạc răng - hàm không mong muốn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục