Trung tâm YTDP huyện Đà Bắc chủ động cơ số thuốc, hóa chất cho phòng chống các bệnh truyền nhiễm.
(HBĐT) - Để chủ động ngăn chặn các bệnh truyền nhiễm bùng phát trên địa bàn huyện trong mùa hè, Trung tâm y tế dự phòng huyện Đà Bắc đã sớm xây dựng kế hoạch chi tiết về phòng – chống dịch bệnh với mục tiêu: Thực hiện tốt công tác giám sát dịch bệnh truyền nhiễm, truyền thông giáo dục sức khỏe, phát hiện sớm và xử lý các ca bệnh không để dịch bệnh lớn xảy ra, không để tử vong do dịch bệnh, nhất là các dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.
Từ kế hoạch của huyện, ngay từ đầu mùa hè, trạm y tế các xã, thị trấn trong huyện đã xây dựng kế hoạch phòng chống dịch bệnh cụ thể, kiện toàn BCĐ cấp xã. Trung tâm YTDP huyện lập kế hoạch chỉ đạo, thực hiện công tác phòng chống dịch bệnh phù hợp với thực tế từng địa bàn. Trong đó có phương án thu dung, điều trị bệnh nhân, đáp ứng vật tư, hóa chất, thuốc cho vùng xảy ra dịch bệnh. Đồng thời thiết lập đường dây nóng để tiếp nhận những thông tin về dịch và tư vấn cho nhân dân.
Ông Đỗ Xuân Trường, Phó GĐ Trung tâm YTDP huyện nhận định: Công tác chống dịch có tính đột xuất và diễn biến khó lường, vì vậy không được chủ quan, lơ là mà phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Theo đó, trung tâm luôn có sự phối hợp với Bệnh viện đa khoa huyện, phòng khám khu vực giám sát chặt chẽ các ca bệnh truyền nhiễm. Trạm y tế các xã, thị trấn cũng tăng cường giám sát tình hình dịch bệnh tại thôn bản, trong cộng đồng dân cư nhằm kịp thời phát hiện các ca bệnh mới báo cáo lên huyện theo quy định. Bên cạnh đó, Trung tâm YTDP huyện đã coi trọng tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ trực tiếp làm công tác phòng chống dịch tuyến huyện, trạm trưởng y tế, cán bộ chuyên trách tuyến xã, y tế thôn bản tham gia các lớp tập huấn về chuyên môn để nâng cao kiến thức chống dịch khi có dịch xảy ra cũng như nâng cao kiến thức, kỹ năng truyền thông, vận động nhân dân tự giác phòng - chống dịch bệnh và thực hiện cấp phát băng đĩa truyền thông, sổ tay hướng dẫn hoạt động phòng - chống dịch bệnh truyền nhiễm ở cộng đồng cho cán bộ y tế…
Hiện tại, cùng với việc kiện toàn đội chống dịch cơ động gồm 15 thành viên, Trung tâm YTDP huyện Đà Bắc đã đảm bảo cơ số thuốc, dịch truyền, hóa chất, máy phun và chuẩn bị các trang thiết bị phòng hộ như khẩu trang y tế, găng tay tiệt trùng, khẩu trang N95, ủng, áo phòng hộ… để nếu có dịch xảy ra có thể đảm bảo chống dịch trong 3 ngày trước khi có sự hỗ trợ của tuyến trên.
Nhờ chủ động phòng chống dịch bệnh, đến thời điểm này, huyện Đà Bắc chưa có dịch bệnh lớn xảy ra, nhất là những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Tuy nhiên, trên địa bàn huyện đã có dịch tản phát, trong đó đã ghi nhận có 476 ca tiêu chảy, 975 ca cúm, 196 trường hợp quai bị. Ngoài ra còn có những trường hợp mắc thủy đậu, hội chứng lị, sởi và rubenla…
Theo ông Đỗ Xuân Trường, Phó GĐ Trung tâm YTDP huyện: Hàng ngày, huyện Đà Bắc tiếp nhận một lượng lớn nguồn thực phẩm từ bên ngoài vào địa bàn. Không ít người dân lại chưa thực sự là một người tiêu dùng thông thái trong lựa chọn thực phẩm. Huyện cũng luôn có sự biến động về dân cư, lưu lượng giao thông khá phức tạp nên nguy cơ dịch bệnh truyền nhiễm còn tiềm ẩn rất lớn, đặc biệt là bệnh truyền nhiễm lây qua đường thực phẩm, hô hấp. Nhằm ngăn chặn không để dịch bệnh bùng phát trên diện rộng, hệ thống YTDP huyện không ngừng đẩy mạnh truyền thông giúp người dân nắm bắt thông tin, coi trọng công tác giám sát dịch bệnh. Đối với tuyến xã thực hiện nghiêm việc thông báo cho tuyến trên ngay khi phát hiện ca bệnh nghi ngờ đầu tiên. Ngoài ra, mỗi người dân, hộ gia đình nâng cao ý thức thực hiện các biện pháp vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Thu Hiền
Xưa kia, miếng bánh nướng bánh dẻo truyền thống cắt ra mọi người nhâm nhi bên chén trà nóng thưởng trăng. Ngày nay, theo nhịp hiện đại, Tết trung thu trở thành dịp để những hộp bánh cao cấp trở thành quà biếu.
(HBĐT) – Ngày 3/8, Hội Chữ thập đỏ tỉnh đã tổ chức thăm hỏi và hỗ trợ sở tiết kiệm cho ba hộ gia đình là nạn nhân chất độc da cam tại xã Văn Nghĩa, huyện Lạc Sơn gồm ông Bùi Văn Phúc (xóm Đổn), ông Bùi Văn Thạch (xóm Đa) và gia đình em Bùi Thị Sáng, mỗi sổ tiết kiệm trị giá 2 triệu đồng/hộ. Đây đều là các hộ nạn nhân da cam nghèo, có hoàn cảnh khó khăn, từng tham gia kháng chiến tại chiến trường miền Nam, Tây Nguyên hoặc có con phải chịu hậu quả nặng nề của chất độc da cam.
(HBĐT) - Được thành lập từ năm 1992, Phòng khám quân - dân y Chăm Mát (TPHB) được xây dựng trên diện tích 2.800 m2 gồm 2 dãy nhà với gần 20 phòng làm việc rộng rãi, đầy đủ trang thiết bị khám và điều trị. Hiện, Phòng khám có 25 cán bộ, trong đó có 14 cán bộ thuộc biên chế của phòng Hậu cần - Bộ CHQS tỉnh và 11 cán bộ thuộc biên chế của Bệnh viện Đa khoa thành phố. Vườn thuốc nam với hơn 60 loài thuốc chữa các chứng bệnh ho, cảm tả, sốt, đau đầu đang được tập thể thầy thuốc Phòng khám nhân giống để phục vụ chữa bệnh đông - tây y kết hợp.
Những dòng chữ “Sản phẩm là thực phẩm chức năng (TPCN) không phải là thuốc”; “sản phẩm là thuốc không phải thực phẩm chức năng” đang đóng vai trò phân định dược phẩm-thực phẩm. Bộ Y tế đang nỗ lực thực hiện nhiều biện pháp khác nhằm hạn chế tối đa tình trạng mập mờ này.
Mất tiếng và khản tiếng y học cổ truyền gọi chung là “hầu âm”. Bệnh phát mạnh mất tiếng đột ngột (cấp tính) gọi là “bạo âm” còn kéo dài lâu ngày “mạn tính” gọi là “cửu âm” hay “thanh á” hay “thất âm”.
Động kinh có nhiều thể, nhiều dạng nên các thuốc điều trị cũng vì thế có tác động cho từng thể bệnh khác nhau. Việc quan trọng nhất trong điều trị động kinh không phải là dùng thuốc thật mới, thật đắt tiền mà quan trọng nhất là dùng đúng thuốc với đúng thể bệnh..