Trong sự phát triển của trẻ, ngôn ngữ được hình thành trên cơ sở các nhân tố di truyền bên trong như phức hợp các phản xạ có điều kiện nhờ tác động của các yếu tố từ môi trường bên ngoài, trước hết là các kích thích vào trung tâm nghe. Nếu có sự trục trặc nào đó trong quá trình hình thành ngôn ngữ sẽ xảy ra hiện tượng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ, điển hình là ngọng. Tuy nhiên, đây là bệnh có thể chữa được và càng chữa sớm thì hiệu quả càng cao, tránh cho trẻ những thiệt thòi trước khi đến trường.

Dấu hiệu trẻ ngọng

Trẻ em nếu phát triển ngôn ngữ bình thường sẽ tự phát âm được một vài từ khi 12-15 tháng và đến 2 tuổi đã nói được một số câu ngắn, giản đơn như “con đói rồi”, “bố đã về”, “anh chơi với em nhé!”… Nếu đến 2 tuổi mà ngôn ngữ không phát triển một cách tự phát, hoặc phát triển không hoàn chỉnh thì phải đưa trẻ đi khám chuyên khoa để được phát hiện và có hướng khắc phục sớm cho trẻ. Ngọng là một biểu hiện phát triển ngôn ngữ không hoàn thiện thường thấy ở trẻ dưới 5 tuổi. Ngọng là do không nói được đúng một số âm hoặc trẻ tự thay thế những âm này bằng âm khác như th thành kh, b thành p...

Qua nghiên cứu, người ta thấy ngọng có hai loại là ngọng thực thể và ngọng cơ năng. Ngọng thực thể gây ra bởi những biến đổi thực thể của bộ máy phát âm hoặc của hệ thần kinh trung ương; các rối loạn về khả năng nghe trong trường hợp rối loạn sức nghe chủ yếu bị ảnh hưởng đến các âm cao; do bất thường của bộ máy phát âm như hở hàm ếch, liệt lưỡi, liệt môi, liệt màn hầu. Ngọng cơ năng phát sinh do rối loạn quá trình phát triển của ngôn ngữ mà không tìm thấy một tổn thương nào khác suốt quá trình hình thành ngôn ngữ.

Ngọng chỉ ảnh hưởng tới từng âm riêng lẻ (ngọng âm) hoặc từng nhóm âm (ngọng âm tiết) hoặc toàn bộ từ ngữ bị phát âm méo mó. Rối loạn các âm gió gọi là ngọng âm gió, rối loạn phát âm âm “r” gọi là ngọng âm r màn hầu, do môi, răng, ngọng âm “l”… Nếu trẻ bị ngọng thì việc điều trị càng sớm sẽ càng tốt, phải xử trí trước khi hình thành ngôn ngữ hoàn thiện là 4-5 tuổi. Nếu có những tổn thương tại cơ quan phát âm như sứt môi, hở hàm ếch, xẻ lưỡi gà… nên phẫu thuật chỉnh hình, tái tạo lại cơ quan phát âm.

 Trẻ nói ngọng có thể chữa khỏi hoàn toàn.

4 nguyên tắc chữa ngọng cho trẻ.

Trong những trường hợp trẻ bị ngọng, cha mẹ phải thật kiên trì dạy con nói thật chậm, từng từ, từng câu và hỗ trợ con theo các bài tập cơ bản sau:

Tập chữa ngọng bằng hệ thống bài tập, dựa trên 4 nguyên tắc chính.

Thời gian của các bài tập phải ngắn: do sự tập trung vào bài tập của trẻ hạn chế. Nếu bài tập dài sẽ làm trẻ rất chóng mặt, do đó khả năng tập trung bằng tai, trẻ nghe âm thanh đúng của âm được luyện tập bị giảm sút. Do đó thời gian bài tập chỉ nên khoảng 2-3 phút. Tuy nhiên muốn tập tốt phải tập nhiều lần trong ngày (có thể từ 20 - 30 lần/ngày).

Giám sát bằng tai nghe: thường trẻ ngọng không có ý thức rằng mình đã phát âm sai, do đó cần phải luyện tập cho trẻ cách phân biệt thế nào là âm đúng.

Sử dụng các âm bổ trợ: thực tế là các mô hình phát âm sai thường cố định rất vững chắc và không thể phá vỡ bằng cách trình bày giản đơn cho trẻ cách thức cấu âm đúng. Vì thế khi tập phải cho trẻ phát âm những cấu âm mà trẻ đã biết là đúng và có vị trí cấu âm tương tự với âm luyện tập. Ví dụ khi tập sửa âm gió, ta sử dụng âm bổ trợ “t”, trong tập âm “r” sử dụng âm bổ trợ “đ”… Âm bổ trợ được chuyển dần từng bước sang âm luyện tập.

Dùng sức tác động tối thiểu gồm tiết kiệm cử động và sức trong khi cấu âm. Cần thiết lúc bắt đầu luyện tập một âm mới phải phát âm nhẹ, khẽ, không cần sức để cho âm đó không khác thường khi nói và được sát nhập nhanh chóng với các âm khác.

Giai đoạn đầu tập luyện, cha mẹ nên ngồi cùng các con khi giáo viên hướng dẫn mới có thể tập đúng cho trẻ khi ở nhà. Ngọng là một bệnh có thể chữa được vì thế nên phải phát hiện sớm để hướng dẫn trẻ khắc phục kịp thời, tránh những thiệt thòi cho con trước khi đến trường.  

 

                                                                            Theo Báo SKĐS

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Hội thi thanh niên phòng tránh HIV/AIDS do Huyện Đoàn Cao Phong tổ chức là hình thức tuyên truyền hiệu quả.
Những cánh diều của trẻ em nạn nhân chất độc da cam trên bầu trời Nha Trang.

Phát hiện chất độc hại trong ghế ôtô dành cho trẻ

Hơn một nửa số ghế trẻ em gắn trên các xe ôtô bán tại thị trường Mỹ có chứa chất hóa học độc hại.

Tổn thương thính giác vì tai nghe

Thói quen dùng tai nghe thường xuyên, hay dùng với âm lượng lớn sẽ gây nguy hại cho đôi tai.

Người dân cần hợp tác phòng dịch bệnh

Trước thông tin Trung tâm Y tế dự phòng quận Thủ Đức - TPHCM triển khai chương trình phun thuốc phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết tại khu phố 6, phường Hiệp Bình Chánh nhưng nhân viên y tế bị nhốt, thu giữ máy phun thuốc, ngày 8-8, BS Nguyễn Đắc Thọ, Phó Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng TPHCM, đề nghị các cơ quan chức năng phường Hiệp Bình Chánh kiểm tra, xử lý.

Những thuốc gây hại trên tiêu hóa

Uống thuốc trị bệnh là một trong những con đường đưa thuốc vào cơ thể thông dụng nhất. Tuy nhiên có một số thuốc gây tổn thương đường tiêu hóa ở nhiều mức độ khác nhau, thậm chí có thể gây chảy máu và ung thư. Vì vậy cần sử dụng thuốc hợp lý, an toàn...

Lạm dụng corticoid - Hiểm họa khôn lường

Corticoid là một những nhóm thuốc được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới trong nhiều năm qua. Hầu hết bộ phận trên cơ thể người đều có những bệnh lý cần được điều trị với nhóm thuốc này, có thể qua đường tiêm truyền, đường uống hoặc dùng tại chỗ (bôi, xịt, hít, tra mắt). Corticoid thường được coi là con dao hai lưỡi mà cả hai lưỡi đều hết sức sắc bén.

Chớ coi thường sốt virut ở trẻ

Sốt virut là bệnh gặp chủ yếu trong mùa hè ở trẻ, bệnh rất dễ lây qua đường hô hấp với triệu chứng điển hình là trẻ đột ngột sốt cao 39 - 40oC, kèm theo các triệu chứng khác như ho, chảy mũi, rối loạn tiêu hóa, nổi ban...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục