Sốt virut là bệnh gặp chủ yếu trong mùa hè ở trẻ, bệnh rất dễ lây qua đường hô hấp với triệu chứng điển hình là trẻ đột ngột sốt cao 39 - 40oC, kèm theo các triệu chứng khác như ho, chảy mũi, rối loạn tiêu hóa, nổi ban...

Dấu hiệu nhận biết

Sốt cao là biểu hiện thường gặp ở những trường hợp sốt do virut, thường từ 38-39oC, thậm chí 40-41oC. Trong cơn sốt trẻ thường mệt mỏi và ít đáp ứng với các loại thuốc hạ sốt thông thường như paracetamol... Khi hạ sốt trẻ lại tỉnh táo, chơi bình thường, đau mình mẩy. Ở trẻ lớn thì đau cơ bắp, trẻ thường kêu đau khắp mình, trẻ nhỏ có thể quấy khóc. Một số trường hợp trẻ có thể đau đầu nhưng vẫn tỉnh táo, không kích thích, vật vã. Bên cạnh đó xuất hiện các biểu hiện viêm long đường hô hấp như ho, chảy nước mũi, hắt hơi, họng có thể đỏ; rối loạn tiêu hóa. Xuất hiện các hạch vùng đầu, mặt, cổ thường sưng to, đau có thể nhìn hoặc sờ thấy.

Diễn biến của sốt virut

Cơ thể trẻ em do chưa có sức đề kháng cao nên rất dễ bị nhiễm bệnh. Trong điều kiện bình thường cũng có những virut ký sinh trên đường hô hấp, tiêu hóa... khi gặp điều kiện thuận lợi chúng phát triển, xâm nhập cơ thể và gây bệnh.

Một số loại virut thường gây sốt như: Myxo virut, Coxackie, Entero virut, sởi, thủy đậu, virut viêm não Nhật Bản... Virut có thể lây từ người này sang người khác, đặc biệt là nhiễm virut qua đường hô hấp, tiêu hóa... có thể gây thành dịch. Một trong các triệu chứng nổi bật của tình trạng nhiễm virut là sốt cao. Trong thuật ngữ y học thường gọi là sốt virut. Các triệu chứng trên thường xuất hiện rất rầm rộ, sau 3-5 ngày sẽ giảm dần và mất đi, trẻ trở lại khỏe mạnh.

 Trẻ bị sốt cao cần được chăm sóc tại cơ sở y tế. Ảnh: PV

Xử trí và phòng ngừa sốt do virut ở trẻ

Đối với các bệnh do virut gây ra hầu hết chưa có thuốc đặc hiệu, chủ yếu là điều trị triệu chứng, đối với sốt virut ở trẻ em cũng vậy. Do đó các biện pháp thường áp dụng là:

- Cặp nhiệt độ: Đặt nhiệt kế ở nách hoặc hậu môn. Nhiệt kế phải được giữ trong nách ít nhất 3 phút, cánh tay của trẻ áp sát vào ngực.

- Hạ nhiệt độ bằng cách dùng thuốc,  chườm mát cho trẻ bằng khăn mát, lau khô mồ hôi, để trẻ nằm nơi thoáng mát, mặc quần áo mỏng. Cởi quần áo, bỏ bớt chăn cho trẻ khi đang sốt cao.

- Chống co giật: Nếu trẻ sốt cao trên 38,5oC thì dùng thuốc hạ sốt kèm theo thuốc chống co giật theo chỉ định của bác sĩ, đặc biệt là những trẻ có tiền sử co giật khi sốt cao.

- Bù nước và điện giải: Nếu trẻ còn bú tiếp tục cho bú nhiều hơn bình thường và cho uống bù nước ORS (oresol) theo chỉ dẫn. Trường hợp trẻ không uống được thì dùng bông sạch chấm nước trên vào môi, miệng bé liên tục để niêm mạc môi, miệng hấp thu nước, tránh thiếu nước và chất điện giải.

Ngoài ra, cần chú ý tới chế độ dinh dưỡng, nên cho trẻ ăn loãng như cháo, súp, uống nhiều nước, nước lọc, nước hoa quả như cam, chanh...Vệ sinh cơ thể cho trẻ sạch sẽ, tắm bằng nước ấm trong phòng kín.

Sốt virut là bệnh dễ lây, nhất là trong gia đình và trường học. Do đó, người bị sốt virut nên hạn chế tiếp xúc với người khác, nhất là trẻ em. Khi trẻ bị sốt virut cần cho nghỉ học đến khi khỏi hẳn để tránh lây cho trẻ khác. Những người xung quanh nên phòng bệnh bằng cách hằng ngày nhỏ nước muối natri 0,9% vào mũi, mắt, ăn nhiều hoa quả giàu vitamin C để nâng cao sức đề kháng của cơ thể.           

 

                                                                         Theo Báo SKĐ

Các tin khác

Không có hình ảnh
Trung tâm YTDP huyện Đà Bắc chủ động cơ số thuốc, hóa chất cho phòng chống các bệnh truyền nhiễm.
PGS TS Triệu Triều Dương và cháu Nguyễn Trọng Hữu trước khi ra viện.
Không có hình ảnh

Phát hiện chất độc hại trong ghế ôtô dành cho trẻ

Hơn một nửa số ghế trẻ em gắn trên các xe ôtô bán tại thị trường Mỹ có chứa chất hóa học độc hại.

Xét nghiệm nước tiểu giúp phát hiện ung thư tuyến tiền liệt

Các nhà khoa học tại Đại học Y Michigan vừa công bố biện pháp xét nghiệm nước tiểu mới có thể giúp phát hiện ung thư tuyến tiền liệt. Xét nghiệm nước tiểu mới sẽ tìm kiếm được 2 chỉ số về gien đi liền với ung thư là TMPRSS2:ERG và PCA3.

Khi bánh trung thu trở thành quà biếu

Xưa kia, miếng bánh nướng bánh dẻo truyền thống cắt ra mọi người nhâm nhi bên chén trà nóng thưởng trăng. Ngày nay, theo nhịp hiện đại, Tết trung thu trở thành dịp để những hộp bánh cao cấp trở thành quà biếu.

Trao sổ tiết kiệm cho nạn nhân da cam

(HBĐT) – Ngày 3/8, Hội Chữ thập đỏ tỉnh đã tổ chức thăm hỏi và hỗ trợ sở tiết kiệm cho ba hộ gia đình là nạn nhân chất độc da cam tại xã Văn Nghĩa, huyện Lạc Sơn gồm ông Bùi Văn Phúc (xóm Đổn), ông Bùi Văn Thạch (xóm Đa) và gia đình em Bùi Thị Sáng, mỗi sổ tiết kiệm trị giá 2 triệu đồng/hộ. Đây đều là các hộ nạn nhân da cam nghèo, có hoàn cảnh khó khăn, từng tham gia kháng chiến tại chiến trường miền Nam, Tây Nguyên hoặc có con phải chịu hậu quả nặng nề của chất độc da cam.

Kết hợp quân - dân y cùng chăm sóc sức khoẻ nhân dân

(HBĐT) - Được thành lập từ năm 1992, Phòng khám quân - dân y Chăm Mát (TPHB) được xây dựng trên diện tích 2.800 m2 gồm 2 dãy nhà với gần 20 phòng làm việc rộng rãi, đầy đủ trang thiết bị khám và điều trị. Hiện, Phòng khám có 25 cán bộ, trong đó có 14 cán bộ thuộc biên chế của phòng Hậu cần - Bộ CHQS tỉnh và 11 cán bộ thuộc biên chế của Bệnh viện Đa khoa thành phố. Vườn thuốc nam với hơn 60 loài thuốc chữa các chứng bệnh ho, cảm tả, sốt, đau đầu đang được tập thể thầy thuốc Phòng khám nhân giống để phục vụ chữa bệnh đông - tây y kết hợp.

Thuốc và thực phẩm chức năng: Những nhầm lẫn... chết người!

Những dòng chữ “Sản phẩm là thực phẩm chức năng (TPCN) không phải là thuốc”; “sản phẩm là thuốc không phải thực phẩm chức năng” đang đóng vai trò phân định dược phẩm-thực phẩm. Bộ Y tế đang nỗ lực thực hiện nhiều biện pháp khác nhằm hạn chế tối đa tình trạng mập mờ này.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục