Cần nhận biết sớm dấu hiệu viêm phổi ở trẻ sơ sinh để tránh biến chứng.Ảnh: PV

Cần nhận biết sớm dấu hiệu viêm phổi ở trẻ sơ sinh để tránh biến chứng.Ảnh: PV

Viêm phổi là bệnh nhiễm khuẩn hô hấp hay gặp ở trẻ dưới 5 tuổi và là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu nhất là ở trẻ sơ sinh. Do triệu chứng ban đầu thường không rõ ràng nên dễ bị bỏ qua. Bệnh thường xuất hiện sớm, sau đẻ từ 12 giờ đến vài ngày, diễn tiến nhanh và nặng. Nhiều trường hợp trẻ không sốt (chỉ hơi âm ấm đầu), không bị ho nhiều nhưng đã bị biến chứng viêm phổi rất nặng.

Nguyên nhân gây viêm phổi sơ sinh

Viêm phổi sơ sinh thường do các loại vi khuẩn như Listeria, Coli, các vi khuẩn Gram âm. Nhiễm khuẩn phổi có thể xảy ra từ trước, trong hoặc sau khi đẻ. Trẻ có thể bị bệnh ngay trong khi đẻ do hít phải nước ối, phân su đã bị nhiễm khuẩn hoặc dịch tiết ở đường sinh dục của người mẹ. Trong khi đỡ đẻ, hồi sức sau đẻ và chăm sóc trẻ sơ sinh nếu không  thực hiện vô trùng thì  trẻ rất dễ bị nhiễm khuẩn từ dụng cụ và môi trường, người chăm sóc.

Ngoài ra, ở những trẻ đẻ non, trẻ thiếu cân do các phản xạ đường thực quản còn chưa hoàn thiện, vận động cơ chưa đều đặn nên thường xuyên bị trào ngược thực quản dạ dày. Khi trẻ bú mẹ thường hay bị nôn, trớ, nếu sữa bị hít nhầm vào phổi, sẽ gây ra các triệu chứng như thở gấp, hụt hơi, tím tái mặt, lượng sữa hít vào càng nhiều càng có khả năng gây viêm phổi. Một số bệnh như viêm khoang miệng, viêm da, viêm dây rốn… đều có thể dẫn tới viêm phổi sơ sinh.

Bệnh nặng hơn so với trẻ lớn

Không giống viêm phổi ở trẻ lớn với những biểu hiện điển hình là sốt cao, ho nhiều, nghe lưng có thể thấy tiếng “rít”.  Với trẻ sơ sinh do đường hô hấp chưa phát triển đầy đủ nên triệu chứng lâm sàng thường không rõ ràng dễ bị bỏ qua. Bệnh diễn tiến nhanh và nặng hơn so với trẻ lớn, thực tế có nhiều trẻ khi được đưa tới cơ sở y tế khám, dù không bị sốt (chỉ hơi âm ấm đầu), không bị ho nhiều nhưng đã bị biến chứng viêm phổi rất nặng. 

Cần phát hiện sớm dấu hiệu ban đầu

Viêm phổi ở trẻ sơ sinh, triệu chứng của bệnh ban đầu thường nghèo nàn và không rõ ràng như: Bú kém hoặc bỏ bú; Sốt trên 37,5oC hoặc hạ thân nhiệt; Thở nhanh trên 60 lần trong 1 phút hoặc khó thở. Khi có triệu chứng rõ ràng thì bệnh đã nặng: Trẻ sốt hoặc hạ thân nhiệt, li bì, đáp ứng kém với kích thích, bú kém hoặc bỏ bú, nôn nhiều, chướng bụng,  khó thở, rút lõm lồng ngừng, tím tái... Do đó, cha mẹ hoặc người thân cần chú ý tình trạng của trẻ để phát hiện sớm các dấu hiệu ban đầu khi trẻ có biểu hiện sốt, bỏ bú, thở nhanh... phải đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời tránh biến chứng nặng có thể dẫn đến tử vong.

Làm gì để bé không mắc bệnh?

Để phòng bệnh viêm phổi sơ sinh trong quá trình mang thai các thai phụ phải đi kiểm tra thai định kỳ, nhất là giai đoạn cuối nhằm sớm phát hiện những bất thường cho thai nhi để có biện pháp can thiệp kịp thời; Khi trẻ chào đời quan trọng nhất bảo đảm giữ ấm cho trẻ; Cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn để tăng sức đề kháng và khi cho bú cần thận trọng tránh không để trẻ bị sặc sữa; Giữ vệ sinh cho trẻ, người chăm sóc phải rửa tay bằng xà phòng trước và sau khi chăm sóc trẻ để trẻ không bị lây nhiễm vi khuẩn; Dụng cụ để chăm sóc trẻ như cốc, thìa, chăn, áo, tã... phải sạch, khô, vô trùng, tránh không cho tiếp xúc với các nguồn lây bệnh...

 

                                                                       Theo Báo SKĐS

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Trao tặng 60 trang thiết bị y tế cho Trạm y tế xã Tu Lý

(HBĐT) - Ngày 11/8, lãnh đạo, nhân viên Báo Sức khoẻ và Đời sống (Bộ Y tế) đã đến thăm và tặng gần 60 trang thiết bị y tế với tổng trị giá 100 triệu đồng cho Trạm y tế xã Tu Lý (huyện Đà Bắc).

Giải mã bí ẩn căn bệnh “ma ám” ở Mường Chiềng

(HBĐT) - Trong suốt nhiều năm, người dân xã Mường Chiềng (Đà Bắc) và cả ngành y tế tỉnh không thể đoán bệnh, đặt tên cho căn bệnh bong tróc da mà gần chục người mắc là căn bệnh gì. Và cũng ngần ấy năm cả đông y lẫn tây y đều bó tay. Cứ vậy những đứa trẻ mắc bệnh cứ âm thầm lớn lên trong nỗi đau đớn tột cùng và sự méo mó về nhân dạng và sự bất lực của ngành y tế các cấp.

Xử lý chè trộn bột đá, xi măng... Cơ quan chức năng đồng loạt vào cuộc

Thời gian gần đây, ở các tỉnh phía Bắc - nơi có nhiều vùng đất chè như Yên Bái, Thái Nguyên, Hà Giang… rộ lên thông tin loại chè có nhiều tạp chất, không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Qua tìm hiểu của phóng viên, thương nhân ở nước ngoài tràn vào thị trường nội địa, thu mua loại chè có chất lượng kém với giá rất cao, người dân thấy lợi, làm liều. Khi thương nhân nước ngoài dừng không mua nữa, chè có nhiều tạp chất trót làm rồi lại đem đi tiêu thụ tại thị trường trong nước. Hậu quả, nhiều thương hiệu chè nổi tiếng bị vạ lây. Các vùng chè nguyên liệu tan hoang.

Thoái hóa khớp Phòng bệnh là quan trọng

Thoái hóa khớp gây đau và biến đổi cấu trúc khớp dẫn đến tàn phế ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Thoái hóa khớp nếu được chẩn đoán và điều trị sớm có thể làm chậm phát triển của bệnh, giảm triệu chứng đau đớn, giúp duy trì cuộc sống hoạt động. Do vậy, phòng ngừa thoái hóa khớp là quan trọng và cần thiết.

Ðậu giúp ngăn ngừa ung thư ruột

Theo các nhà khoa học tại Đại học Loma Linda (California, Mỹ), một chế độ dinh dưỡng với các loại đậu, đỗ, gạo lức sẽ làm giảm đến 40% nguy cơ phát triển polype đại tràng, một dạng u nhỏ mọc trên thành ruột có khả năng phát triển thành ung thư. Ngoài ra, nếu ăn trái cây khô ít nhất 3 lần một tuần, bạn cũng có thể giảm thiểu nguy cơ ung thư với tỷ lệ tương đương.

Thuốc chữa chứng đái dầm

Chứng đái dầm hay “ướt giường ban đêm” là một bệnh lý của bàng quang. Khi không biết mình đái lúc đang ngủ, do sự kiểm soát của vỏ não, hệ thần kinh trung ương, hệ thần kinh giao cảm và phó giao cảm ở vùng cột sống lưng - thắt lưng - cùng cụt với cung phản xạ bài niệu không hoàn hảo.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục