Giám sát bệnh chân – tay – miệng tại nhà chị Vì Thị hương, tổ 10, Tân Hòa, TPHB 
( ảnh: Hồng Dung - TTV)

Giám sát bệnh chân – tay – miệng tại nhà chị Vì Thị hương, tổ 10, Tân Hòa, TPHB ( ảnh: Hồng Dung - TTV)

(HBĐT) - Theo Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, tình hình dịch bệnh tay - chân - miệng trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua tiếp tục có những diễn biến phức tạp. Toàn tỉnh có 4 huyện và 33 xã, phường, thị trấn có người mắc. Đáng chú ý là tình hình dịch bệnh đang tiếp tục bùng phát mạnh.

 

Theo báo cáo giám sát dịch của Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, từ ngày 1-7/8,  toàn tỉnh đã ghi nhận 28 ca mắc mới, trong đó có 13 ca tại thành phố Hòa Bình. Tính đến hết ngày 7/8 tổng số ca bệnh tay - chân - miệng trên địa bàn tỉnh là 187, chưa có trường hợp nào tử vong. Đến ngày 9/8, số ca mắc bệnh tiếp tục tăng, toàn tỉnh đã ghi nhận thêm 6 ca mắc mới tại các huyện Mai Châu, Lạc Thủy và thành phố Hòa Bình. Theo bác sỹ chuyên khoa I Trần Thị Ái Hương, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh: Hiện nay, tình hình bệnh tay - chân - miệng đang có những diễn biến hết sức phức tạp và có chiều hướng gia tăng. Tính đến hết ngày 15/8, toàn tỉnh đã phát hiện 233 ca mắc bệnh. So với ngày 9/8, số bệnh nhân mắc mới đã lên đến 40 ca. Trong đó vẫn tập trung chủ yếu ở các huyện Mai Châu với 136 ca, huyện Yên Thủy 30 ca, thành phố Hòa Bình 62 ca. Đặc biệt, riêng trong ngày 15/8 đã ghi nhận thêm 6 ca mắc mới Mai Châu và 5 ca mắc mới ở  thành phố Hòa Bình. Các trường hợp mắc bệnh đã được cán bộ y tế đến điều tra, theo dõi. Hiện, trên địa bàn tỉnh không có trường hợp bệnh nặng, hầu hết mới chỉ phát bệnh ở mức độ 1.

 

Trước tình hình dịch bệnh có diễn biến phức tạp, Trung tâm y tế Dự phòng đã tham mưu cho Ban chỉ đạo phòng - chống dịch bệnh tỉnh, Sở Y tế tỉnh chỉ đạo các đơn vị y tế trong toàn tỉnh chủ động phòng - chống dịch bệnh, không để bùng phát, kéo dài. Đồng thời, tổ chức các đoàn giám sát hỗ trợ về chuyên môn phòng - chống dịch bệnh tay - chân - miệng ở các địa phương. Trong đó tập trung vào công tác chuẩn bị phòng - chống dịch bệnh tay - chân - miệng ở các địa phương chưa có người mắc bệnh, thu dung, cách ly, điều trị bệnh, vệ sinh khử trùng tại các bệnh viện và thực hiện chế độ giám sát báo cáo dịch bệnh tại các bệnh viện đa khoa huyện, thành phố và kế hoạch triển khai phòng - chống dịch bệnh. Đồng thời, các đoàn giám sát cũng đã tổ chức giám sát trực tiếp tại các trạm y tế tuyến xã, phường về kế hoạch giám sát triển khai dịch bệnh tại cộng đồng. Bác sỹ Trần Thị Ái Hương cho biết: Trong quá trình đi giám sát chúng tôi nhận thấy về cơ bản hệ thống điều tra giám sát dịch bệnh từ tỉnh xuống đến y tế thôn, bản đã phối hợp làm tốt công tác điều tra, giám sát, tuyên truyền vận động người dân vệ sinh phòng bệnh và cách ly người mắc bệnh không để dịch bệnh lây lan trong cộng đồng. Tuy nhiên vẫn cần thiết phải có sự phối hợp vào cuộc tuyên truyền sâu rộng hơn nữa về công tác vệ sinh phòng - chống dịch ở những vùng có dịch bệnh để người dân hiểu kỹ hơn về cách vệ sinh phòng bệnh và cách ly người mắc bệnh.

 

Do vậy, để dập dịch, bản thân người bị bệnh phải được cách ly tuyệt đối vì bệnh lây lan chủ yếu qua đường hô hấp, đường phân, và có trong các dịch tiết của người mắc bệnh. Thời điểm này, tuy chưa bước vào “mùa dịch” (từ tháng 9 đến tháng 11) nhưng dịch bệnh vẫn đang có sự khởi phát mạnh, diễn biến phức tạp theo xu hướng gia tăng mạnh, do vậy, việc tổ chức những đợt giám sát có ý nghĩa hết sức quan trọng trong hỗ trợ về mặc chuyên môn cho các địa phương và đến từng vùng, từng hộ gia đình.

 

Tuy nhiên, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Trần Thị Ái Hương lo ngại: Trên thực tế, để dập dịch trên địa bàn tỉnh vẫn còn rất nhiều việc phải làm và vẫn còn nhiều khó khăn. Điều mà đáng lo ngại nhất là dịch bệnh bùng phát mạnh vào thời điểm chuẩn bị bước vào năm học mới.

 

Các trường hợp mắc ủ bệnh không được phát hiện kịp thời mà vẫn tiếp xúc với người không mắc sẽ rất dễ lây chéo sang nhau qua đường hô hấp. Trên thực tế, trong cộng đồng, nếu một cháu mắc bệnh, có thể sẽ lây lan sang các cháu khác. Ngoài ra, hiện nay, trên địa bàn tỉnh may mắn là chưa có ca mắc bệnh nặng, chưa có trường hợp nào biến chứng gây tử vong nhưng không thể chủ, quan lơ là vì không thể loại trừ những trường hợp mắc bệnh có thể bị biến chứng nặng. Do vậy, để giải quyết triệt để vấn đề đó trước hết cần phải phát hiện người mắc bệnh kịp thời, tổ chức cách ly, thu dung điều trị và vệ sinh phòng bệnh. Đồng thời, cần thiết phải đẩy mạnh tuyên truyền và người dân phải tự nêu cao ý thức trong phòng - chống dịch bệnh.

 

Nêu cao ý thức trách nhiệm, ý thức tự phòng bệnh của mỗi người dân trong cộng đồng là điều quan trọng nhất. Có làm tốt điều này, công tác phòng - chống dịch bệnh mới đạt hiệu quả cao. Bác sỹ Trần Thị Ái Hương nhấn mạnh.

                                                                              

 

                                           Mạnh Hùng

 

Các tin khác

Bác sĩ - Thạc sĩ Nguyễn Thành Hải (bên phải)
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Trường PTDTNT huyện Đà Bắc tạo mọi điều kiện thuận lợi cho học sinh vùng co trong học tập, sinh hoạt.

Kỷ niệm 10 năm thành lập Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khỏe

(HBĐT) - Ngày 16/8, Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khỏe (TTGDSK) đã tổ chức lễ kỷ niệm 10 năm ngày thành lập (16/8/2001 – 16/8/2011) và triển khai chương trình hành động TTGDSK giai đoạn 2011 – 2015.

Giám sát dịch bệnh tay - chân - miệng trên địa bàn thành phố Hòa Bình.

(HBĐT) - Ngày 15/8, Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh phối hợp với phòng Y tế và Trung tâm y tế dự phòng thành phố giám sát dịch bệnh tay – chân - miệng tại 2 phường có nhiều diễn biến phức tạp về dịch bệnh trên địa bàn thành phố là phường Tân Thịnh và Tân Hòa.

Gian nan đường đến trường của trẻ có “H”

Đến nay, trên thế giới và ở Việt Nam chưa có trường hợp nào trẻ em bị lây nhiễm HIV (có “H”) bởi trẻ khác qua tiếp xúc, sinh hoạt hằng ngày. Nước ta có luật, có pháp lệnh và các quy định về việc không phân biệt, kỳ thị và trẻ em có "H" có quyền được học tập nhưng nhiều trẻ có "H" vẫn phải từ bỏ giấc mơ đến trường bởi bị ngăn cản, bị kỳ thị.

Công khai cơ sở nấu ăn "bẩn"

Ngày 15.8, UBND TP.HCM chỉ đạo các sở, ngành liên quan và UBND các quận, huyện tăng cường kiểm tra các cơ sở dịch vụ cung cấp suất ăn sẵn, bếp ăn tập thể, công ty cung cấp suất ăn công nghiệp, nấu ăn phục vụ tiệc...; xử lý kiên quyết các trường hợp vi phạm, đình chỉ hoạt động và thông tin công khai trên các phương tiện truyền thông đối với các cơ sở không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, có nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm trong cộng đồng.

Bệnh tay chân miệng bùng phát thành dịch

Bệnh tay chân miệng (TCM) đã bùng phát thành dịch và lan rộng. Đó là đánh giá của Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến trong Hội nghị Tăng cường phòng chống bệnh TCM và Triển khai chiến dịch phòng chống bệnh sốt xuất huyết (SXH) diễn ra tại TP.HCM vào hôm nay 15.8.

Phát hiện móng tay, tóc trong viên nang “thịt người”

Bộ Y tế Trung Quốc đã gấp rút mở cuộc điều tra sau khi đài truyền hình SBS-Hàn Quốc đưa tin nước này đang nhập từ Trung Quốc 1 loại thuốc làm từ nhau thai, thai chết lưu… và kết quả xét nghiệm cho thấy có tóc và móng tay trong viên nang.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục