Chàm thể tạng là bệnh viêm da mạn tính, không lây, thường xảy ra trên cơ địa có tiền sử bản thân hay gia đình bị suyễn, viêm mũi dị ứng, viêm kết mạc dị ứng, hay viêm da thể tạng.

Bệnh thường khởi phát ở nhũ nhi hay trẻ nhỏ và khó chữa hết dứt điểm, nhưng có thể kiểm soát tốt để nâng cao chất lượng cuộc sống. Một số lưu ý dưới đây giúp chăm sóc trẻ bị chàm thể tạng ở nhà.

 Tổn thương chàm ở bàn tay

Vệ sinh - tắm rửa:

- Tắm nước ấm, không quá 2 lần mỗi ngày, thời gian tắm không quá 15 phút.

- Dùng sữa tắm dịu-nhẹ, có pH trung tính hay acid nhẹ (pH = 4,5 - 6,5), thích hợp riêng cho da bị chàm.

- Lau khô trẻ sau tắm bằng khăn tắm mềm, mịn, không chà mạnh lên da bé.

- Thoa chất giữ ẩm (vaselin, physiogel, cetaphil, oilatum...) thường xuyên, trong vòng 3 phút ngay sau tắm, ngày 3 - 4 lần.

- Khi tắm hồ, tắm biển, nên tắm trước và sau khi bơi bằng nước sạch, để hạn chế khô da do nước biển và kích ứng da do chất cloride dùng để sát trùng trong hồ bơi.

- Không nên tiếp xúc xà bông, bột giặt, thuốc tẩy, nước hoa.

Áo quần:

- Mặc quần áo, găng tay, vớ chân bằng chất liệu 100% cotton để thấm tốt mồ hôi và cho da bé thông thoáng, “dễ thở”.

- Không mặc đồ quá chật, hay vải bằng len, sợi tổng hợp vì dễ gây kích ứng da.

Tránh cào gãi:

- Cắt ngắn móng tay, móng chân để tránh bé ngứa, gãi làm tăng nhiễm trùng da.

- Nếu trẻ cào gãi nhiều, nên mang vớ chân, găng tay cho bé để hạn chế cào gãi.

Phòng ốc:

- Phòng thông thoáng, không khói thuốc, không nước hoa, không thú nuôi.

- Không để nhiệt độ phòng quá nóng, quá lạnh hay độ ẩm quá thấp.

Ăn uống:

- Chỉ kiêng cữ một số thực phẩm nào làm bệnh chàm của bé nặng hơn.

- Uống nhiều nước.

- Vệ sinh mặt, miệng sau mỗi lần ăn hay bú sữa.

Tâm lý:

- Tạo tâm lý cho trẻ và gia đình luôn vui tươi, thoải mái.

- Tránh căng thẳng, nhất là trong các đợt thi cử, học hành.

Chú ý:

- Không hôn gần vị trí tổn thương da của bé, vì dễ tăng nguy cơ nhiễm trùng. Đặc biệt, người có bệnh thủy đậu, viêm da Herpes, lở môi-miệng, tuyệt đối tránh gần bé vì dễ gây cho bé bị bệnh mụn mủ dạng thủy đậu, là bệnh nặng, có nhiều biến chứng nguy hiểm.

- Không chích ngừa vắc-xin thủy đậu trong giai đoạn tiến triển của bệnh chàm, vì có thể đưa đến biến chứng bệnh mụn mủ dạng thủy đậu.

- Không tự ý dùng thuốc, nhất là corticoid vì có nhiều tai biến và tác dụng phụ.

 

                                                                       Theo Báo SKĐS

Các tin khác


Cảnh báo biến chứng nguy hiểm từ phương pháp căng da mặt bằng chỉ không an toàn

PGS.TS.BS Phạm Hiếu Liêm, Trưởng Đơn vị Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ, Bệnh viện Da Liễu TP Hồ Chí Minh cho biết, căng da bằng chỉ là phương pháp làm đẹp không phẫu thuật được nhiều người lựa chọn, tuy nhiên biến chứng căng chỉ gây ra nhiễm khuẩn là vô cùng tai hại.

Bệnh viện Đa khoa tỉnh cấp cứu thành công bệnh nhân tổn thương mạch máu lớn 

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hoà Bình đã tiến hành cấp cứu thành công bệnh nhân tổn thương mạch máu lớn nguy hiểm đến tính mạng dưới sự hỗ trợ của các chuyên gia Bệnh viện Việt Đức.

Thành phố Hòa Bình lan tỏa phong trào hiến máu tình nguyện

Hiến máu tình nguyện (HMTN) là hành động ý nghĩa, nhân văn, nghĩa cử cao đẹp, góp phần cứu sống, mang lại hạnh phúc cho nhiều bệnh nhân cần máu tại các cơ sở y tế. Thời gian qua, Ban Chỉ đạo (BCĐ) vận động HMTN TP Hòa Bình đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giúp người dân nhận thức sâu sắc về mục đích, ý nghĩa của phong trào HMTN. Qua đó, ngày hội HMTN hàng năm tổ chức tại địa bàn đã tiếp nhận hàng nghìn đơn vị máu do cán bộ, công chức, chiến sỹ, đoàn viên, thanh niên và người dân chia sẻ.

Yêu cầu đình chỉ ngay bếp ăn khiến 350 công nhân nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm

Liên quan đến vụ việc 350 công nhân Công ty TNHH Shinwon Ebenezer Việt Nam (Vĩnh Phúc) nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm, tối 14/5, Bộ Y tế đã có văn bản yêu cầu đình chỉ ngay hoạt động bếp ăn tập thể của công ty này.

Bộ Y tế hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 tại Việt Nam

Theo Bộ Y tế, hiện nay tình hình dịch bệnh COVID-19 trên thế giới diễn biến khó lường, khó dự báo với các biến chủng phụ mới tiếp tục được ghi nhận. Bộ Y tế vừa có hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 để tăng cường miễn dịch phòng bệnh COVID-19, đặc biệt là các nhóm nguy cơ cao...

Nỗi lo ngộ độc thực phẩm tập thể - Bài cuối: Siết chặt quản lý để đảm bảo an toàn cho người dân

Theo báo cáo thị trường kinh doanh ẩm thực tại Việt Nam, hết năm 2023, số lượng nhà hàng, quán cà phê ở nước ta đạt mốc trên 300.000 chưa kể các quán ăn nhỏ lẻ, xe kéo. Việc quản lý an toàn thực phẩm ở các cửa hàng, thực phẩm đường phố, hàng rong rất khó khăn. Đặc biệt, nhiều cơ sở kinh doanh sản phẩm không có nguồn gốc rõ ràng, không ngày sản xuất, hạn sử dụng. Vì vậy, việc siết chặt quản lý khâu đảm bảo an toàn thực phẩm, đặc biệt là nguồn gốc hàng hóa cần phải được thực hiện nghiêm túc hơn bao giờ hết.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục