Thạch sùng sống khắp nơi ở nước ta và là loại sinh vật quen thuộc với mọi người. Tùy từng vùng mà có nơi gọi là con thằn lằn, hay thủ cung, thiên long, bích hổ, hát hổ. Thạch sùng dùng làm thuốc và được ghi đầu tiên trong sách Bản thảo kinh tập chú. Có nhiều loại thạch sùng, có tên khoa học là Hemidactylus Frenatus Schleghel đều thuộc loại tắc kè (Gekkonnidae).

 

Đông y cũng cho rằng thạch sùng vị mặn, tính hàn, có ít độc, có tác dụng bổ phế thận, ích tinh huyết, chỉ khái định suyễn, khứ phong hoạt lạc, tán kết giải độc, chỉ thống, trấn tĩnh giản kính (an thần, chống co giật), khu phong, định kinh nên có thể chủ trị các chứng như phong tê liệt (liệt nửa người do tai biến mạch máu não), kinh phong ở trẻ em, suy dinh dưỡng trẻ em, tràng nhạc (lao hạch) và hen suyễn...

Trên lâm sàng, các nhà y học Trung Quốc còn cho biết họ đã dùng thạch sùng để chữa suy nhược thần kinh, lao hạch, cốt tuỷ viêm, ung thư thực quản, ung thư dạ dày...

Để tham khảo, dưới đây xin nêu một số cách trị liệu từ con thạch sùng

Chữa lao hạch và hen suyễn: dùng thạch sùng cho vào chuối hoặc bọc trong lá khoai lang đã hơ nóng cho mềm để dễ nuốt hay dùng thạch sùng sấy khô, tán thành bột mỗi ngày uống nửa phân với rượu; cũng có thể dùng thạch sùng 2 con, hạ khô thảo 6g sấy khô tán bột chia uống 2 lần trong ngày với rượu vàng kết hợp với dùng thạch sùng sao tồn tính, tán lấy bột hoà với dầu vừng bôi lên hạch bị tổn thương.

Trị ung sang đau nhiều: Dùng bột thạch sùng trộn với dầu vừng bôi lên tổn thương.

Chữa co giật do tâm hư: Dùng thạch sùng sao vàng 1 con tán bột trộn với một chút chu sa và xạ hương uống với nước sắc lá bạc hà.

Chứng tay chân liệt bại, đau nhiều: dùng ngự mễ xác sao mật 1 tiền, trần bì 5 tiền, thạch sùng sao vàng, nhũ hương, một dược và cam thảo mỗi vị 2 tiền 5 phân, tất cả tán thành bột, uống mỗi ngày 3 tiền; hoặc dùng thạch sùng 2 con, địa long 15g, toàn yết (bọ cạp) 9g, ngưu tất 25g, tất cả sấy khô, tán bột, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 6g.

Chữa co giật mạn tính do tâm hư (kinh phong): Dùng thạch sùng màu vàng 1 con sấy khô, tán bột uống với nước sắc bạc hà cùng một chút chu sa và xạ hương, kết hợp uống đơn sắc Nhị trần thang.

Chữa viêm đa khớp dạng thấp: Dùng thạch sùng 10g, ngô công 10g, bạch chỉ 20g, tất cả đem sấy khô, tán bột, uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 4g.

Trị nấm da: dùng thạch sùng 5 con và ngô công (con rết) 5 con đem ngâm với rượu nặng lấy dịch chiết bôi lên tổn thương.

Trị cước khí (thấp chẩn): dùng thạch sùng 2 con đem ngâm với 200ml cồn 90%, sau 10 ngày thì dùng được, lấy dịch chiết bôi vào tổn thương...   

 

                                         Theo SKĐS

Các tin khác


Cảnh báo biến chứng nguy hiểm từ phương pháp căng da mặt bằng chỉ không an toàn

PGS.TS.BS Phạm Hiếu Liêm, Trưởng Đơn vị Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ, Bệnh viện Da Liễu TP Hồ Chí Minh cho biết, căng da bằng chỉ là phương pháp làm đẹp không phẫu thuật được nhiều người lựa chọn, tuy nhiên biến chứng căng chỉ gây ra nhiễm khuẩn là vô cùng tai hại.

Bệnh viện Đa khoa tỉnh cấp cứu thành công bệnh nhân tổn thương mạch máu lớn 

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hoà Bình đã tiến hành cấp cứu thành công bệnh nhân tổn thương mạch máu lớn nguy hiểm đến tính mạng dưới sự hỗ trợ của các chuyên gia Bệnh viện Việt Đức.

Thành phố Hòa Bình lan tỏa phong trào hiến máu tình nguyện

Hiến máu tình nguyện (HMTN) là hành động ý nghĩa, nhân văn, nghĩa cử cao đẹp, góp phần cứu sống, mang lại hạnh phúc cho nhiều bệnh nhân cần máu tại các cơ sở y tế. Thời gian qua, Ban Chỉ đạo (BCĐ) vận động HMTN TP Hòa Bình đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giúp người dân nhận thức sâu sắc về mục đích, ý nghĩa của phong trào HMTN. Qua đó, ngày hội HMTN hàng năm tổ chức tại địa bàn đã tiếp nhận hàng nghìn đơn vị máu do cán bộ, công chức, chiến sỹ, đoàn viên, thanh niên và người dân chia sẻ.

Yêu cầu đình chỉ ngay bếp ăn khiến 350 công nhân nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm

Liên quan đến vụ việc 350 công nhân Công ty TNHH Shinwon Ebenezer Việt Nam (Vĩnh Phúc) nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm, tối 14/5, Bộ Y tế đã có văn bản yêu cầu đình chỉ ngay hoạt động bếp ăn tập thể của công ty này.

Bộ Y tế hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 tại Việt Nam

Theo Bộ Y tế, hiện nay tình hình dịch bệnh COVID-19 trên thế giới diễn biến khó lường, khó dự báo với các biến chủng phụ mới tiếp tục được ghi nhận. Bộ Y tế vừa có hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 để tăng cường miễn dịch phòng bệnh COVID-19, đặc biệt là các nhóm nguy cơ cao...

Nỗi lo ngộ độc thực phẩm tập thể - Bài cuối: Siết chặt quản lý để đảm bảo an toàn cho người dân

Theo báo cáo thị trường kinh doanh ẩm thực tại Việt Nam, hết năm 2023, số lượng nhà hàng, quán cà phê ở nước ta đạt mốc trên 300.000 chưa kể các quán ăn nhỏ lẻ, xe kéo. Việc quản lý an toàn thực phẩm ở các cửa hàng, thực phẩm đường phố, hàng rong rất khó khăn. Đặc biệt, nhiều cơ sở kinh doanh sản phẩm không có nguồn gốc rõ ràng, không ngày sản xuất, hạn sử dụng. Vì vậy, việc siết chặt quản lý khâu đảm bảo an toàn thực phẩm, đặc biệt là nguồn gốc hàng hóa cần phải được thực hiện nghiêm túc hơn bao giờ hết.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục