Cán bộ Trạn y tế xã Thanh Hối thăm khám, chăm sóc sức khỏe cho trẻ em.

Cán bộ Trạn y tế xã Thanh Hối thăm khám, chăm sóc sức khỏe cho trẻ em.

(HBĐT) - "Mục tiêu xây dựng xã chuẩn quốc gia về y tế đã được đưa ra bàn bạc trong nhiều cuộc họp của Đảng bộ, chính quyền xã Thanh Hối từ nhiều năm nay. Xà xã đã có nhiều nỗ lực để thực hiện, tuy nhiên, nếu không có sự quan tâm đầu tư, đáp ứng các tiêu chí thì chặng đường phía trước sẽ còn nhiều gian nan" - ông Bùi Thanh Huyến, Chủ tịch UBND xã Thanh Hối bộc bạch.

 

Để giúp nắm rõ thực trạng cơ sở vật chất của y tế cơ sở cũng như có dịp tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của người dân, ông Huyến đưa chúng tôi đi thăm trạm y tế xã. Trạm có khuôn viên khá rộng, hơn 1.000 m2. Cơ sở vật chất có 2 dãy nhà gồm 6 phòng chức năng. Tuy nhiên, trạm được xây dựng từ năm 1998 nên đã xuống cấp. Mái nhà bị võng, nứt dột trời mưa phải huy động toàn bộ xô, chậu để hứng nước. Đến nay, phòng đẻ - KHHGĐ đã không sử dụng được vì không đảm bảo vô trùng. Còn phòng lưu bệnh nhân cũng trong tình trạng ẩm thấp, tường bị tróc lở, bên trong kê 6 chiếc giường sắt đã bị hoen rỉ và một chiếc tủ đựng đồ cũng trong tình trạng mục ruỗng. Nhà cấp 4, mùa hè nóng nực là vậy nhưng cả trạm chỉ có một chiếc quạt điện, đến mùa hè qua mới được bổ sung thêm 1 chiếc nữa để chống nóng. Khi chúng tôi đến thăm, trạm có 4 bệnh nhân, trong đó có 2 ca đẻ, 1 ca sốt cao dẫn đến co giật và 1 người truyền dịch vì suy nhược cơ thể. Đi kèm với 4 bệnh nhân đó có tới cả chục người thân đến phục vụ. Bà Bùi Thị Huyền ở xóm Sung 2, xã Thanh Hối rụt rè bày tỏ: Chúng tôi là người dân lao động vất vả quen rồi nên chỉ khi bệnh nặng mới đến cơ sở y tế để khám, chữa trị. Đã phải điều trị thì không thể đi về được mà phải ở lại trạm để các bác sỹ theo dõi nhưng ở lại đây thì vất vả lắm. Khi trời mưa to, bệnh nhân đều phải ngồi co ro để tránh dột. Hôm nay, tôi đưa cháu đi sinh "mẹ tròn con vuông" rồi, chờ làm xong thủ tục là chúng tôi đưa cháu về nhà, ở lại trạm nhiều cái phải lo lắm. Bác sĩ Bùi Thị Hương, Trạm Trưởng Trạm y tế xã chia sẻ: Với đội ngũ cán bộ gồm 1 bác sỹ và 6 y sĩ, dược sỹ, nữ hộ sinh tận tụy với công việc, chúng tôi đảm nhận tốt nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Nhưng để thực hiện tốt hơn nhiệm vụ của mình chúng tôi mong muốn được quan tâm trang bị cơ sở vật chất cũng như trang thiết bị. Năm  2010, với sự hỗ trợ, giúp đỡ của Trung  đoàn 814 - Bộ CHQS tỉnh, xã đã trích 23 triệu đồng từ ngân sách để đổ bê tông tôn tạo đường đi cho trạm y tế. Nay, con đường đã trở nên thoáng rộng, không còn lầy lội như trước. Chúng tôi đã có nhiều nỗ lực để xây dựng trạm y tế đạt chuẩn quốc gia nhưng hiện tại, cơ sở vật chất còn thiếu thốn nhiều mà sự hỗ trợ của xã cũng có hạn nên còn chưa thực hiện được. Trước mắt, chúng tôi mong muốn được sự hỗ trợ về nguồn vốn để sửa chữa lại mái nhà và nhà bếp để phục vụ bệnh nhân và xây tường bao để bảo vệ vườn thuốc nam tránh tình trạng người, gia súc, gia cầm có thể tự do vào vườn để phá hoại như hiện nay.

 

Xã Thanh Hối cách trung tâm huyện khoảng 7 km, nhiều người dân khi đau ốm có thể tới thẳng bệnh viện huyện. Tuy nhiên, trạm y tế xã vẫn là điểm chung chuyển hết  sức cần thiết.  Đặc biệt là nơi mà người bệnh có thể đến ngay trong trường hợp khẩn cấp. Nơi thực hiện các hoạt động y tế dự phòng để chăm sóc khỏe cho nhân dân góp phần giảm tải cho cơ sở y tế tuyến trên. Nhiều năm qua, Trạm y tế xã Thanh Hối đã thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, không để xảy ra tình trạng dịch bệnh bùng phát trên địa bàn. Năm 2011, trên địa bàn có 14 trường hợp bị mắc bệnh rubela (chủ yếu là trẻ em) trạm đã có biện pháp điều trị kịp thời và tuyên truyền cho người dân cách phòng - chống lây nhiễm, vì vậy đã dập tắt căn bệnh này một cách nhanh chóng. Mong muốn xây dựng trạm y tế đạt chuẩn quốc gia và xã đạt chuẩn quốc gia về y tế là nguyện vọng chính đáng của cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân trong xã rất cần sự chung tay, giúp sức của các cấp, ngành.

 

                                                                                    Lam Nguyệt

 

                                                                                   

                                                                          

Các tin khác


Cảnh báo biến chứng nguy hiểm từ phương pháp căng da mặt bằng chỉ không an toàn

PGS.TS.BS Phạm Hiếu Liêm, Trưởng Đơn vị Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ, Bệnh viện Da Liễu TP Hồ Chí Minh cho biết, căng da bằng chỉ là phương pháp làm đẹp không phẫu thuật được nhiều người lựa chọn, tuy nhiên biến chứng căng chỉ gây ra nhiễm khuẩn là vô cùng tai hại.

Bệnh viện Đa khoa tỉnh cấp cứu thành công bệnh nhân tổn thương mạch máu lớn 

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hoà Bình đã tiến hành cấp cứu thành công bệnh nhân tổn thương mạch máu lớn nguy hiểm đến tính mạng dưới sự hỗ trợ của các chuyên gia Bệnh viện Việt Đức.

Thành phố Hòa Bình lan tỏa phong trào hiến máu tình nguyện

Hiến máu tình nguyện (HMTN) là hành động ý nghĩa, nhân văn, nghĩa cử cao đẹp, góp phần cứu sống, mang lại hạnh phúc cho nhiều bệnh nhân cần máu tại các cơ sở y tế. Thời gian qua, Ban Chỉ đạo (BCĐ) vận động HMTN TP Hòa Bình đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giúp người dân nhận thức sâu sắc về mục đích, ý nghĩa của phong trào HMTN. Qua đó, ngày hội HMTN hàng năm tổ chức tại địa bàn đã tiếp nhận hàng nghìn đơn vị máu do cán bộ, công chức, chiến sỹ, đoàn viên, thanh niên và người dân chia sẻ.

Yêu cầu đình chỉ ngay bếp ăn khiến 350 công nhân nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm

Liên quan đến vụ việc 350 công nhân Công ty TNHH Shinwon Ebenezer Việt Nam (Vĩnh Phúc) nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm, tối 14/5, Bộ Y tế đã có văn bản yêu cầu đình chỉ ngay hoạt động bếp ăn tập thể của công ty này.

Bộ Y tế hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 tại Việt Nam

Theo Bộ Y tế, hiện nay tình hình dịch bệnh COVID-19 trên thế giới diễn biến khó lường, khó dự báo với các biến chủng phụ mới tiếp tục được ghi nhận. Bộ Y tế vừa có hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 để tăng cường miễn dịch phòng bệnh COVID-19, đặc biệt là các nhóm nguy cơ cao...

Nỗi lo ngộ độc thực phẩm tập thể - Bài cuối: Siết chặt quản lý để đảm bảo an toàn cho người dân

Theo báo cáo thị trường kinh doanh ẩm thực tại Việt Nam, hết năm 2023, số lượng nhà hàng, quán cà phê ở nước ta đạt mốc trên 300.000 chưa kể các quán ăn nhỏ lẻ, xe kéo. Việc quản lý an toàn thực phẩm ở các cửa hàng, thực phẩm đường phố, hàng rong rất khó khăn. Đặc biệt, nhiều cơ sở kinh doanh sản phẩm không có nguồn gốc rõ ràng, không ngày sản xuất, hạn sử dụng. Vì vậy, việc siết chặt quản lý khâu đảm bảo an toàn thực phẩm, đặc biệt là nguồn gốc hàng hóa cần phải được thực hiện nghiêm túc hơn bao giờ hết.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục