Gió đông về thấy cảnh ghẻ lạnh của một số người dân không cho dân làng phong Hòa Vân ở Đà Nẵng vào đất liền an cư, hòa nhập cộng đồng vì sợ bị lây bệnh mà cám cảnh. Chợt nhớ tới vị bác sỹ không tiền khoáng hậu Trần Hữu Ngoạn – người đã từng ba cùng (cùng ăn, cùng ở, cùng làm) với bệnh nhân phong để chứng minh cho mọi người thấy bệnh phong cực kỳ khó lây nếu không muốn nói là không lây.

Đương nhiên, sau khi "mở cửa" cho vi khuẩn tự do vào người ông chẳng hề hấn gì mà còn tiếp tục khỏe khoắn đi hết bệnh viện phong này đến bệnh viện phong khác khắp cả nước, quãng thời gian trước vào sau chiến tranh để chữa trị các các bệnh nhân và quan trọng nữa là ông muốn tuyên truyền để cho xã hội không kỳ thị, tạo điều kiện cho bệnh nhân phong khỏi bệnh hòa nhập cộng đồng.

Đó là lý do tại sao bác sỹ Trần Hữu Ngoạn lại tự làm khổ mình như vậy. Đức hy sinh trời biển, cao vời vợi ấy đối với những bệnh nhân phong dù có được ông trực tiếp chữa bệnh hay không nhưng hầu như ai cũng biết và coi ông như một ân nhân, một “tô tem”. Nhưng miệng lưỡi thế gian thì vô cùng khắc nghiệt. Người thì tỏ lòng kính phục, coi ông như vị anh hùng. Kẻ ít lại bảo ông là “bác sỹ điên khùng”.

Cuốn sổ tay phóng viên đã úa vàng nhưng nét chữ còn khá rõ ràng ghi chép cái buổi tối tôi đến thăm gia đình bác sỹ Trần Hữu Ngoạn. Thật trùng hợp, đó cũng là ngày gió đông về. Ấy là năm 2004.

Căn nhà giản dị của bác sỹ Trần Hữu Ngoạn nằm trong một con ngõ nhỏ, gần chợ Bưởi, Hà Nội. Cửa sắt vòng ngoài khóa chặt, cửa gỗ bên trong hé mở, một chút ánh sáng lọt ra. Bà Phạm Thị Yến – vợ bác sỹ Ngoạn đang bón từng thìa mì tôm cho chồng ăn. Bác sỹ Ngoạn ngồi trên một chiếc xe lăn.

Cả đời lăn lộn chữa bệnh cho người bị phong cùi, về hưu ông vẫn khỏe mạnh. Nhưng mấy năm gần đây (2004) ba thứ bệnh: cao huyết áp, mỡ trong máu và parkinson đã cột chặt bác sỹ Ngoạn trên chiếc xe đẩy. Đến nói ông cũng gặp khó khăn, câu được câu chăng nhọc nhằn. Cuộc nói chuyện giữa tôi với bác sỹ Ngoạn vì thế phải thông qua “người phiên dịch” Phạm Thị Yến.

Bà Yến thuộc cuộc đời của chồng và nói với chúng tôi về chồng cứ như bác sỹ Ngoạn đang nói vậy. Nhiều người bảo bà Yên lấy ông Ngoạn là để trả ơn vì bác sỹ Ngoạn từng cứu sống cha bà qua cơn bạo bệnh. Nhưng tôi lại cho đó chỉ là duyên cớ để người con gái Tràng An thứ thiệt đồng ý làm vợ của một người có nhân cách lớn như bác sỹ Ngoạn.

Bác sỹ Trần Hữu Ngoạn và bà Phạm thị Yên cưới nhau giữa lúc hai miền còn chia cắt bởi chiến tranh. Tổ ấm sum vầy chẳng bao lâu, để lại vợ con ở nhà, bác sỹ Ngoạn khoác ba lô đi hết trung tâm chữa bệnh phong từ bắc vô nam để cứu người. Đến trung tâm nào ông cũng đau đáu một điều là làm sao chữa khỏi bệnh cho bệnh nhân, giúp họ làm ăn kinh tế và hòa nhập cộng đồng. Hành động tiêm vi khuẩn Hansen vào người, nhỏ vi khuẩn Hansen vào mũi là cách ông chứng minh hùng hồn nhất cho luận điểm của mình: Bệnh phong cùi không lây.

Không ít đồng nghiệp của bác sỹ Ngoạn thời đó dù chỉ nghe tin thôi cũng đủ há hốc mồm. Còn y, bác sỹ dưới quyền ông thì thấy ghê ghê, nửa tin nửa ngờ. Khi còn làm lãnh đạo của các bệnh viện phong từ Quỳnh Lập (Nghệ An) và ở Bình Định ông đều chuyển trụ sở làm việc của y bác sỹ vào cùng với khu ở của người bệnh. Có y bác sỹ sợ quá bỏ nghề. Người thì túm năm tụm ba dọa nạt cả lãnh đạo! Nhưng bác sỹ Ngoạn vẫn giữ nghiêm sự cương quyết và thời gian càng về sau càng ủng hộ và cho thấy những điều ông làm là đúng! Suốt bao năm ăn, ở, làm việc cùng bệnh nhân phong cùi ở khắp các bệnh viện, không một y tá, bác sỹ nào bị lây bệnh.

Bác sỹ Ngoạn đi đến đâu, người bệnh khi gửi thư, nhận đồ tiếp tế không còn phải cho qua lò hấp để diệt khuẩn như trước nữa. Tùy theo mức độ dị tật để lại, người từng bị bệnh phong cùi được ông tổ chức lao động hợp lý. Người thì làm y tá, hộ lý, lái xe, hậu cần cho trung tâm. Thậm chí có người còn được bác sỹ Ngoạn cất nhắc lên cả chức phó giám đốc trung tâm hoặc bệnh viện. Tức là về chức vụ chỉ sau ông một bậc.

Xung quanh trung tâm, bệnh viên nơi bác sỹ Ngoạn làm việc bắt đầu xuất hiện lô nhô những ngôi nhà của bệnh nhân đã chữa khỏi bệnh. Họ tách ra, lập gia đình, tự làm ăn kinh tế để không phụ thuộc vào ai. Nhưng cũng chính bác sỹ Ngoạn hiểu đời sống kinh tế của họ luôn gặp khó khăn bởi ngay đời sống quan hệ xã hội họ còn khó hòa nhập nữa là đời sống kinh tế? Thế là bác sỹ Ngoạn đêm về lại suy nghĩ cách nào để giúp họ. Ông đi nhiều nơi và đem về các giống cây trồng cho người làng phong khỏi bệnh để họ phát triển kinh tế. Hướng đi này tỏ ra khá hiệu quả. Ví như thời trước và sau chiến tranh cây hoa nhài bác sỹ Ngoạn đem về là thứ cây giúp người dân làng phong ở Nghệ An ổn định cuộc sống, phất lên khá giả có tiếng!

Nhờ tâm huyết cũng những hành động táo bạo, bác sỹ Ngoạn đã góp một phần công rất lớn để xã hội giảm bớt sự phân biệt, hắt hủi với người bệnh phong cùi. Người bị bệnh phong cùi cũng dần xóa bỏ được mặc cảm, tự ti. Bà Yên tâm sự: “Cũng do bản tính cương trực mà cả đời ông ấy phải chịu thiệt. Khi làm giám đốc một số trung tâm, bệnh viện phong, có người bảo ông phá nhà cũ, xây nhà mới. Ông ấy không chịu vì cơ sở nhà tầng còn tốt, hơn nữa nước ta hồi đó còn nghèo. Thế là ông ấy liên tục bị chuyển công tác. Mặc dù khi đó đồng ý xây nhà mới, ông ý được người ta gạ chi hoa hồng cả tỷ đồng. Rồi có khi đang làm đúng chuyên môn chữa bệnh cứu người nhưng vì lý do cương trực phải lý nào đấy ông ý lại được “cất lên” làm quản lý, chỉ để ngồi chơi xơi nước!”…

Nhớ về những vinh nhục của đời chồng, khóe mắt bà Yến cay cay rớm lệ. Bác sỹ Ngoạn quay sang nhìn vợ như muốn bảo với chúng tôi rằng, những cống hiến của ông chỉ là bình thường thôi. Cứu giúp được người bệnh phong đó là niềm vui lớn nhất của đời ông. Cả đời bác sỹ Ngoạn chăm lo cho bệnh nhân phong cùi với một tình thương bao la còn bà Yến cả đời làm vợ đã hy sinh tất cả để giúp chồng yên tâm công tác. Ông là một bác sỹ thừa những công trình nghiên cứu và những thí nghiệm chẳng phải bác sỹ nào cũng làm được nhưng ông không màng đến danh giáo sư hay tiến sỹ. Ông cũng từ chối rất nhiều giải thưởng của các tổ chức, cơ quan trong và ngoài nước. Bởi một lý do đơn giản, công việc ông làm đâu phải vì cái gì ngoài cứu chữa cho những người bệnh phong!

Liên hệ với việc người dân làng phong Hòa Vân bị kỳ thị mà thấy hổ thẹn cho cái tinh thần “bầu ơi thương lấy bí cùng” của một số người dân. Giá như chính quyền cơ sở làm tốt công tác tuyên truyền. Nếu như ai cũng có nhận thức về bệnh phong cùi như bác sỹ Trần Hữu Ngoạn thì hẳn người dân làng phong Hòa Vân bới đi tâm trạng tủi phận, cô liêu biết mấy.

 

                                                          Theo GDTĐ

 

Các tin khác


Cảnh báo biến chứng nguy hiểm từ phương pháp căng da mặt bằng chỉ không an toàn

PGS.TS.BS Phạm Hiếu Liêm, Trưởng Đơn vị Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ, Bệnh viện Da Liễu TP Hồ Chí Minh cho biết, căng da bằng chỉ là phương pháp làm đẹp không phẫu thuật được nhiều người lựa chọn, tuy nhiên biến chứng căng chỉ gây ra nhiễm khuẩn là vô cùng tai hại.

Bệnh viện Đa khoa tỉnh cấp cứu thành công bệnh nhân tổn thương mạch máu lớn 

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hoà Bình đã tiến hành cấp cứu thành công bệnh nhân tổn thương mạch máu lớn nguy hiểm đến tính mạng dưới sự hỗ trợ của các chuyên gia Bệnh viện Việt Đức.

Thành phố Hòa Bình lan tỏa phong trào hiến máu tình nguyện

Hiến máu tình nguyện (HMTN) là hành động ý nghĩa, nhân văn, nghĩa cử cao đẹp, góp phần cứu sống, mang lại hạnh phúc cho nhiều bệnh nhân cần máu tại các cơ sở y tế. Thời gian qua, Ban Chỉ đạo (BCĐ) vận động HMTN TP Hòa Bình đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giúp người dân nhận thức sâu sắc về mục đích, ý nghĩa của phong trào HMTN. Qua đó, ngày hội HMTN hàng năm tổ chức tại địa bàn đã tiếp nhận hàng nghìn đơn vị máu do cán bộ, công chức, chiến sỹ, đoàn viên, thanh niên và người dân chia sẻ.

Yêu cầu đình chỉ ngay bếp ăn khiến 350 công nhân nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm

Liên quan đến vụ việc 350 công nhân Công ty TNHH Shinwon Ebenezer Việt Nam (Vĩnh Phúc) nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm, tối 14/5, Bộ Y tế đã có văn bản yêu cầu đình chỉ ngay hoạt động bếp ăn tập thể của công ty này.

Bộ Y tế hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 tại Việt Nam

Theo Bộ Y tế, hiện nay tình hình dịch bệnh COVID-19 trên thế giới diễn biến khó lường, khó dự báo với các biến chủng phụ mới tiếp tục được ghi nhận. Bộ Y tế vừa có hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 để tăng cường miễn dịch phòng bệnh COVID-19, đặc biệt là các nhóm nguy cơ cao...

Nỗi lo ngộ độc thực phẩm tập thể - Bài cuối: Siết chặt quản lý để đảm bảo an toàn cho người dân

Theo báo cáo thị trường kinh doanh ẩm thực tại Việt Nam, hết năm 2023, số lượng nhà hàng, quán cà phê ở nước ta đạt mốc trên 300.000 chưa kể các quán ăn nhỏ lẻ, xe kéo. Việc quản lý an toàn thực phẩm ở các cửa hàng, thực phẩm đường phố, hàng rong rất khó khăn. Đặc biệt, nhiều cơ sở kinh doanh sản phẩm không có nguồn gốc rõ ràng, không ngày sản xuất, hạn sử dụng. Vì vậy, việc siết chặt quản lý khâu đảm bảo an toàn thực phẩm, đặc biệt là nguồn gốc hàng hóa cần phải được thực hiện nghiêm túc hơn bao giờ hết.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục