Mục đích của điều trị thuốc kháng virut (ARV) cho trẻ em nhiễm HIV nhằm ức chế sự nhân lên của virut và kìm hãm lượng virut trong máu ở mức thấp nhất; Phục hồi chức năng miễn dịch, giảm nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng cơ hội; Cải thiện chất lượng sống và tăng khả năng sống sót ở trẻ; Duy trì sự phát triển bình thường cho trẻ cả về thể chất và trí tuệ.

Điều trị ARV là một phần trong tổng thể các dịch vụ chăm sóc, dinh dưỡng, hỗ trợ y tế, tâm lý và xã hội cho trẻ nhiễm HIV/AIDS. Bất cứ phác đồ điều trị nào cũng phải có ít nhất 3 loại thuốc. Cần chú ý, điều trị ARV là điều trị suốt đời nên trẻ cần phải tuân thủ điều trị tuyệt đối để đảm bảo hiệu quả điều trị và tránh kháng thuốc.

 Cần tuân thủ tuyệt đối phác đồ điều trị ARV cho trẻ nhiễm HIV. Ảnh: TL

Phác đồ điều trị sửa đổi

Theo hướng dẫn mới nhất ngày 02/11/2011 của Bộ Y tế, đối với trẻ dưới 24 tháng tuổi đã từng tiếp xúc với NVP hoặc EFV (Efavirenz) do mẹ điều trị thuốc kháng virut hoặc sử dụng thuốc kháng virut để dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con dùng AZT + 3TC + LPV/r.

Đối với trẻ dưới 24 tháng tuổi không có hoặc không rõ tiền sử tiếp xúc với NVP hoặc EFV do mẹ điều trị thuốc kháng virut hoặc sử dụng thuốc kháng virut để dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con dùng AZT + 3TC + NVP.

Đối với trẻ từ 24 tháng tuổi đến 36 tháng tuổi dùng AZT/d4T (Stavudine) + 3TC + NVP.

Đối với trẻ trên 36 tháng tuổi dùng AZT +3TC + NVP/EFV.

Trong trường hợp không sử dụng được AZT thay bằng ABC (Abacavir). Nếu có chống chỉ định với ABC thì thay bằng d4T.

Một số điểm cần lưu ý

Trẻ được điều trị bằng thuốc kháng virut cần được tái khám và phát thuốc định kỳ 1 - 2 tháng/lần. Khi bắt đầu điều trị trẻ cần được tái khám sớm để được tư vấn, hỗ trợ tuân thủ và theo dõi các tác dụng phụ của thuốc. Khi đã đảm bảo trẻ tuân thủ điều trị và dung nạp thuốc tốt, lâm sàng cải thiện, thì thời gian giữa các lần tái khám có thể dài hơn.

Khi phát hiện ra việc quên cho trẻ uống thuốc theo lịch thì điều đầu tiên là phải cho trẻ uống ngay liều thuốc vừa quên. Tiếp theo tính thời gian uống liều kế tiếp theo lịch như thường lệ:

- Nếu thời gian đến liều uống kế tiếp còn trên 4 tiếng, cho trẻ uống liều đó vào đúng thời gian theo lịch như bình thường.

- Nếu thời gian đến liều uống kế tiếp còn dưới 4 tiếng, không được cho trẻ uống liều kế tiếp theo lịch cũ  mà phỉa đợi trên 4 tiếng mới cho uống.

- Nếu quên cho trẻ uống hơn 2 liều trong một tuần, hãy báo cho bác sĩ của trẻ để được hướng dẫn.         

 

                                                  Theo Báo SKĐS  

Các tin khác


Cảnh báo biến chứng nguy hiểm từ phương pháp căng da mặt bằng chỉ không an toàn

PGS.TS.BS Phạm Hiếu Liêm, Trưởng Đơn vị Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ, Bệnh viện Da Liễu TP Hồ Chí Minh cho biết, căng da bằng chỉ là phương pháp làm đẹp không phẫu thuật được nhiều người lựa chọn, tuy nhiên biến chứng căng chỉ gây ra nhiễm khuẩn là vô cùng tai hại.

Bệnh viện Đa khoa tỉnh cấp cứu thành công bệnh nhân tổn thương mạch máu lớn 

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hoà Bình đã tiến hành cấp cứu thành công bệnh nhân tổn thương mạch máu lớn nguy hiểm đến tính mạng dưới sự hỗ trợ của các chuyên gia Bệnh viện Việt Đức.

Thành phố Hòa Bình lan tỏa phong trào hiến máu tình nguyện

Hiến máu tình nguyện (HMTN) là hành động ý nghĩa, nhân văn, nghĩa cử cao đẹp, góp phần cứu sống, mang lại hạnh phúc cho nhiều bệnh nhân cần máu tại các cơ sở y tế. Thời gian qua, Ban Chỉ đạo (BCĐ) vận động HMTN TP Hòa Bình đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giúp người dân nhận thức sâu sắc về mục đích, ý nghĩa của phong trào HMTN. Qua đó, ngày hội HMTN hàng năm tổ chức tại địa bàn đã tiếp nhận hàng nghìn đơn vị máu do cán bộ, công chức, chiến sỹ, đoàn viên, thanh niên và người dân chia sẻ.

Yêu cầu đình chỉ ngay bếp ăn khiến 350 công nhân nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm

Liên quan đến vụ việc 350 công nhân Công ty TNHH Shinwon Ebenezer Việt Nam (Vĩnh Phúc) nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm, tối 14/5, Bộ Y tế đã có văn bản yêu cầu đình chỉ ngay hoạt động bếp ăn tập thể của công ty này.

Bộ Y tế hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 tại Việt Nam

Theo Bộ Y tế, hiện nay tình hình dịch bệnh COVID-19 trên thế giới diễn biến khó lường, khó dự báo với các biến chủng phụ mới tiếp tục được ghi nhận. Bộ Y tế vừa có hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 để tăng cường miễn dịch phòng bệnh COVID-19, đặc biệt là các nhóm nguy cơ cao...

Nỗi lo ngộ độc thực phẩm tập thể - Bài cuối: Siết chặt quản lý để đảm bảo an toàn cho người dân

Theo báo cáo thị trường kinh doanh ẩm thực tại Việt Nam, hết năm 2023, số lượng nhà hàng, quán cà phê ở nước ta đạt mốc trên 300.000 chưa kể các quán ăn nhỏ lẻ, xe kéo. Việc quản lý an toàn thực phẩm ở các cửa hàng, thực phẩm đường phố, hàng rong rất khó khăn. Đặc biệt, nhiều cơ sở kinh doanh sản phẩm không có nguồn gốc rõ ràng, không ngày sản xuất, hạn sử dụng. Vì vậy, việc siết chặt quản lý khâu đảm bảo an toàn thực phẩm, đặc biệt là nguồn gốc hàng hóa cần phải được thực hiện nghiêm túc hơn bao giờ hết.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục