Cán bộ liên ngành huyện Bình Chánh TPHCM bắt giữ gia cầm trái phép (ảnh chụp trưa 4-2).

Cán bộ liên ngành huyện Bình Chánh TPHCM bắt giữ gia cầm trái phép (ảnh chụp trưa 4-2).

Thông tin từ Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), dịch cúm gia cầm đang xuất hiện trở lại tại Việt Nam. Trong khi cả nước lo ứng phó với virus cúm gia cầm H5N1 thì trên địa bàn TPHCM, tình trạng bày bán tràn lan gia cầm, heo bệnh, heo không kiểm dịch vẫn diễn ra.

 

  • Hàng trăm điểm kinh doanh trái phép

Thống kê từ Chi cục Thú y TPHCM, hiện TP có trên 200 điểm kinh doanh gia cầm sống và sản phẩm động vật trái quy định. Tuy nhiên trên thực tế, các điểm buôn bán gia cầm nhỏ lẻ cao hơn nhiều so với thống kê trên.

Ghi nhận của chúng tôi vào ngày 4-2, trên địa bàn các quận 5, 12, Gò Vấp, huyện Bình Chánh… tình trạng bày bán gia cầm diễn ra công khai, tràn lan. Tại tuyến đường Trần Chánh Chiếu (quận 5), chợ Cầu (quận 12), chợ Vĩnh Lộc B (huyện Bình Chánh)… gà, vịt được nhốt trong lồng hoặc cột chân nhau bày ra đất kêu inh ỏi. Giá bán gia cầm tại những điểm tự phát này rẻ hơn so với gia cầm đã qua kiểm dịch từ 10.000 - 20.000 đồng/kg. Nếu người mua có nhu cầu làm gà, vịt chỉ cần trả thêm tiền công 5.000 - 10.000 đồng/con. Đối với các điểm bán cạnh bờ sông, gầm cầu, người bán chỉ dùng một xô nước sông là “xả” sạch sẽ một con gà hoặc vịt.

Theo đánh giá của Chi cục Thú y TPHCM, huyện Bình Chánh là điểm nóng về buôn bán gia cầm lậu và là nơi có những lò mổ lậu lớn nhất TPHCM. Sáng sớm 4-2, chúng tôi có dịp theo chân các cán bộ Trạm Thú y huyện Bình Chánh triệt phá ổ giết mổ heo lậu với quy mô lớn. Tuy nhiên sau nhiều giờ phơi sương gió, làm mồi cho muỗi, cả đoàn phải về tay không. Nguyên nhân là do đối tượng sớm phát hiện kế hoạch, cử người theo dõi trạm thú y nên đã không giết mổ như thông lệ.

Khách hàng tiêu thụ lượng gia cầm trôi nổi này đa phần là người lao động, công nhân tại các khu chế xuất, khu công nghiệp… Chiều 4-2, tại Khu công nghiệp Tân Tạo (quận Bình Tân) có hàng chục điểm bán thịt gà, vịt, heo… dọc theo quốc lộ. Mặc cho người bán luôn tay đuổi ruồi nhặng bu vào thịt, người mua vẫn tấp nập. Với thịt heo ôi, thiu, xuống màu, người bán tìm cách bôi tiết heo lên thịt để làm màu, đánh lừa thị giác người mua.

Chị Lê Thị Năm, trú tại Long An, chuyên bán thịt gia cầm tại Khu công nghiệp Tân Tạo, cho biết: “Tôi bán ở đây được hơn 1 năm. Gà, vịt tôi làm sẵn và mang từ Long An tới. Dạo này, Trạm Thú y Bình Chánh làm căng quá nên tôi cũng lo”.

  • Khó xử lý triệt để

Hiện TPHCM chỉ có 4 trạm kiểm dịch động vật (Thủ Đức, An Lạc, Hóc Môn, Xuân Hiệp), có nhiệm vụ ngăn chặn hàng lậu, hàng không có giấy phép kiểm dịch… tràn vào TP. Tuy vậy, trên thực tế, các trạm kiểm dịch vẫn lọt lưới hàng lậu.

Ông Khương Trần Phúc Nguyên, Trưởng trạm Thú y Bình Chánh, cho biết: “Theo quy định, đối tượng buôn bán thịt động vật không giấy kiểm dịch, không rõ nguồn gốc, không đảm bảo chất lượng vệ sinh thú y sẽ bị xử lý hoặc xử phạt vi phạm hành chính. Tuy nhiên, nhiều đối tượng tỏ ra chây lì, ngoan cố, thậm chí bỏ hàng, bỏ chứng minh nhân dân, sau đó tiếp tục vi phạm”.

Được biết, mỗi tuần lực lượng chức năng TPHCM kiểm tra, xử lý khoảng 200 trường hợp buôn bán động vật, sản phẩm động vật trái quy định nhưng vẫn chỉ là “bắt cóc bỏ dĩa”. Bởi sau mỗi lần bị bắt giữ, các đối tượng phạm tội hoạt động ngang nhiên, táo tợn hơn. Trưa 4-2, lực lượng kiểm tra liên ngành thú y huyện Bình Chánh đã xử lý nhiều điểm buôn bán, giết mổ gia cầm trái phép trên địa bàn Vĩnh Lộc B, chợ Cái Trung… Điều đáng nói là ngay thời điểm cơ quan thú y ập vào kiểm tra, các đối tượng vi phạm ngang nhiên thách thức, chửi bới và tiếp tục… đun nước làm thịt gia cầm.

Lực lượng liên ngành huyện Bình Chánh TPHCM phát hiện một lò giết mổ heo lậu vào trưa 4-2

Kết quả kiểm tra liên ngành đầu năm 2012 của Chi cục Quản lý thị trường TPHCM cho thấy: đã xử lý 8.793 con chim, gà, vịt sống và làm sẵn; 63 con heo; 5.196 kg thịt gia súc gia cầm; 38.111 quả trứng vịt, gà, cút… Số vụ vi phạm trong tháng 1-2012 tăng cao so với tháng 12-2011.

Lực lượng chức năng mỏng, chính quyền không xử lý rốt ráo các vụ vi phạm trên địa bàn… là những nguyên nhân khiến gia cầm lậu, không kiểm dịch hoành hành. Bên cạnh đó, tâm lý ham rẻ, gặp đâu mua đó của người tiêu dùng cũng khiến công tác kiểm tra, xử lý của cơ quan chức năng gặp nhiều khó khăn.

Ông Phan Xuân Thảo, Chi cục trưởng Chi cục Thú y TPHCM, cho rằng: “Chi cục Thú y TPHCM không thể tự mình dẹp yên nạn gia cầm, heo lậu trên địa bàn TP. Chúng tôi cần có sự phối hợp toàn diện, nhịp nhàng của các cơ quan liên ngành như công an, quản lý thị trường… Có như thế, tình trạng bát nháo trên mới được xử lý triệt để”. 

THI HỒNG

Virus cúm A/H5N1 thay đổi cấu trúc, độc lực rất mạnh

Ngày 5-2, trước liên tiếp 2 trường hợp mắc và tử vong do nhiễm cúm A/H5N1 từ gia cầm trong vòng 1 tháng qua, PGS-TS Nguyễn Trần Hiển, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, cho biết hiện nay chủng virus cúm A/H5N1 vẫn là chủng cúm có độc lực rất mạnh, với tỷ lệ tử vong cao. Virus nguy hiểm này cũng có những thay đổi về cấu trúc di truyền, song chưa thực đủ mạnh để có thể lây lan từ người sang người hoặc làm thay đổi độc lực của virus. Các ca bệnh dù chưa gây thành ổ dịch lớn nhưng điều lo ngại là virus cúm A/H5N1 vẫn tồn tại trong các đàn thủy cầm ở một số nơi, dưới dạng lành mang trùng, giám sát của cơ quan thú ý cho thấy có khoảng 3%-5% đàn vịt chạy đồng mang virus cúm H5N1 nên nguy cơ lây lan cũng cao hơn. Nghiên cứu của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cũng cho thấy tỷ lệ nông dân chăn nuôi gia cầm khỏe mạnh nhưng có kháng thể với virus cúm gia cầm là khoảng 0,4%.

NG. KHÁNH

 

                                                                            Theo SGGP

 

Các tin khác


Yêu cầu đình chỉ ngay bếp ăn khiến 350 công nhân nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm

Liên quan đến vụ việc 350 công nhân Công ty TNHH Shinwon Ebenezer Việt Nam (Vĩnh Phúc) nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm, tối 14/5, Bộ Y tế đã có văn bản yêu cầu đình chỉ ngay hoạt động bếp ăn tập thể của công ty này.

Bộ Y tế hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 tại Việt Nam

Theo Bộ Y tế, hiện nay tình hình dịch bệnh COVID-19 trên thế giới diễn biến khó lường, khó dự báo với các biến chủng phụ mới tiếp tục được ghi nhận. Bộ Y tế vừa có hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 để tăng cường miễn dịch phòng bệnh COVID-19, đặc biệt là các nhóm nguy cơ cao...

Nỗi lo ngộ độc thực phẩm tập thể - Bài cuối: Siết chặt quản lý để đảm bảo an toàn cho người dân

Theo báo cáo thị trường kinh doanh ẩm thực tại Việt Nam, hết năm 2023, số lượng nhà hàng, quán cà phê ở nước ta đạt mốc trên 300.000 chưa kể các quán ăn nhỏ lẻ, xe kéo. Việc quản lý an toàn thực phẩm ở các cửa hàng, thực phẩm đường phố, hàng rong rất khó khăn. Đặc biệt, nhiều cơ sở kinh doanh sản phẩm không có nguồn gốc rõ ràng, không ngày sản xuất, hạn sử dụng. Vì vậy, việc siết chặt quản lý khâu đảm bảo an toàn thực phẩm, đặc biệt là nguồn gốc hàng hóa cần phải được thực hiện nghiêm túc hơn bao giờ hết.

Nỗi lo ngộ độc thực phẩm tập thể - Bài 1: Nguy cơ thường trực

Thời gian gần đây, nhiều vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra liên tiếp tại các địa phương trên cả nước, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân, thậm chí có người đã tử vong.

Lấy dị vật nằm trong phổi bệnh nhân suốt 25 năm

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình vừa tiến hành lấy dị vật trong phổi của bệnh nhân suốt 25 năm bằng kỹ thuật nội soi phế quản ống mềm có gây mê. Hiện tại, sức khoẻ của bệnh nhân tạm ổn định và đang được tiếp tục điều trị, chăm sóc. 

Những lá thư khen ngợi - lời tri ân của người bệnh đối với Bệnh viện Đa khoa tỉnh

Thời gian qua, Bệnh viện Đa khoa tỉnh nhận được nhiều thư khen của người bệnh và người nhà bệnh nhân đối với đội ngũ y, bác sỹ, điều dưỡng. Những lá thư cảm ơn mộc mạc, lời tri ân chân tình là động lực giúp đội ngũ y, bác sỹ vượt qua mọi khó khăn, nỗ lực, quyết tâm hơn trong chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục