Rửa tay sạch với xà phòng giúp phòng, tránh bệnh lây truyền qua đường phân - miệng (trẻ em trường mầm non Thung Nai (Cao Phong) thực hành các bước rửa tay với xà phòng).

Rửa tay sạch với xà phòng giúp phòng, tránh bệnh lây truyền qua đường phân - miệng (trẻ em trường mầm non Thung Nai (Cao Phong) thực hành các bước rửa tay với xà phòng).

(HBĐT) - Các bệnh lây truyền theo đường phân - miệng thường gặp là: tiêu chảy, kiết lỵ, thương hàn, giun, sán. Nhiều trường hợp mắc bệnh và chết đã xảy ra một cách đáng tiếc, tuy nhiên, các bệnh lây truyền theo đường phân - miệng rất dễ phòng ngừa. Các biểu hiện báo động bệnh nặng cần đi khám y tế ngay là tiêu chảy ồ ạt nhiều nước hoặc tiêu chảy kèm nóng sốt, khát nước nhiều, nôn ói liên tục, ăn uống kém, tiêu phân có kèm máu, sốt cao kéo dài trên 3-4 ngày.

 

Các đường lây truyền phổ biến:

 

Các bệnh nhiễm trùng đường ruột trên lây lan chủ yếu qua đường phân - miệng thông qua nguồn nước và thực phẩm, do đó, bệnh còn được gọi là các bệnh lây lan theo đường nước và thực phẩm, bởi vì người bệnh hoặc người lành mang trùng thải phân ra ngoài môi trường gây ô nhiễm các nguồn nước uống (nguồn nước sông, ao bị nhiễm do người bệnh hoặc người lành mang trùng thải phân trực tiếp xuống sông hoặc thải qua cầu tiêu ao cá không hoàn toàn kín. Tay người có dính phân chứa vi trùng sờ vào lu nước do không rửa tay sạch sau khi đi cầu và trước khi làm thức ăn. Uống phải nước đá, kem ăn sản xuất từ nguồn nước bị ô nhiễm); thức ăn bị nhiễm do tay người có dính phân chứa vi trùng, chế biến hay làm thức ăn mà quên không rửa tay sạch bằng xà phòng sau khi đi cầu và trước khi làm thức ăn. Ruồi, kiến, gián, chuột vấy bẩn từ phân người bệnh sang thức ăn không đậy kỹ. Hải sản, đặc biệt là sò, ốc, tôm, cua bị nhiễm ở những nơi có nguồn nước bị nhiễm, ăn sống hoặc nấu nướng không kỹ. Rau, quả bị nhiễm do dùng nguồn nước bị nhiễm phân để tưới cây hoặc rửa rau, quả rồi ăn sống

 

Quy tắc an toàn trong phòng bệnh và tránh lây lan bệnh đường ruột:

 

Sử dụng nguồn nước sạch trong ăn uống và sinh hoạt; ăn chín - uống sôi; bảo quản, che đậy cẩn thận thức ăn; rửa tay nhiều lần với xà phòng và nước sạch sau khi đi cầu, sau khi dọn phân và vệ sinh cho trẻ, trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn và trước khi cho trẻ ăn; rửa rau quả, trái cây, chén dĩa và đồ dùng nấu ăn bằng nước sạch; sử dụng cầu tiêu hợp vệ sinh.

 

 

                                                                                      Bùi Minh

 

Các tin khác


Cảnh báo biến chứng nguy hiểm từ phương pháp căng da mặt bằng chỉ không an toàn

PGS.TS.BS Phạm Hiếu Liêm, Trưởng Đơn vị Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ, Bệnh viện Da Liễu TP Hồ Chí Minh cho biết, căng da bằng chỉ là phương pháp làm đẹp không phẫu thuật được nhiều người lựa chọn, tuy nhiên biến chứng căng chỉ gây ra nhiễm khuẩn là vô cùng tai hại.

Bệnh viện Đa khoa tỉnh cấp cứu thành công bệnh nhân tổn thương mạch máu lớn 

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hoà Bình đã tiến hành cấp cứu thành công bệnh nhân tổn thương mạch máu lớn nguy hiểm đến tính mạng dưới sự hỗ trợ của các chuyên gia Bệnh viện Việt Đức.

Thành phố Hòa Bình lan tỏa phong trào hiến máu tình nguyện

Hiến máu tình nguyện (HMTN) là hành động ý nghĩa, nhân văn, nghĩa cử cao đẹp, góp phần cứu sống, mang lại hạnh phúc cho nhiều bệnh nhân cần máu tại các cơ sở y tế. Thời gian qua, Ban Chỉ đạo (BCĐ) vận động HMTN TP Hòa Bình đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giúp người dân nhận thức sâu sắc về mục đích, ý nghĩa của phong trào HMTN. Qua đó, ngày hội HMTN hàng năm tổ chức tại địa bàn đã tiếp nhận hàng nghìn đơn vị máu do cán bộ, công chức, chiến sỹ, đoàn viên, thanh niên và người dân chia sẻ.

Yêu cầu đình chỉ ngay bếp ăn khiến 350 công nhân nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm

Liên quan đến vụ việc 350 công nhân Công ty TNHH Shinwon Ebenezer Việt Nam (Vĩnh Phúc) nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm, tối 14/5, Bộ Y tế đã có văn bản yêu cầu đình chỉ ngay hoạt động bếp ăn tập thể của công ty này.

Bộ Y tế hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 tại Việt Nam

Theo Bộ Y tế, hiện nay tình hình dịch bệnh COVID-19 trên thế giới diễn biến khó lường, khó dự báo với các biến chủng phụ mới tiếp tục được ghi nhận. Bộ Y tế vừa có hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 để tăng cường miễn dịch phòng bệnh COVID-19, đặc biệt là các nhóm nguy cơ cao...

Nỗi lo ngộ độc thực phẩm tập thể - Bài cuối: Siết chặt quản lý để đảm bảo an toàn cho người dân

Theo báo cáo thị trường kinh doanh ẩm thực tại Việt Nam, hết năm 2023, số lượng nhà hàng, quán cà phê ở nước ta đạt mốc trên 300.000 chưa kể các quán ăn nhỏ lẻ, xe kéo. Việc quản lý an toàn thực phẩm ở các cửa hàng, thực phẩm đường phố, hàng rong rất khó khăn. Đặc biệt, nhiều cơ sở kinh doanh sản phẩm không có nguồn gốc rõ ràng, không ngày sản xuất, hạn sử dụng. Vì vậy, việc siết chặt quản lý khâu đảm bảo an toàn thực phẩm, đặc biệt là nguồn gốc hàng hóa cần phải được thực hiện nghiêm túc hơn bao giờ hết.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục