Đái tháo đường (ĐTĐ) là căn bệnh ngày càng phổ biến và các biến chứng của ĐTĐ, nhất là các biến chứng tim mạch, là những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở người cao tuổi. Chẩn đoán và điều trị ĐTĐ ở người cao tuổi có nhiều khó khăn so với những người trẻ tuổi vì vậy cả bệnh nhân và gia đình phải có hiểu biết rõ ràng về căn bệnh này.

 

Người cao tuổi là yếu tố nguy cơ đặc biệt

Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tỉ lệ mắc bệnh ĐTĐ cũng như rối loạn dung nạp glucose như tuổi, giới, chủng tộc, quốc gia, tình trạng kinh tế xã hội, lối sống và béo phì… trong đó tuổi là một yếu tố rất quan trọng.

Tại Việt Nam, nghiên cứu dịch tễ bệnh ĐTĐ tại 4 thành phố lớn năm 2003 cho kết quả tỉ lệ mắc ĐTĐ ở nhóm người dưới 35 tuổi là 0,9% còn ở nhóm 45 - 54 tuổi là 6,5% và ở nhóm 55 - 64 tuổi cao tới 10,3%. Đồng thời nghiên cứu này cũng đã chứng minh tuổi cao là một yếu tố nguy cơ đặc biệt, có liên quan chặt chẽ với bệnh ĐTĐ.

        Không chỉ kiểm soát đường máu đơn thuần 1

             Xét nghiệm  đường huyết cho người cao tuổi. Ảnh: TL

Các nguyên nhân làm tăng tỉ lệ mắc ĐTĐ ở những người cao tuổi là những thay đổi về chuyển hóa glucose, do rối loạn tiết insulin và kháng insulin tăng lên theo tuổi, do người cao tuổi thường phải dùng nhiều loại thuốc có ảnh hưởng đến đường máu, do lối sống tĩnh tại ít hoạt động và do họ thường có béo phì hoặc thừa cân.

Những điểm khác khi điều trị cho người cao tuổi

Ngoài những nguyên tắc điều trị ĐTĐ nói chung, khi điều trị bệnh ĐTĐ ở người cao tuổi cần lưu ý thêm những điểm sau:

- Các biện pháp điều trị không dùng thuốc như thay đổi chế độ ăn, tập thể dục đều đặn, phấn đấu giảm cân… cần phải được áp dụng đầu tiên và liên tục.

- Mục tiêu điều trị ĐTĐ ở người cao tuổi là nhằm làm giảm các triệu chứng của đường máu cao (như mệt, khát nước nhiều, đái nhiều…), phòng ngừa nguy cơ bị nhiễm trùng và các biến chứng cấp tính như hôn mê do đường máu quá cao.

- Mức đường máu cần đạt được ở những người cao tuổi có thể cao hơn những người trẻ tuổi, cụ thể là đường máu trước bữa ăn sáng là 6 - 8mmol/l, và đường máu sau ăn 2 giờ là 7 - 11mmol/l.

- Hậu quả của biến chứng hạ đường máu ở các bệnh nhân cao tuổi là cực kỳ nghiêm trọng và thường để lại nhiều di chứng thần kinh nặng nề.

- Khi mới bắt đầu điều trị bằng thuốc, các bệnh nhân ĐTĐ cao tuổi phải kiểm tra đường máu thường xuyên cả trước, sau bữa ăn và có thể cả trước lúc đi ngủ… ngay cả khi bệnh nhân không hề có biểu hiện bị hạ đường máu.

Nhìn chung các bệnh nhân cao tuổi có thể dùng được hầu hết các loại thuốc điều trị hạ đường máu tuy nhiên bắt buộc phải khám bệnh kỹ lưỡng và làm các xét nghiệm đánh giá đầy đủ chức năng gan, thận, tim… trước khi quyết định điều trị.

Phải tuyệt đối tuân thủ những chống chỉ của các nhóm thuốc điều trị bệnh ĐTĐ. Không nên điều trị cho các bệnh nhân ĐTĐ cao tuổi bằng các thuốc nhóm sulfonylurea hay gây hạ đường máu như chlopropamide hay glibenclamide.

Trong nhiều trường hợp, việc kiểm soát đường máu ở người cao tuổi có thể rất khó khăn, phức tạp do người bệnh thường phải điều trị đồng thời một số thuốc khác như lợi tiểu thiazide như Hypothiazide (do có tăng huyết áp hoặc suy tim), nội tiết tố tuyến giáp như Levothyroxin (do có suy giáp), corticosteroid như prednisolone (do bị bệnh viêm khớp, bệnh phổi mạn tính)… là những thuốc có khả năng làm tăng đường máu.

- Khi điều trị bằng insulin thì có nhiều trường hợp chỉ cần tiêm 1 mũi/ngày là đủ, thay vì phải tiêm 2 - 4 mũi/ngày như các bệnh nhân trẻ tuổi.

- Và cuối cùng, phải luôn cố gắng kiểm soát thật tốt các bệnh, các yếu tố nguy cơ khác như tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, hút thuốc lá… Luôn nhớ rằng chúng ta phải điều trị bệnh ĐTĐ chứ không phải là điều trị kiểm soát đường máu đơn thuần.

 

                                                                      Theo Báo SKĐS

 

 

Các tin khác


Yêu cầu đình chỉ ngay bếp ăn khiến 350 công nhân nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm

Liên quan đến vụ việc 350 công nhân Công ty TNHH Shinwon Ebenezer Việt Nam (Vĩnh Phúc) nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm, tối 14/5, Bộ Y tế đã có văn bản yêu cầu đình chỉ ngay hoạt động bếp ăn tập thể của công ty này.

Bộ Y tế hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 tại Việt Nam

Theo Bộ Y tế, hiện nay tình hình dịch bệnh COVID-19 trên thế giới diễn biến khó lường, khó dự báo với các biến chủng phụ mới tiếp tục được ghi nhận. Bộ Y tế vừa có hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 để tăng cường miễn dịch phòng bệnh COVID-19, đặc biệt là các nhóm nguy cơ cao...

Nỗi lo ngộ độc thực phẩm tập thể - Bài cuối: Siết chặt quản lý để đảm bảo an toàn cho người dân

Theo báo cáo thị trường kinh doanh ẩm thực tại Việt Nam, hết năm 2023, số lượng nhà hàng, quán cà phê ở nước ta đạt mốc trên 300.000 chưa kể các quán ăn nhỏ lẻ, xe kéo. Việc quản lý an toàn thực phẩm ở các cửa hàng, thực phẩm đường phố, hàng rong rất khó khăn. Đặc biệt, nhiều cơ sở kinh doanh sản phẩm không có nguồn gốc rõ ràng, không ngày sản xuất, hạn sử dụng. Vì vậy, việc siết chặt quản lý khâu đảm bảo an toàn thực phẩm, đặc biệt là nguồn gốc hàng hóa cần phải được thực hiện nghiêm túc hơn bao giờ hết.

Nỗi lo ngộ độc thực phẩm tập thể - Bài 1: Nguy cơ thường trực

Thời gian gần đây, nhiều vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra liên tiếp tại các địa phương trên cả nước, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân, thậm chí có người đã tử vong.

Lấy dị vật nằm trong phổi bệnh nhân suốt 25 năm

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình vừa tiến hành lấy dị vật trong phổi của bệnh nhân suốt 25 năm bằng kỹ thuật nội soi phế quản ống mềm có gây mê. Hiện tại, sức khoẻ của bệnh nhân tạm ổn định và đang được tiếp tục điều trị, chăm sóc. 

Những lá thư khen ngợi - lời tri ân của người bệnh đối với Bệnh viện Đa khoa tỉnh

Thời gian qua, Bệnh viện Đa khoa tỉnh nhận được nhiều thư khen của người bệnh và người nhà bệnh nhân đối với đội ngũ y, bác sỹ, điều dưỡng. Những lá thư cảm ơn mộc mạc, lời tri ân chân tình là động lực giúp đội ngũ y, bác sỹ vượt qua mọi khó khăn, nỗ lực, quyết tâm hơn trong chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục