Người bị chó, mèo cắn đến Trung tâm YTDP tỉnh tiêm vắcxin ngừa bệnh dại.

Người bị chó, mèo cắn đến Trung tâm YTDP tỉnh tiêm vắcxin ngừa bệnh dại.

(HBĐT) - Bước vào những tháng đầu hè, tình hình bệnh dại có chiều hướng gia tăng. Thống kê từ đầu năm đến nay, trên địa bàn có tới hơn 400 người bị chó cắn, 4 ca bệnh (2 ca ở huyện Cao Phong, 2 ca ở huyện Tân Lạc) tử vong sau khi lên cơn dại. Các trường hợp tử vong đều xảy ra trong tháng nắng nóng đầu hè, thời điểm bệnh dại dễ bùng phát.

 

Cái chết thương tâm của cháu Nguyễn Văn Toàn ở thôn Nam Thái, xã Nam Phong (Cao Phong) sau khi lên cơn dại cách đây 1 tuần là bài học cảnh tỉnh đau lòng. Những người láng giềng ở đây kể lại, khoảng 1 tháng trước, con chó nuôi trong nhà cháu Toàn bỗng nhiên dở chứng cắn người. Ngoài cắn chủ nuôi là cháu Nguyệt, con chó còn cắn 2 người hàng xóm. Những người này sau khi bị chó cắn đã sát trùng vết thương và tiêm phòng. Trường hợp cháu Nguyệt, gia đình chủ quan không đưa đi tiêm lại tự chữa qua quýt bằng thuốc nam. Chỉ đến khi cháu Toàn phát bệnh, có các biểu hiện của chứng dại như sợ nước, sợ ánh sáng, hoảng loạn, điên dại, gia đình cháu mới cuống cuồng đưa đi cứu chữa nhưng không còn kịp nữa.

 

Cũng như vậy, 3 trường hợp khác lên cơn dại, tử vong cũng xuất phát từ nguyên nhân bị chó cắn nhưng không đến y tế cơ sở tư vấn, điều trị và đến Trung tâm YTDP để tiếp nhận mũi vắcxin. Trong khi đó, nhiều trường hợp bị súc vật chó, mèo cắn nhưng nhờ kịp thời, chủ động đi tiêm nên đã phòng được và không phát bệnh. Một thực tế đáng lo ngại là hiện nay vẫn có không ít người chủ quan với tính mạng của chính mình. Nhiều người chủ nuôi chưa quan tâm thực hiện Pháp lệnh Thú y, thực hiện các biện pháp quản lý, nuôi nhốt và tiêm vắcxin phòng bệnh dại cho đàn chó. Theo báo cáo kết quả của đợt tiêm vắcxin phòng bệnh dại trên phạm vi toàn tỉnh vừa qua, trừ một số địa phương đạt tỷ lệ tiêm phòng bệnh dại cao như thành phố Hòa Bình, huyện Lạc Sơn, Kim Bôi, nhiều huyện như Đà Bắc, Tân Lạc, Cao Phong… có tỷ lệ tiêm phòng rất thấp (50 - 70%).

 

Ông Nguyễn Văn Vượng, Trưởng trạm thú y huyện Cao Phong chia sẻ: Quá trình triển khai tiêm vắcxin phòng bệnh dại cho đàn chó, có xã như xã Yên Lập, Tây Phong chưa thực sự quan tâm, vào cuộc, phó mặc trách nhiệm cho lực lượng thú y. Một số xóm như Khạ, Bằng của xã Tây Phong không thực hiện tiêm phòng cho đàn chó, thậm chí, có những chủ nuôi ở xóm Mu, xã Thung Nai còn dọa cán bộ thú y nếu tiêm vắcxin mà chó chết phải chịu trách nhiệm, phải bồi thường… Do đó, ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ lệ tiêm phòng. Trước tình hình bệnh dại gia tăng, Trạm thú y huyện vừa tổ chức 1 đợt tiêm vét từ ngày 22/5 – 31/5. Tuy nhiên, để đợt tiêm vét đạt kết quả qua, vai trò của cấp ủy, chính quyền cơ sở trong phối hợp, tuyên truyền nâng cao nhận thức và vận động chủ nuôi rất quan trọng. Thực tế cho thấy, nếu đảm bảo nguyên tắc phối hợp, đồng thời có các biện pháp kiên quyết đối với các chủ nuôi không chấp hành Pháp lệnh Thú y, hiệu quả tiêm phòng bệnh dại sẽ đạt cao, giúp ngăn ngừa, đẩy lùi nguy cơ bệnh dại ở người.

 

Theo cơ quan chuyên môn, tiêm phòng bệnh dại ở chó chính là để bảo vệ con người. Trường hợp bị chó cắn, nhất thiết phải đến ngay các trung tâm cung cấp dịch vụ bởi đối với tất cả trường hợp bị chó cắn, thời gian phát bệnh 1 – 3 tháng, khi đã lên cơn thì “vô phương cứu chữa”. Vấn đề việc xử trí sớm sau khi bị chó, mèo cắn có ý nghĩa “sinh tử”. Trước hết phải rửa ngay vết thương bằng nước muối pha loãng và xà phòng rồi đưa nạn nhân đến y tế cơ sở để được tư vấn điều trị.  Chó sắp lên cơn dại thường thay đổi tính tình, chảy nhiều nước bọt, lờ đờ, nằm yên một chỗ, có thể lừ đừ hoặc có khi kích động chạy rông, cắn xé hoảng loạn, liệt chân… Lưu ý chó không có triệu chứng dại cũng có thể mang siêu vi trùng, nhất là chó con. Để phòng bệnh, chủ nuôi phải quản lý nuôi nhốt, rọ mõm, không để chó chạy rông, tiêm phòng dại cho chó, mèo nuôi định kỳ. Trung tâm YTDP các huyện là địa chỉ để người dân, trường hợp bị chó cắn liên hệ yều cầu thực hiện tiêm phòng. Chú ý tiêm phòng triệt để, càng sớm càng tốt để cứu sống người bệnh.

 

                                                                                     Bùi Minh

 

 

Các tin khác


Yêu cầu đình chỉ ngay bếp ăn khiến 350 công nhân nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm

Liên quan đến vụ việc 350 công nhân Công ty TNHH Shinwon Ebenezer Việt Nam (Vĩnh Phúc) nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm, tối 14/5, Bộ Y tế đã có văn bản yêu cầu đình chỉ ngay hoạt động bếp ăn tập thể của công ty này.

Bộ Y tế hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 tại Việt Nam

Theo Bộ Y tế, hiện nay tình hình dịch bệnh COVID-19 trên thế giới diễn biến khó lường, khó dự báo với các biến chủng phụ mới tiếp tục được ghi nhận. Bộ Y tế vừa có hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 để tăng cường miễn dịch phòng bệnh COVID-19, đặc biệt là các nhóm nguy cơ cao...

Nỗi lo ngộ độc thực phẩm tập thể - Bài cuối: Siết chặt quản lý để đảm bảo an toàn cho người dân

Theo báo cáo thị trường kinh doanh ẩm thực tại Việt Nam, hết năm 2023, số lượng nhà hàng, quán cà phê ở nước ta đạt mốc trên 300.000 chưa kể các quán ăn nhỏ lẻ, xe kéo. Việc quản lý an toàn thực phẩm ở các cửa hàng, thực phẩm đường phố, hàng rong rất khó khăn. Đặc biệt, nhiều cơ sở kinh doanh sản phẩm không có nguồn gốc rõ ràng, không ngày sản xuất, hạn sử dụng. Vì vậy, việc siết chặt quản lý khâu đảm bảo an toàn thực phẩm, đặc biệt là nguồn gốc hàng hóa cần phải được thực hiện nghiêm túc hơn bao giờ hết.

Nỗi lo ngộ độc thực phẩm tập thể - Bài 1: Nguy cơ thường trực

Thời gian gần đây, nhiều vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra liên tiếp tại các địa phương trên cả nước, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân, thậm chí có người đã tử vong.

Lấy dị vật nằm trong phổi bệnh nhân suốt 25 năm

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình vừa tiến hành lấy dị vật trong phổi của bệnh nhân suốt 25 năm bằng kỹ thuật nội soi phế quản ống mềm có gây mê. Hiện tại, sức khoẻ của bệnh nhân tạm ổn định và đang được tiếp tục điều trị, chăm sóc. 

Những lá thư khen ngợi - lời tri ân của người bệnh đối với Bệnh viện Đa khoa tỉnh

Thời gian qua, Bệnh viện Đa khoa tỉnh nhận được nhiều thư khen của người bệnh và người nhà bệnh nhân đối với đội ngũ y, bác sỹ, điều dưỡng. Những lá thư cảm ơn mộc mạc, lời tri ân chân tình là động lực giúp đội ngũ y, bác sỹ vượt qua mọi khó khăn, nỗ lực, quyết tâm hơn trong chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục