Cán bộ Trung tâm Kiểm nghiệm thuốc tỉnh kiểm tra mẫu thuốc tân dược.

Cán bộ Trung tâm Kiểm nghiệm thuốc tỉnh kiểm tra mẫu thuốc tân dược.

(HBĐT) - “Ngành Y tế cần phối hợp tốt với các cấp và đơn vị chức năng tăng cường công tác QLNN về y tế. Trong đó có lĩnh vực hành nghề y, dược tư nhân (YDTN), nhất là việc mua bán các thuốc phải kê đơn, thuốc kém chất lượng, giá thuốc.” – Đó là ý kiến chỉ đạo của đồng chí Bùi Văn Tỉnh, UVT.Ư Đảng, Chủ tịch UBND tỉnh tại buổi làm việc với lãnh đạo Sở Y tế mới đây. Quan điểm của tỉnh là khuyến khích phát triển hệ thống YDTN nhưng để hoạt động của hệ thống này đi vào khuôn khổ cần sự phối hợp chặt chẽ hơn nữa của chính quyền địa phương với ngành Y tế.

 

Bà Lê Thị Thanh Hòa, Trưởng phòng Quản lý hành nghề YDTN (Sở Y tế) cho biết: Đến nay, toàn tỉnh có 628 cơ sở hành nghề YDTN. Trong đó, hành nghề y 136 cơ sở, hành nghề YHCT 56 cơ sở; hành nghề dược 436 cơ sở. Những năm qua, hệ thống YDTN trên địa bàn tỉnh phát triển cả số lượng và chất lượng, góp phần chăm sóc sức khoẻ nhân nhân, giảm tải cho các bệnh viện công lập. Hiện nay, hồ sơ xin cấp phép hoạt động trong lĩnh vực này vẫn tiếp tục tăng, hứa hẹn trong thời gian tới sẽ có những cơ sở YDTN mới, tạo thêm cơ hội tiếp cận dịch vụ y tế một cách thuận tiện cho người dân. Không phải đợi lâu, thái độ phục vụ niềm nở, nhiều cơ sở trang bị các máy móc hiện đại… là những ưu điểm của hệ thống YDTN. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, hệ thống này bộc lộ không ít lỗi cần chấn chỉnh. Các lỗi chủ yếu là: quảng cáo quá khả năng; vệ sinh không đảm bảo; chậm làm thủ tục gia hạn; không ghi đầy đủ sổ sách theo dõi bệnh nhân; không niêm yết giá dịch vụ, giá thuốc; tích trữ thuốc quá hạn; vừa kê đơn, vừa bán thuốc; hoạt động sai địa chỉ đăng ký… Đáng lưu ý là vẫn tiếp diễn tình trạng không có giấy phép hành nghề y vẫn khám bệnh, kê đơn. Cụ thể như trường hợp của ông Đại ở tổ 1A, phường Tân Thịnh (TPHB). Cơ sở này đã từng bị thanh tra Sở Y tế xử phạt vi phạm hành chính 5 triệu đồng, đình chỉ hoạt động và yêu cầu chủ cơ sở phải đến làm thủ tục đăng ký hoạt động theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, đến nay, Sở Y tế vẫn chưa nhận được hồ sơ đăng ký và cơ sở vẫn khám bệnh bình thường. Ngoài ra, một số cơ sở chăm sóc răng miệng trên địa bàn TPHB cũng cố tình phớt lờ các quy định của pháp luật.

Một vấn đề đáng quan tâm, lo ngại nữa là tình trạng các cơ sở hành nghề dược tư nhân tự ý bán thuốc cho người dân mà không có đơn của bác sĩ. Thuốc kháng sinh, dịch truyền và các thuốc biệt dược… theo quy định phải có đơn mới được bán. Người bán chạy theo lợi nhuận, không ít người dân lại thiếu hiểu biết hoặc nhận thức chưa đầy đủ. Bên cạnh những tác dụng dược lý trong điều trị bệnh, hầu như thuốc nào cũng có những tác dụng phụ không mong muốn. Lời khuyên của bác sĩ là khi bị bệnh nên đi khám và dùng thuốc theo đơn đã kê. Không nên tự ý kể bệnh ở hiệu thuốc rồi mua thuốc uống. Đã có trường hợp anh Nguyễn Văn Thực ở tổ 10, phường Thịnh Lang (TPHB) khi bị nhức đầu tự đến quầy dược gần nhà mua thuốc uống đã bị phản ứng phù khắp người phải đến bệnh viện cấp cứu. Trung tâm Kiểm nghiệm thuốc trong năm 2012 cũng đã phát hiện 8 mẫu thuốc không đạt chất lượng và 2 mẫu thuốc giả.

Để từng nước đưa hoạt động YDTN đi vào nề nếp, năm 2012, Sở đã phối hợp thành lập 3 đoàn kiểm tra liên ngành tiến hành thanh - kiểm tra 165 cơ sở hành nghề YDTN. Số cơ sở vi phạm chiếm 38% (63 cơ sở) với số tiền xử phạt 107,3 triệu đồng. Theo lộ trình của Bộ Y tế, đến hết năm 2013 phải hoàn thành việc cấp phép hành nghề cho các cơ sở YDTN. Để thực hiện yêu cầu này Sở Y tế đã tổ chức tập huấn cho các đối tượng hành nghề và thông báo công khai quy trình trên website của ngành. Song, khó khăn hiện nay là cán bộ cấp Sở chỉ có 2 người trong khi số cơ sở ngày càng tăng, vi phạm nhiều, những người hành nghề YDTN mới tiếp cận Luật KCB. Nếu địa phương không vào cuộc tích cực, không thể kiểm soát hết được các cơ sở. Phân cấp quản lý đã nêu rõ chức năng, nhiệm vụ của địa phương nhưng thực tế việc quản lý chưa sâu sát hoặc còn nể nang. Vì vậy, theo trưởng phòng quản lý hành nghề YDTN Lê Thị Thanh Hòa rất cần sự vào cuộc tích cực của chính quyền các địa phương cũng như người dân để việc KCB tại các cơ sở y, dược ngoài công lập đi vào khuôn khổ.

 

                                                                                       

 

                                                                                   Cẩm Lệ

 

 

Các tin khác


Cứu sống bé trai đuối nước giờ thứ 4 và những điều quan trọng phụ huynh cần lưu ý

(HBĐT) - Tuần qua, khoa Nhi Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hoà Bình đã cứu sống bé trai 11 tuổi bị đuối nước. Theo nhận định, có được kết quả này một phần do bé trai rất may mắn được đưa lên mặt đất kịp thời, cách sơ cứu hiệu quả. Một phần do được các thầy thuốc bệnh viện điều trị, chăm sóc tích cực.

Đa dạng hoạt động phòng, chống tác hại của thuốc lá

(HBĐT) - Trong những năm gần đây, các cấp, ngành của tỉnh đã quan tâm đến công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá (PCTHCTL). Tuy nhiên, các loại thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, shisha đang len lỏi trong cuộc sống làm ảnh hưởng đến sức khỏe con người, đặc biệt là thế hệ trẻ. Việc đa dạng hình thức truyền thông, tăng cường kiểm tra việc thực thi Luật PCTHCTL nhằm hạn chế sử dụng thuốc lá trong cuộc sống hàng ngày là cần thiết.

Tỷ lệ tiêm chủng mở rộng không đạt kế hoạch, cả nước đã hết vaccine 5 trong 1

Một số loại vaccine trong chương trình tiêm chủng mở rộng đang thiếu, tỷ lệ tiêm chủng không đạt theo kế hoạch và thấp hơn so với năm 2021, công tác mua sắm vaccine trong thời gian tới… là những thông tin được các đại biểu đưa ra tại Hội nghị sơ kết công tác tiêm chủng mở rộng năm 2022 khu vực phía Nam ngày 23/5.

Việt Nam thuộc nhóm 15 nước nam giới hút thuốc lá nhiều nhất thế giới

Sáng 23/5, tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Bộ Y tế tổ chức Hội nghị cung cấp thông tin cho báo chí về phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Lấy máu xét nghiệm sàng lọc gen bệnh tan máu bẩm sinh

(HBĐT) - Từ ngày 17- 22/5, Chi cục Dân số - KHHGĐ phối hợp với Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Trung tâm Y tế các huyện tổ chức lấy máu xét nghiệm sàng lọc gen bệnh tan máu bẩm sinh tại các huyện Cao Phong, Lương Sơn và Yên Thuỷ. Đây là các địa phương đã được triển khai tập huấn và xét nghiệm sàng lọc gen bệnh tan máu bẩm sinh năm 2022.

Chung tay đẩy lùi bệnh tan máu bẩm sinh vì sức khoẻ cộng đồng

(HBĐT) - Bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia) có 2 biểu hiện nổi bật là thiếu máu và ứ sắt trong cơ thể nên bệnh nhân phải điều trị suốt đời, nếu không được điều trị thường xuyên, đầy đủ sẽ có nhiều biến chứng, làm bệnh nhân chậm phát triển thể trạng, giảm sức học tập, lao động...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục