Các bác sĩ Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội) và Bệnh viện Đa khoa tỉnh  trao đổi nghiệp vụ trong chẩn đoán, điều trị cho bệnh nhân bị  khuyết tật vận động trên địa bàn tỉnh.

Các bác sĩ Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội) và Bệnh viện Đa khoa tỉnh trao đổi nghiệp vụ trong chẩn đoán, điều trị cho bệnh nhân bị khuyết tật vận động trên địa bàn tỉnh.

(HBĐT) - Gần 30 năm công tác tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh, có lẽ bác sĩ chuyên khoa (CK) II, Phó Giám đốc Quách Thiên Tường là người thấy rõ nhất bước trưởng thành của đội ngũ y, bác sĩ bệnh viện. Sự trưởng thành này không chỉ được thể hiện ở việc tăng về số lượng mà còn nâng cao ở trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

 

Thời gian đầu mới tách tỉnh năm 1991, cả Bệnh viện chỉ có khoảng 200 giường bệnh với trên 30 bác sĩ. Chưa bác sĩ nào có trình độ CKII, số bác sĩ CKI cũng đếm trên đầu ngón tay. Đến nay, Bệnh viện đã lớn mạnh, trở thành Bệnh viện hạng I với cơ sở vật chất khang trang và đội ngũ y, bác sĩ có trình độ tay nghề ngày càng cao. Hiện, Bệnh viện có trên 100 bác sĩ và dược sĩ ĐH, trong đó có 1 tiến sĩ, 8 bác sĩ CKII hoặc đang học CKII, 27 bác sĩ CKI. Nhiều kỹ thuật mới, tiên tiến đã được các bác sĩ áp dụng hiệu quả trong khám và điều trị cho bệnh nhân. Các loại bệnh nặng trước đây phải chuyển lên tuyến T.Ư như: điều trị bệnh nhân ung thư, mổ sọ não, cột sống, chạy thận nhân tạo, lọc máu, trẻ sinh non nhẹ cân, vỡ tim, gan... nay có thể thực hiện ngay tại Bệnh viện. Qua đó giảm chuyển tuyến, giảm chi phí cho bệnh nhân và tạo được niềm tin trong nhân dân các dân tộc trong tỉnh. 

 

Bệnh viện Đa khoa khu vực Mai Châu cũng là điểm sáng trong việc nâng tầm nghiệp vụ “chiến sĩ áo trắng”. Bệnh viện đã tự bỏ kinh phí cử cán bộ đi học nâng cao trình độ; phối hợp với các bệnh viện đầu ngành thực hiện chuyển giao các gói kỹ thuật y tế; thực hiện hiệu quả Đề án 1816 của Bộ Y tế. Mới đây, Bệnh viện đã ký hợp đồng chuyển giao kỹ thuật gói dịch vụ y tế với Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội). Theo đó, Bệnh viện Việt Đức sẽ chuyển giao các kỹ thuật: mổ nội soi u phì đại tiền liệt tuyến, gây mê tĩnh mạch theo nồng độ đích bằng propofol; cầm máu trong chảy máu dạ dày. Việc chuyển giao thêm 3 gói dịch vụ y tế từ Bệnh viện Việt Đức sẽ góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân, giảm chuyển tuyến, xây dựng lộ trình Bệnh viện trở thành Bệnh viện vệ tinh. Mỗi năm, Bệnh viện khám cho trên 40.000 lượt người; thực hiện khoảng trên 1.300 ca mổ. Nhiều ca bệnh khó, hiểm nghèo đã được tập thể y, bác sĩ xử lý kịp thời, đem lại sự sống cho người bệnh.

 

Có thể thấy rằng, đội ngũ trí thức y tế tỉnh ta đã có bước tiến đáng kể. Năm 1991, ở tuyến tỉnh mới có 88 bác sĩ, 13 dược sĩ, tuyến huyện có 75 bác sĩ, chưa có dược sĩ; tuyến xã không có bác sĩ, dược sĩ, chỉ có 634 người sơ học. Trước những cái thiếu đó, tỉnh và ngành đã có nhiều giải pháp để nâng cao về số lượng và chất lượng đội ngũ. Trong đó, phải kể đến Chương trình hành động số 16 của Tỉnh ủy về “Xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH”; Đề án 151 về “Đào tạo bác sĩ, dược sĩ đại học tuyến y tế cơ sở giai đoạn 2010 - 2020”. Cùng với sự hỗ trợ của Dự án KICH, hàng trăm cán bộ đã được cử đi học nâng cao trình độ chuyên môn, các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức chuyên khoa định hướng, chuyên khoa sơ bộ do T.Ư và tỉnh tổ chức. Ngành cũng đã khuyến khích đội ngũ trí thức tham gia nghiên cứu khoa học ứng dụng vào chăm sóc, điều trị cho bệnh nhân. Thực hiện tốt Đề án 1816 về việc cử cán bộ chuyên môn luân phiên từ bệnh viện tuyến trên về hỗ trợ các bệnh viện tuyến dưới. Hiện nay, toàn ngành có trên 2.000 cán bộ, trong đó, 7 bác sĩ CKII, 113 bác sĩ CKI, 26 thạc sĩ y, 307 bác sĩ, 8 CKI và thạc sĩ dược, 26 dược sĩ ĐH. Ngoài ra, toàn tỉnh còn có 126/210 trạm y tế xã, thị trấn có bác sĩ. Đội ngũ cơ bản đủ năng lực, trình độ tiếp cận với những thành tựu mới của nền y học hiện đại trong nước, quốc tế; từng bước đáp ứng sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ, nâng cao sức khoẻ nhân dân. Dịch vụ kỹ thuật y tế của tỉnh đáp ứng từ 80 - 90% phân tuyến kỹ thuật của Bộ Y tế. Nhiều bệnh viện tuyến huyện có thể làm được các thủ thuật của bệnh viện tuyến tỉnh. Bệnh viện tuyến tỉnh có thể thực hiện được những thủ thuật của bệnh viện tuyến T.Ư. Tất cả các bệnh viện đều thực hiện phẫu thuật thuộc lĩnh vực sản khoa, ngoại khoa.

 

Tuy nhiên, tỉnh ta hiện vẫn đang thiếu đội ngũ bác sĩ có trình độ từ ĐH trở lên. Các giải pháp đã được đưa ra, trong đó, vào cuối tháng 10,  Sở Y tế sẽ phối hợp mở lớp đào tạo bác sĩ CKII ngay tại tỉnh cho khoảng 25 cán bộ.

 

 

 

                                                                        Cẩm Lệ

 

 

Các tin khác


Cảnh báo biến chứng nguy hiểm từ phương pháp căng da mặt bằng chỉ không an toàn

PGS.TS.BS Phạm Hiếu Liêm, Trưởng Đơn vị Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ, Bệnh viện Da Liễu TP Hồ Chí Minh cho biết, căng da bằng chỉ là phương pháp làm đẹp không phẫu thuật được nhiều người lựa chọn, tuy nhiên biến chứng căng chỉ gây ra nhiễm khuẩn là vô cùng tai hại.

Bệnh viện Đa khoa tỉnh cấp cứu thành công bệnh nhân tổn thương mạch máu lớn 

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hoà Bình đã tiến hành cấp cứu thành công bệnh nhân tổn thương mạch máu lớn nguy hiểm đến tính mạng dưới sự hỗ trợ của các chuyên gia Bệnh viện Việt Đức.

Thành phố Hòa Bình lan tỏa phong trào hiến máu tình nguyện

Hiến máu tình nguyện (HMTN) là hành động ý nghĩa, nhân văn, nghĩa cử cao đẹp, góp phần cứu sống, mang lại hạnh phúc cho nhiều bệnh nhân cần máu tại các cơ sở y tế. Thời gian qua, Ban Chỉ đạo (BCĐ) vận động HMTN TP Hòa Bình đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giúp người dân nhận thức sâu sắc về mục đích, ý nghĩa của phong trào HMTN. Qua đó, ngày hội HMTN hàng năm tổ chức tại địa bàn đã tiếp nhận hàng nghìn đơn vị máu do cán bộ, công chức, chiến sỹ, đoàn viên, thanh niên và người dân chia sẻ.

Yêu cầu đình chỉ ngay bếp ăn khiến 350 công nhân nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm

Liên quan đến vụ việc 350 công nhân Công ty TNHH Shinwon Ebenezer Việt Nam (Vĩnh Phúc) nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm, tối 14/5, Bộ Y tế đã có văn bản yêu cầu đình chỉ ngay hoạt động bếp ăn tập thể của công ty này.

Bộ Y tế hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 tại Việt Nam

Theo Bộ Y tế, hiện nay tình hình dịch bệnh COVID-19 trên thế giới diễn biến khó lường, khó dự báo với các biến chủng phụ mới tiếp tục được ghi nhận. Bộ Y tế vừa có hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 để tăng cường miễn dịch phòng bệnh COVID-19, đặc biệt là các nhóm nguy cơ cao...

Nỗi lo ngộ độc thực phẩm tập thể - Bài cuối: Siết chặt quản lý để đảm bảo an toàn cho người dân

Theo báo cáo thị trường kinh doanh ẩm thực tại Việt Nam, hết năm 2023, số lượng nhà hàng, quán cà phê ở nước ta đạt mốc trên 300.000 chưa kể các quán ăn nhỏ lẻ, xe kéo. Việc quản lý an toàn thực phẩm ở các cửa hàng, thực phẩm đường phố, hàng rong rất khó khăn. Đặc biệt, nhiều cơ sở kinh doanh sản phẩm không có nguồn gốc rõ ràng, không ngày sản xuất, hạn sử dụng. Vì vậy, việc siết chặt quản lý khâu đảm bảo an toàn thực phẩm, đặc biệt là nguồn gốc hàng hóa cần phải được thực hiện nghiêm túc hơn bao giờ hết.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục