Nhờ có thẻ BHYT chị Nuyễn Thị Nghĩa, xã Độc Lập (Kỳ Sơn) đã không phải thanh toán khoản chi phí điều trị với số tiền gần 100 triệu đồng.
(HBĐT) - Hiện nay, người nghèo được ngân sách Nhà nước chi trả 100% phí mua thẻ BHYT và người cận nghèo được ngân sách Nhà nước hỗ trợ 70% mức đóng. Dự án “Hỗ trợ y tế các tỉnh Đông Bắc Bộ và đồng bằng sông Hồng” hỗ trợ 20% mệnh giá thẻ BHYT nhằm hỗ trợ chi phí mua thẻ BHYT cho người cận nghèo đã góp phần mở rộng phạm vi bao phủ BHYT toàn dân.
Theo chuẩn cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011 - 2015, hộ cận nghèo ở nông thôn có mức thu nhập bình quân từ 401.000 - 520.000 đồng/ người/tháng và hộ cận nghèo ở thành thị có mức thu nhập bình quân từ 501.000 - 650.000 đồng/người/tháng. Quy định mới của Luật BHYT, ngân sách Nhà nước hỗ trợ 70%. Riêng dự án “Hỗ trợ y tế các tỉnh Đông Bắc Bộ và đồng bằng sông Hồng”, hỗ trợ 20%. Số tiền mua thẻ BHYT được áp dụng cho các thành viên trong gia đình, trừ trường hợp đã tham gia bảo hiểm khác, trong đó mức đóng được giảm trừ dần từ thành viên thứ hai trở đi với tỷ lệ tương ứng: Người thứ nhất đóng 4,5% mức lương cơ sở. Người thứ hai, thứ ba, thứ tư đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất. Từ người thứ 5 trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.
Cái được ở đây là dù mức đóng theo hộ gia đình được giảm nhưng quyền lợi của từng thành viên khi tham gia BHYT vẫn được đảm bảo theo quy định của Luật.
Thực tế đối với những người thuộc hộ cận nghèo, đời sống kinh tế khó khăn, tấm thẻ BHYT thực sự là “lá bùa hộ mệnh” giúp họ vượt qua những khi bị đau ốm, hoạn nạn. Như trường hợp của bệnh nhân Nguyễn Thị Nghĩa, cư trú tại xã Độc Lập (Kỳ Sơn) không may bị tai nạn. Sau khi nhập viện được bác sĩ chẩn đoán sốc mất máu do vỡ gan, chị Nghĩa đã được chuyển thẳng lên phòng mổ cấp cứu... Thật may mắn, các y, bác sỹ Bệnh viện Đa khoa tỉnh đã cứu được mạng sống của chị. Tổng chi phí điều trị cho ca bệnh lên đến gần 100 triệu đồng. Đây là một số tiền rất lớn, tuy nhiên vì chị Nghĩa có thẻ BHYT và được hưởng 100% nên không phải chi trả những chi phí nêu trên. Nếu không có BHYT, chị cũng như gia đình không biết sẽ làm thế nào để có được số tiền lớn đó để điều trị.
Để người dân có thẻ BHYT khi ốm đau yên tâm điều trị như trường hợp chị Nghĩa kể trên đòi hỏi cần có sự gắn kết giữa các bên: Ngành LĐ-TB&XH, cơ quan BHXH, cơ sở khám - chữa bệnh và người cận nghèo. Mỗi bên cần thực hiện tốt chức năng của mình cụ thể: Ngành LĐ-TB&XH thực hiện tốt công tác điều tra, lập danh sách chính xác các đối tượng chính sách xã hội. Cơ quan BHXH, ngay sau khi có danh sách người tham gia BHYT cần kịp thời làm thẻ BHYT để cấp phát cho người dân, tránh tình trạng người dân đã đóng đủ phí nhưng thời gian nhận thẻ bị ngắt quãng. Đối với các cơ sở khám - chữa bệnh cần không ngừng nâng cao tinh thần trách nhiệm trong công tác khám - chữa bệnh BHYT để nâng cao chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của người bệnh. Còn đối với người dân cần hiểu rõ về ý nghĩa, trách nhiệm và quyền lợi được hưởng khi tham gia BHYT, đóng tiền mua thẻ BHYT thường xuyên, sử dụng thẻ BHYT đúng cách ...
Minh Thủy
(Trung tâm Truyền thông GDSK)
(HBĐT) - Theo BCĐ 800 huyện Yên Thuỷ, giai đoạn 2011-2015, huyện đã đầu tư xây mới và nâng cấp được 5 trạm y tế. Tổng kinh phí khoảng 6,5 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn hỗ trợ trực tiếp từ Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM 1,9 tỷ đồng; nguồn lồng ghép 1,3 tỷ đồng; nhân dân đóng góp 400 triệu đồng. Hết năm 2014, 3 xã có trạm y tế xã đạt chuẩn theo Quyết định số 370/QĐ-BYT.
(HBĐT) - Theo số liệu của Sở LĐ-TB&XH, toàn tỉnh còn 251 gia đình người có công thuộc diện hộ nghèo. Trong đó, 88 thương, bệnh binh, 33 chất độc hóa học, 89 thân nhân liệt sĩ, 32 người hoạt động kháng chiến, 4 vợ liệt sĩ tái giá, 2 tuất thương, bệnh binh, 2 con liệt sĩ, 1 tù đày.
(HBĐT) - Hòa Bình là một trong 13 tỉnh được thụ hưởng Dự án “Hỗ trợ y tế các tỉnh Đông Bắc Bộ và đồngõ bằng sông Hồng” với tổng đầu tư xấp xỉ 10 triệu úSD từ nguồn vốn ODA và nguồn đối ứng. Dự án kéo dài trong 6 năm (từ năm 2013 - 2019) với mục tiêu: Tăng cường năng lực kỹ thuật và quản lý hệ thống cung cấp dịch vụ y tế tại tuyến tỉnh, huyện để nâng cao chất lượng dịch vụ 5 nhóm chuyên khoa: Ung bướu, tim mạch, sản, nhi và chấn thương; mở rộng phạm vi bao phủ của bảo hiểm y tế cho đối tượng người cận nghèo; nâng cao năng lực quản lý, giám sát và đánh giá thực hiện dự án.
(HBĐT) - Theo nghiên cứu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), sử dụng thuốc lá gây ra 90% ca ung thư phổi, 75% ca bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và 25% ca bệnh tim thiếu máu cục bộ. Riêng tại Việt Nam, nghiên cứu của Viện Chiến lược và chính sách y tế thực hiện năm 2010 cho thấy, ước tính gần 11% tổng số ca tử vong ở nam giới là do các bệnh liên quan đến thuốc lá.
(HBĐT) - Huyện Lương Sơn hiện có 546 đơn vị với 60.786 người tham gia BHXH, BHYT, số tiền thu trên 63.887 triệu đồng, đạt 55% kế hoạch. Trong 9 tháng năm nay đã cấp mới 300 sổ BHXH cho người lao động, phát hành 10.136 thẻ BHYT, chi trả chế độ bảo hiểm cho 28.919 lượt đối tượng với số tiền 106,931 tỉ đồng. Đến nay, tỷ lệ người dân tham gia BHYT trên địa bàn huyện đạt 68,8%.
(HBĐT) - Chúng tôi có mặt tại khoa Nhi và khoa Sơ sinh (Bệnh viện Đa khoa tỉnh), những ngày nắng nóng, các phòng bệnh khá đông bệnh nhân. Hỏi qua một số sản phụ sinh con non tháng, nhẹ cân và các bà mẹ có con điều trị viêm phổi, viêm phế quản tại khoa, được biết phần lớn những trẻ này có người thân trong gia đình hút thuốc.