Học sinh trường tiểu họcThịnh Lang - TP Hòa Bình được khám - chữa bệnh bằng BHYT. Ảnh: Hồng Nhung.

Học sinh trường tiểu họcThịnh Lang - TP Hòa Bình được khám - chữa bệnh bằng BHYT. Ảnh: Hồng Nhung.

(HBĐT) - Hòa Bình là một trong 13 tỉnh được thụ hưởng Dự án “Hỗ trợ y tế các tỉnh Đông Bắc Bộ và đồngõ bằng sông Hồng” với tổng đầu tư xấp xỉ 10 triệu úSD từ nguồn vốn ODA và nguồn đối ứng. Dự án kéo dài trong 6 năm (từ năm 2013 - 2019) với mục tiêu: Tăng cường năng lực kỹ thuật và quản lý hệ thống cung cấp dịch vụ y tế tại tuyến tỉnh, huyện để nâng cao chất lượng dịch vụ 5 nhóm chuyên khoa: Ung bướu, tim mạch, sản, nhi và chấn thương; mở rộng phạm vi bao phủ của bảo hiểm y tế cho đối tượng người cận nghèo; nâng cao năng lực quản lý, giám sát và đánh giá thực hiện dự án.

 

Đối với mục tiêu mở rộng phạm vi bao phủ của BHYT cho đối tượng người cận nghèo tại tỉnh đã triển khai nhiều hội nghị, hội thảo do UBND tỉnh chủ trì và có sự tham gia của lãnh đạo UBND các huyện, TP và các sở, ngành liên quan. Theo số liệu thống kê của BHXH, năm 2013, tỷ lệ bao phủ BHYT 92,3% tổng số dân toàn tỉnh, trong đó, số người thuộc hộ cận nghèo tham gia BHYT có 3.518 người (đạt 5,6%), chủ yếu các hộ tham gia được sự hỗ trợ của Nhà nước chứ không phải các hộ cận nghèo tự đóng (theo mức quy định là 30%). Có lẽ một phần nguyên nhân tình trạng trên do người dân chưa được truyền thông đầy đủ về chính sách BHYT như: mức đóng phí mua thẻ, quyền lợi của người có thẻ... và đặc biệt là sự hỗ trợ của dự án “Hỗ trợ y tế các tỉnh Đông Bắc Bộ và đồng bằng sông Hồng”, cụ thể: Về mức đóng phí đối với các hộ cận nghèo trong thời gian từ năm 2013-2019, ngoài việc được ngân sách Nhà nước hỗ trợ 70%, dự án sẽ hỗ trợ 20%. Người tham gia BHYT chỉ phải đóng 10% số tiền (62.100 đồng/thẻ).

 

Về quyền lợi, BHYT thực sự là cứu cánh cho đối tượng cận nghèo, giảm thiểu gánh nặng về tài chính khi không may bị ốm đau hoặc mắc bệnh hiểm nghèo, có cơ hội được tiếp cận với các dịch vụ khám - chữa bệnh. Có điều kiện tốt hơn để chăm sóc sức khỏe cho bản thân và gia đình. Người thuộc hộ cận nghèo khi tham gia BHYT được hỗ trợ một phần tiền đóng BHYT, được quỹ BHYT thanh toán toàn bộ chi phí  khám - chữa bệnh khi đi khám - chữa bệnh đúng tuyến. Được chi trả phí khám - chữa bệnh theo chế độ BHYT tại tuyến xã; 100% chi phí khám, chữa bệnh nếu tổng chi phí của một lần khám, chữa bệnh thấp hơn 15% mức lương cơ sở; 95% chi phí nếu tổng chi phí cho một lần khám, chữa bệnh cao hơn 15% mức lương cơ sở; 95% chi phí khám, chữa bệnh nhưng tối đa không quá 40 tháng lương cơ sở cho một lần sử dụng dịch vụ kỹ thuật cao chi phí lớn khi khám - chữa bệnh đúng tuyến. 100% chi phí khám, chữa bệnh khi có thời gian tham gia BHYT liên tục từ đủ 5 năm trở lên và đã có số tiền cùng chi trả tính lũy kế hàng tháng từ thời điểm tham gia đủ 5 năm liên tục trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở.

 

Người có thẻ BHYT khi khám, chữa bệnh không đúng nơi đăng ký ghi trên thẻ hoặc không đúng nơi được giới thiệu chuyển viện, chỉ được thanh toán: Tại tuyến huyện 70% chi phí khám, chữa bệnh đến hết ngày 31/12/2015 và 100% chi phí khám, chữa bệnh từ ngày 1/1/2016. Tại tuyến tỉnh là 60% chi phí điều trị nội trú tính đến hết ngày 31/12/2020 và 100% chi phí điều trị nội trú từ ngày 1/1/2021 trong phạm vi cả nước. Tại tuyến T.ư 40% chi phí khám, chữa bệnh nội trú.

 

Người tham gia BHYT sẽ được cấp thẻ BHYT làm căn cứ để được hưởng các quyền lợi về BHYT khi đi khám, chữa bệnh theo quy định của Luật BHYT. Nếu thông tin trong thẻ không đúng phải báo ngay để chỉnh sửa; không cho người khác mượn thẻ. Khi làm rách, hỏng hoặc mất thẻ, làm đơn để được đổi hoặc cấp lại; khi sinh đẻ, ốm đau cần đến cơ sở y tế để khám bệnh, chữa bệnh đúng nơi đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu ghi trên thẻ; mang theo thẻ BHYT và chứng minh thư hoặc giấy tờ tùy thân có ảnh; mang theo thẻ BHYT và hồ sơ chuyển viện khi được chuyển tuyến; mang theo thẻ BHYT và giấy hẹn khi đi khám lại; thực hiện theo hướng dẫn của cán bộ y tế khi đến khám - chữa bệnh, khi chuyển lên tuyến trên;  thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh ngoài phần chi phí do quỹ BHYT chi trả. 

 

 

                                                               Phương Thúy

                                                        (Trung tâm TTGDSK)

Các tin khác


Cảnh báo biến chứng nguy hiểm từ phương pháp căng da mặt bằng chỉ không an toàn

PGS.TS.BS Phạm Hiếu Liêm, Trưởng Đơn vị Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ, Bệnh viện Da Liễu TP Hồ Chí Minh cho biết, căng da bằng chỉ là phương pháp làm đẹp không phẫu thuật được nhiều người lựa chọn, tuy nhiên biến chứng căng chỉ gây ra nhiễm khuẩn là vô cùng tai hại.

Bệnh viện Đa khoa tỉnh cấp cứu thành công bệnh nhân tổn thương mạch máu lớn 

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hoà Bình đã tiến hành cấp cứu thành công bệnh nhân tổn thương mạch máu lớn nguy hiểm đến tính mạng dưới sự hỗ trợ của các chuyên gia Bệnh viện Việt Đức.

Thành phố Hòa Bình lan tỏa phong trào hiến máu tình nguyện

Hiến máu tình nguyện (HMTN) là hành động ý nghĩa, nhân văn, nghĩa cử cao đẹp, góp phần cứu sống, mang lại hạnh phúc cho nhiều bệnh nhân cần máu tại các cơ sở y tế. Thời gian qua, Ban Chỉ đạo (BCĐ) vận động HMTN TP Hòa Bình đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giúp người dân nhận thức sâu sắc về mục đích, ý nghĩa của phong trào HMTN. Qua đó, ngày hội HMTN hàng năm tổ chức tại địa bàn đã tiếp nhận hàng nghìn đơn vị máu do cán bộ, công chức, chiến sỹ, đoàn viên, thanh niên và người dân chia sẻ.

Yêu cầu đình chỉ ngay bếp ăn khiến 350 công nhân nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm

Liên quan đến vụ việc 350 công nhân Công ty TNHH Shinwon Ebenezer Việt Nam (Vĩnh Phúc) nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm, tối 14/5, Bộ Y tế đã có văn bản yêu cầu đình chỉ ngay hoạt động bếp ăn tập thể của công ty này.

Bộ Y tế hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 tại Việt Nam

Theo Bộ Y tế, hiện nay tình hình dịch bệnh COVID-19 trên thế giới diễn biến khó lường, khó dự báo với các biến chủng phụ mới tiếp tục được ghi nhận. Bộ Y tế vừa có hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 để tăng cường miễn dịch phòng bệnh COVID-19, đặc biệt là các nhóm nguy cơ cao...

Nỗi lo ngộ độc thực phẩm tập thể - Bài cuối: Siết chặt quản lý để đảm bảo an toàn cho người dân

Theo báo cáo thị trường kinh doanh ẩm thực tại Việt Nam, hết năm 2023, số lượng nhà hàng, quán cà phê ở nước ta đạt mốc trên 300.000 chưa kể các quán ăn nhỏ lẻ, xe kéo. Việc quản lý an toàn thực phẩm ở các cửa hàng, thực phẩm đường phố, hàng rong rất khó khăn. Đặc biệt, nhiều cơ sở kinh doanh sản phẩm không có nguồn gốc rõ ràng, không ngày sản xuất, hạn sử dụng. Vì vậy, việc siết chặt quản lý khâu đảm bảo an toàn thực phẩm, đặc biệt là nguồn gốc hàng hóa cần phải được thực hiện nghiêm túc hơn bao giờ hết.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục