Bác sỹ khám và điều trị cho bệnh nhân tại Khoa phẫu thuật thần kinh và ung bướu - Bệnh viện Đa khoa tỉnh.
(HBĐT) - Theo nghiên cứu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), sử dụng thuốc lá gây ra 90% ca ung thư phổi, 75% ca bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và 25% ca bệnh tim thiếu máu cục bộ. Riêng tại Việt Nam, nghiên cứu của Viện Chiến lược và chính sách y tế thực hiện năm 2010 cho thấy, ước tính gần 11% tổng số ca tử vong ở nam giới là do các bệnh liên quan đến thuốc lá.
Chúng tôi có mặt tại Khoa phẫu thuật thần kinh và ung bướu Bệnh viện Đa khoa tỉnh, tiếp xúc với những người đang chăm sóc người thân bị ung thư, nhiều người chỉ cười khi được hỏi về tác hại của thuốc lá. “Khi hút thuốc, tôi chẳng bao giờ nghĩ về tác hại của nó, chỉ hút như một thói quen. Ngồi một lát mà không hút thì không chịu được. Bố tôi bị ung thư phổi, cũng hút thuốc từ thời thanh niên. Khi vào đây khám, bác sĩ nói phần nhiều nguyên nhân là do hút thuốc, biết thế nhưng vẫn không bỏ được” - Anh Bùi Văn Cường, xã Nam Thượng, huyện Kim Bôi chia sẻ.
“Hút thuốc lá có hại cho sức khỏe” là khẩu hiệu rất nhiều người biết được in trên vỏ bao thuốc lá của Việt
Bác sỹ Trương Như Hiển, Trưởng khoa phẫu thuật thần kinh và ung bướu Bệnh viện Đa khoa tỉnh cho biết: Hiện tại khoa có 80 bệnh nhân, trong đó số bệnh nhân bị ung thư phổi chiếm 19%, chủ yếu có tiền sử hút thuốc lá. Những dấu hiệu đầu tiên của bệnh ung thư phổi bắt đầu lặng lẽ, thường là không có triệu chứng hoặc dấu hiệu cảnh báo trong giai đoạn đầu. Khi bệnh trở nên nặng hơn, các triệu chứng có thể xuất hiện như: Ho dai dẳng, đau ngực, đặc biệt là khi hít thở sâu, thở khò khè hoặc khó thở, ho có đờm hoặc máu, mệt mỏi.
Hút thuốc lá nguy cơ lớn nhất là ung thư phổi, vậy mà nhiều người vẫn bỏ tiền để “mua bệnh vào người”. Để có một cuộc sống khỏe mạnh, bỏ hút thuốc lá là biện pháp phòng ngừa đầu tiên và quan trọng nhất đối với người hút thuốc. Bên cạnh đó, mỗi người cần có lối sống lành mạnh, chế độ ăn uống hợp lý, tập thể dục thường xuyên để tăng cường sức khỏe.
Thùy Dung (Trung tâm TTGDSK)
(HBĐT) - Mô hình “Ngăn ngừa và giảm thiểu tác hại của bạo lực trên cơ sở giới” (BLTCSG) là một hoạt động nằm trong Chương trình quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 - 2015 về “hỗ trợ thực hiện bình đẳng giới trong lĩnh vực ngành, vùng, địa phương có bất bình đẳng giới hoặc có nguy cơ bất bình đẳng giới”.
(HBĐT) - Trong những năm qua, theo số liệu báo cáo thống kê của hệ thống dân số cho thấy, tỉnh ta có tỷ số giới tính khi sinh tăng cao so với mức cân bằng tự nhiên và toàn quốc với tỷ số 119,9 bé trai/100 bé gái (năm 2011).
(HBĐT) - Ngày 1/10, BCĐ công tác DS-KHHGĐ tỉnh đã tổ chức Hội nghị tổng kết Chương trình mục tiêu quốc gia DS-KHHGĐ giai đoạn 2011-2015. Đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó chủ tịch TT UBND tỉnh - Trưởng BCĐ chủ trì hội nghị. Dự có đồng chí Hồ Chí Hùng, Phó tổng cục trưởng Tổng Cục Dân số-KHHGĐ (Bộ Y tế).
(HBĐT) - Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia DS/KHHGĐ giai đoạn 2011 - 2015 trên địa bàn tỉnh đã có nhiều chuyển biến tích cực. Thể hiện ở chất lượng dân số tăng cao, quy mô gia đình có 1 hoặc 2 con ngày càng được chấp nhận rộng rãi; tốc độ gia tăng dân số nhanh đã được khống chế, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên còn xấp xỉ 1%. Tỉnh ta đã đạt mức sinh thay thế từ năm 2005 và được duy trì đến nay.
(HBĐT) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động về chính sách đối với lao động nữ. Theo đó, Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động phối hợp với tổ chức công đoàn lập kế hoạch, thực hiện các giải pháp để lao động nữ có việc làm thường xuyên, áp dụng chế độ làm việc theo thời gian biểu linh hoạt, làm việc không trọn thời gian, giao việc làm tại nhà phù hợp với nguyên vọng chính đáng của lao động nữ.
(HBĐT) - Thời gian qua, công tác chăm sóc người cao tuổi được quan tâm, việc thực hiện chính sách, chế độ đối với người cao tuổi được thực hiện đầy đủ, kịp thời.