Bác sĩ Bùi Thị Huyền, trạm y tế xã Mỹ Hòa (Tân Lạc) chăm sóc bệnh nhân.

Bác sĩ Bùi Thị Huyền, trạm y tế xã Mỹ Hòa (Tân Lạc) chăm sóc bệnh nhân.

(HBĐT) - Không quản ngại khó khăn, nhiều y, bác sĩ rời phố thị, xa gia đình lên vùng cao, vùng sâu phục vụ người dân. Họ đã trở thành chỗ dựa tin cậy của bà con dân tộc mỗi khi đau ốm.

 

Có duyên với vùng khó

 

Năm 1994, sau khi tốt nghiệp trung cấp y tế, chàng trai Nguyễn Yên Phong ở TP Hòa Bình quyết định lên các xã vùng cao Mường Chiềng và Đồng Chum (Đà Bắc) công tác. Công tác ở đây, anh mới thấu hiểu những thiệt thòi của đồng bào dân tộc. Mỗi khi ốm đau, dân bản phải xuống trung tâm huyện cách xã gần 70km để điều trị. Nhưng do giao thông đi lại khó khăn, nhiều trường hợp người bệnh đến nơi thì sức khoẻ đã xấu hơn. Cùng với các giải pháp vận dụng kiến thức, kinh nghiệm, trang thiết bị sẵn có của trạm y tế, anh tích cực tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân trong phòng, tránh bệnh nguy hiểm. Tranh thủ uy tín già làng, trưởng bản để vận động nhân dân cách phòng bệnh, giữ gìn vệ sinh... Do trình độ dân trí không đồng đều nên việc tuyên truyền, vận động phải kiên trì theo phương châm “mưa dầm thấm lâu”, dễ hiểu, dễ nhớ.

 

Hằng ngày, bác sĩ và cán bộ y tế của trạm tư vấn tại chỗ hoặc lồng ghép với các chương trình khác nhằm tuyên truyền thay đổi nhận thức cho bà con từ những điều đơn giản nhất như: phải uống nước đun sôi, vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, rửa tay sạch trước khi ăn, ngủ phải mắc màn đến việc tiêm chủng cho trẻ em; vận động dân bản áp dụng các biện pháp kế hoạch hoá gia đình,  giữ gìn vệ sinh cá nhân, phòng dịch bệnh... Từ những nỗ lực và việc làm cụ thể của cán bộ y tế cơ sở đã dần thay đổi những hủ tục của người dân trong chăm sóc sức khỏe. Qua hơn 20 năm công tác, ở cương vị nào Trạm trưởng Trạm y tế xã Đồng Chum Nguyễn  Yên Phong cũng hết lòng vì bệnh nhân. Khi hỏi về những kỷ niệm trong nghề, anh  chia sẻ: “Chuyện đó nhiều lắm, nhiều bệnh chúng tôi chữa bằng tây y kết hợp với những bài thuốc đông y, nhất là những bài thuốc dân gian của người dân tộc. Những bài thuốc này vô cùng quý bởi nhiều bệnh tây y khó chữa nhưng thuốc đông y lại có cách đặc trị”.

 

Học xong trung cấp y, năm 1997, chàng trai Nguyễn Tiến Dũng cũng quyết định rời thành phố Hòa Bình lên vùng cao Mường Tuổng (Đà Bắc) để lập nghiệp. Qua thời gian, anh cùng các y, bác sĩ tổ chức tuyên truyền bằng các hình thức họp dân, giao ban, loa di động... về chăm sóc sức khỏe. Để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ anh học lên đại học. Sau khi học xong, anh được UBND huyện điều động làm Trạm trưởng Trạm y tế xã Yên Hòa. Đây là trạm y tế trung tâm cụm 4 xã vùng cao của huyện Đà Bắc, những ca khó các trạm đều chuyển về đây. Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng của trạm còn thiếu thốn đủ bề. Trạm được chuyển giao từ trạm quân - dân y kết hợp, xây dựng từ năm 2000. Khi hỏi sao anh không về dưới thành phố và các huyện gần thành phố công tác, anh tâm sự: “Mỗi người có lựa chọn riêng cho mình. ở trên này nhiều năm, tôi gắn bó với người vùng cao sống chân chất, mộc mạc, nặng tình cảm. Họ rất cần những bác sĩ để chăm sóc sức khỏe. Nhiều gia đình coi chúng tôi như người thân. Tôi thấy mình có ích hơn”.

 

ông Lò Văn Lệt, xóm Kìa, xã Yên Hòa cho biết: Tôi tuổi cao, bị bệnh phổi, khổ nhất vào mùa đông nên thường xuyên  phải đi khám bệnh. Những năm trước, tôi  phải xuống bệnh viện huyện cách nhà hơn 60km. Từ ngày trạm y tế xã có bác sĩ tôi đã đến đây khám, sức khỏe ổn định hơn. Nhiều người trong xóm, xã khi có bệnh đều đến khám và rất yên tâm chữa trị. Chúng tôi rất cần những y, bác sĩ tại cơ sở.

 

Chỗ dựa của nhân dân

 

19 năm trong nghề, có đến 10 năm bác sĩ Bùi Thị Huyền gắn bó với Trạm y tế xã Mỹ Hòa (Tân Lạc). Chị được giao phụ trách các chương trình y tế như công tác khám chữa bệnh, quản lý bệnh mãn tính, bệnh tâm thần, an toàn thực phẩm, tai nạn thương tích, người cao tuổi, quản lý bệnh truyền nhiễm và một số chương trình y tế khác. Để nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh tại trạm, chị cùng đội ngũ y sĩ của trạm thường xuyên phối hợp với các ngành, đoàn thể của huyện tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân phòng, chống dịch bệnh, ngộ độc thực phẩm... Vì vậy, nhiều năm qua, công tác khám, chữa bệnh của trạm đều đạt và vượt kế hoạch đề ra.

 

Nhận thức công tác phòng bệnh là quan trọng nên trong chiến dịch tiêm phòng cho trẻ chị cùng đội ngũ cán bộ của trạm, y tế thôn bản, trường học rà soát đủ và đúng đối tượng được tiêm chủng; trực 24/24h để nắm bắt và theo dõi tình hình sức khỏe của trẻ sau tiêm, vì vậy đã tạo niềm tin cho phụ huynh khi đưa trẻ đi tiêm.  Nhiều năm qua, tỷ lệ trẻ trong độ tuổi của xã được tiêm vắcxin luôn đạt 100%.

 

Thời gian qua, thực hiện đề án đào tạo bác sĩ ở cơ sở và thu hút bác sĩ về công tác tại tuyến huyện, xã, công tác khám, chữa bệnh đã thay đổi cơ bản. Người dân được khám, chữa bệnh với chất lượng cao hơn, thuận lợi hơn. Đồng chí Bùi Văn Kết, Trưởng phòng Tổ chức cán bộ (Sở Y tế) cho biết: Bệnh nhân yên tâm khi đến khám ở một trạm y tế có bác sĩ. Khi các trạm y tế có bác sĩ đã mang lại hiệu quả rất lớn, nhiều trường hợp cấp cứu chấn thương, bệnh nặng khác đã được bác sĩ xử lý kịp thời, tránh được tử vong, nhất là ở những xã xa bệnh viện, làm giảm những ca bệnh phải chuyển tuyến. Về mặt xã hội, ở địa phương tiếng nói của bác sĩ có tính thuyết phục đối với người dân nên được ủng hộ cao. Từ đó, nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh tại cơ sở.

 

                                                                                         

                                                                            Việt Lâm

 

 

Các tin khác


Cảnh báo biến chứng nguy hiểm từ phương pháp căng da mặt bằng chỉ không an toàn

PGS.TS.BS Phạm Hiếu Liêm, Trưởng Đơn vị Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ, Bệnh viện Da Liễu TP Hồ Chí Minh cho biết, căng da bằng chỉ là phương pháp làm đẹp không phẫu thuật được nhiều người lựa chọn, tuy nhiên biến chứng căng chỉ gây ra nhiễm khuẩn là vô cùng tai hại.

Bệnh viện Đa khoa tỉnh cấp cứu thành công bệnh nhân tổn thương mạch máu lớn 

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hoà Bình đã tiến hành cấp cứu thành công bệnh nhân tổn thương mạch máu lớn nguy hiểm đến tính mạng dưới sự hỗ trợ của các chuyên gia Bệnh viện Việt Đức.

Thành phố Hòa Bình lan tỏa phong trào hiến máu tình nguyện

Hiến máu tình nguyện (HMTN) là hành động ý nghĩa, nhân văn, nghĩa cử cao đẹp, góp phần cứu sống, mang lại hạnh phúc cho nhiều bệnh nhân cần máu tại các cơ sở y tế. Thời gian qua, Ban Chỉ đạo (BCĐ) vận động HMTN TP Hòa Bình đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giúp người dân nhận thức sâu sắc về mục đích, ý nghĩa của phong trào HMTN. Qua đó, ngày hội HMTN hàng năm tổ chức tại địa bàn đã tiếp nhận hàng nghìn đơn vị máu do cán bộ, công chức, chiến sỹ, đoàn viên, thanh niên và người dân chia sẻ.

Yêu cầu đình chỉ ngay bếp ăn khiến 350 công nhân nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm

Liên quan đến vụ việc 350 công nhân Công ty TNHH Shinwon Ebenezer Việt Nam (Vĩnh Phúc) nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm, tối 14/5, Bộ Y tế đã có văn bản yêu cầu đình chỉ ngay hoạt động bếp ăn tập thể của công ty này.

Bộ Y tế hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 tại Việt Nam

Theo Bộ Y tế, hiện nay tình hình dịch bệnh COVID-19 trên thế giới diễn biến khó lường, khó dự báo với các biến chủng phụ mới tiếp tục được ghi nhận. Bộ Y tế vừa có hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 để tăng cường miễn dịch phòng bệnh COVID-19, đặc biệt là các nhóm nguy cơ cao...

Nỗi lo ngộ độc thực phẩm tập thể - Bài cuối: Siết chặt quản lý để đảm bảo an toàn cho người dân

Theo báo cáo thị trường kinh doanh ẩm thực tại Việt Nam, hết năm 2023, số lượng nhà hàng, quán cà phê ở nước ta đạt mốc trên 300.000 chưa kể các quán ăn nhỏ lẻ, xe kéo. Việc quản lý an toàn thực phẩm ở các cửa hàng, thực phẩm đường phố, hàng rong rất khó khăn. Đặc biệt, nhiều cơ sở kinh doanh sản phẩm không có nguồn gốc rõ ràng, không ngày sản xuất, hạn sử dụng. Vì vậy, việc siết chặt quản lý khâu đảm bảo an toàn thực phẩm, đặc biệt là nguồn gốc hàng hóa cần phải được thực hiện nghiêm túc hơn bao giờ hết.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục