Rửa tay và vệ sinh cá nhân là biện pháp hứu hiệu phòng ngừa bệnh thủy đậu.

Rửa tay và vệ sinh cá nhân là biện pháp hứu hiệu phòng ngừa bệnh thủy đậu.

(HBĐT) - Bệnh thủy đậu thường bùng phát vào mùa đông đến hết mùa xuân hàng năm. Thời gian này là dịp giao mùa với thời tiết lạnh, ẩm là môi trường thuận lợi cho vi rút gây thủy đậu phát triển và lây bệnh cho con người. Bệnh lây truyền rất nhanh. Bệnh nhân có thể lây bệnh cho người khác trong 5 ngày trước và sau khi phát ban. Bệnh còn có thể lây truyền gián tiếp qua tiếp xúc với quần áo hoặc các vật dụng khác đã nhiễm dịch tiết từ các vết mụn phồng rộp của người bệnh.

 

Nếu không được điều trị kịp thời sẽ bị nhiễm trùng tại các nốt đậu. Những người bị biến chứng nếu không chữa trị kịp thời, tổn thương sẽ ăn sâu, lan rộng nên cho dù được chữa khỏi vẫn có thể để lại nốt sẹo rỗ nặng hơn còn dẫn đến viêm mô tế bào, nhiễm trùng máu. Ngoài ra, người mắc bệnh thủy đậu còn có thể bị biến chứng viêm phổi, viêm não... Biến chứng viêm phổi hay gặp ở người lớn hơn là trẻ em và thường xuất hiện vào ngày thứ 3-5 của bệnh. Viêm phổi có thể diễn tiến nhẹ, hồi phục nhưng cũng có thể diễn tiến nặng dẫn tới suy hô hấp, phù phổi... và nguy hiểm tính mạng.

 

Chị Nguyễn Thị Hằng, cán bộ phụ trách y tế trường mầm non Sơn Ca  phường Phương Lâm (TP Hòa Bình) cho biết: Từ đầu tháng 1/2016, chúng tôi phát hiện một số cháu ở khối lớp 3 tuổi sốt rồi xuất hiện nốt phỏng. Chúng tôi gọi phụ huynh đến đưa cháu đi khám tại trạm y tế phường và chẩn đoán bị thủy đậu. Từ đó lây lan ra 20 cháu trong trường. Với những cháu nghi ngờ bị bệnh, chúng tôi theo dõi, cho các cháu nghỉ ở nhà 15 ngày để điều trị. Bệnh này nguy hiểm là thời gian ủ bệnh dài chỉ sốt nhẹ. Đến khi xuất hiện những nốt phỏng mới biết là thủy đậu. ở lớp, nhà trường tiến hành tổng vệ sinh trong và ngoài lớp học, khử khuẩn đồ dùng cá nhân, sử dụng Cloramin B, thường xuyên vệ sinh cá nhân cho trẻ, trời rét dùng nước ấm. Dùng tủ sấy để tiệt trùng bát đũa, luộc khăn mặt. Sau khi phát hiện bệnh, chúng tôi thường xuyên vệ sinh, phòng ngừa nên không phát hiện cháu bị bệnh.

 

Bác sĩ  Bùi Thị Hạnh, Phó trưởng khoa Kiểm soát dịch bệnh, Trung tâm y tế dự phòng thành phố cho biết: Trong năm 2015, trên địa bàn thành phố đã phát hiện và điều trị 143 ca bệnh. Từ đầu năm 2016 đến nay đã có phát hiện 45 ca bệnh. Trong đó, địa bàn phường Phương Lâm 35 ca, phường Đồng Tiến 6 ca, phường Chăm Mát 2 ca, xã Thái Thịnh 1 ca và phường Hữu Nghị 1 ca. Hầu hết những ca bệnh xảy ra ở trường mầm non Phương Lâm và mầm non Sơn Ca thuộc phường Phương Lâm. Mọi năm, dịch bệnh xảy ra với trẻ dưới 5 tuổi. Tuy nhiên, năm nay phát hiện 2 trường hợp trên 35 tuổi. Những ca bệnh này đến khám, chữa ở các cơ sở y tế trên địa bàn. Thực tế ca bệnh còn nhiều hơn vì hầu hết họ tự chữa ở nhà hoặc vượt tuyến không kiểm soát được. 

 

Cũng theo bác sĩ Bùi Thị Hạnh, thời gian sau Tết, khí hậu thay đổi đột ngột, mưa ẩm và rét là môi trường tốt để vi rút bệnh phát triển. Để phòng ngừa bệnh, trong thời điểm giao mùa phụ huynh cần cho trẻ giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, khử trùng nước bằng Cloramin B, ăn chín, uống sôi, đảm bảo dinh dưỡng. Khi phát hiện trẻ sốt rồi có nốt phỏng cần đến ngay các cơ sở y tế để khám, chữa bệnh.

 

                                                                             

 

                                                                         Việt Lâm

 

 

 

Các tin khác


Yêu cầu đình chỉ ngay bếp ăn khiến 350 công nhân nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm

Liên quan đến vụ việc 350 công nhân Công ty TNHH Shinwon Ebenezer Việt Nam (Vĩnh Phúc) nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm, tối 14/5, Bộ Y tế đã có văn bản yêu cầu đình chỉ ngay hoạt động bếp ăn tập thể của công ty này.

Bộ Y tế hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 tại Việt Nam

Theo Bộ Y tế, hiện nay tình hình dịch bệnh COVID-19 trên thế giới diễn biến khó lường, khó dự báo với các biến chủng phụ mới tiếp tục được ghi nhận. Bộ Y tế vừa có hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 để tăng cường miễn dịch phòng bệnh COVID-19, đặc biệt là các nhóm nguy cơ cao...

Nỗi lo ngộ độc thực phẩm tập thể - Bài cuối: Siết chặt quản lý để đảm bảo an toàn cho người dân

Theo báo cáo thị trường kinh doanh ẩm thực tại Việt Nam, hết năm 2023, số lượng nhà hàng, quán cà phê ở nước ta đạt mốc trên 300.000 chưa kể các quán ăn nhỏ lẻ, xe kéo. Việc quản lý an toàn thực phẩm ở các cửa hàng, thực phẩm đường phố, hàng rong rất khó khăn. Đặc biệt, nhiều cơ sở kinh doanh sản phẩm không có nguồn gốc rõ ràng, không ngày sản xuất, hạn sử dụng. Vì vậy, việc siết chặt quản lý khâu đảm bảo an toàn thực phẩm, đặc biệt là nguồn gốc hàng hóa cần phải được thực hiện nghiêm túc hơn bao giờ hết.

Nỗi lo ngộ độc thực phẩm tập thể - Bài 1: Nguy cơ thường trực

Thời gian gần đây, nhiều vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra liên tiếp tại các địa phương trên cả nước, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân, thậm chí có người đã tử vong.

Lấy dị vật nằm trong phổi bệnh nhân suốt 25 năm

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình vừa tiến hành lấy dị vật trong phổi của bệnh nhân suốt 25 năm bằng kỹ thuật nội soi phế quản ống mềm có gây mê. Hiện tại, sức khoẻ của bệnh nhân tạm ổn định và đang được tiếp tục điều trị, chăm sóc. 

Những lá thư khen ngợi - lời tri ân của người bệnh đối với Bệnh viện Đa khoa tỉnh

Thời gian qua, Bệnh viện Đa khoa tỉnh nhận được nhiều thư khen của người bệnh và người nhà bệnh nhân đối với đội ngũ y, bác sỹ, điều dưỡng. Những lá thư cảm ơn mộc mạc, lời tri ân chân tình là động lực giúp đội ngũ y, bác sỹ vượt qua mọi khó khăn, nỗ lực, quyết tâm hơn trong chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục