Trung tâm CSCSKS tỉnh tư vấn cho các bà mẹ về theo dõi cân nặng của bé để đảm bảo chăm sóc, nuôi dưỡng đạt hiệu quả cao.  ảnh: P.V

Trung tâm CSCSKS tỉnh tư vấn cho các bà mẹ về theo dõi cân nặng của bé để đảm bảo chăm sóc, nuôi dưỡng đạt hiệu quả cao. ảnh: P.V

(HBĐT) - Từ sơ sinh đến 2 tuổi là giai đoạn các bà mẹ lo lắng nhất về cân nặng của con mình. Dưới đây là những kiến thức cần thiết về cân nặng của con trong giai đoạn đầu đời do bác sỹ Ngô Thị Phượng, Giám đốc Trung tâm CSSSKS tỉnh giới thiệu.

 

Trẻ sơ sinh (từ 1- 4 tuần tuổi), cân nặng của trẻ sẽ giảm vài lạng sau sinh do bé đào thải phân su. Một em bé khỏe mạnh sẽ tăng cân trở lại từ 10-12 ngày sau sinh và sẽ đạt cân nặng lúc mới chào đời. Từ lúc 1 tháng - 6 tháng tuổi, bé sẽ tăng khoảng 140 - 200 g mỗi tuần. Thời gian bú không chính xác và cố định, tùy theo nhu cầu của bé. Bé ở độ tuổi này thường bú 8-12 cữ một ngày, mỗi cữ bú cách nhau khoảng 2-3 tiếng. 2 tháng tuổi, bé cần phải tăng cân đều và  cần bú sữa mẹ hoàn toàn vào giai đoạn này. 3 tháng tuổi, bé chỉ tăng khoảng 110 g mỗi tuần. Bé sẽ tăng tiếp tục với đà như vậy cho đến 7 tháng tuổi. 4 tháng tuổi, bé có thể giữ đầu thẳng có thể ngồi nếu có điểm tựa. Bé bày tỏ sự thích thú khi mọi người ăn cơm. Từ 5- 6 tháng tuổi, cân nặng của bé sẽ gấp đôi cân nặng lúc sinh. Mẹ có thể đưa bé đi khám sức khỏe tổng quát vào thời điểm này. 6 tháng tuổi, bé sẽ tăng khoảng 85-140 g mỗi tuần. Mẹ nên cho bé ăn rau, hoa quả và thịt nghiền nhuyễn. Sữa vẫn là thức ăn chính của bé giai đoạn này.

 

7 tháng tuổi, tháng này bé sẽ tăng khoảng gần 1 kg. Mẹ cần đưa bé đi khám nếu bé không tăng được 1 kg và không tăng ở những tháng tiếp theo sau đó. Giai đoạn này, bé chuyển từ bú sữa hoàn toàn sang ăn dặm, là giai đoạn quan trọng, cần phải có thời gian làm quen. Mẹ tuyệt đối không ép bé ăn quá nhiều hoặc ăn những món bé chưa thích. Vào giai đoạn làm quen này, mẹ có thể cho bé tập ăn những món rau củ, hoa quả nghiền, độ đặc, loãng tùy theo thời gian và sự thích nghi của bé.  8 tháng tuổi, cân nặng lúc 8 tháng tuổi đến trước 1 tuổi sẽ gấp 3 cân nặng lúc mới sinh.  9 tháng tuổi, để duy trì đà tăng cân của bé, mẹ cần cho bé ăn bữa nhẹ cách 2- 4 giờ.  10 tháng tuổi, cân nặng của bé bắt đầu tăng ít hơn do giai đoạn này bé vận động nhiều và bé đã có thể trườn, bò, tập đứng nên tốn nhiều năng lượng. Do vậy, các mẹ nên bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho bé để đảm bảo cân nặng của con.  11 - 12 tháng tuổi, bé bắt đầu những bước đi đầu tiên. Các cữ bú đêm thưa dần và cân nặng của bé cũng tăng ít hơn. 

 

 13 - 18 tháng tuổi, những bước chân vụng về là khởi đầu cho việc trẻ có thể đi mà không cần dắt. Lứa tuổi này, trẻ bắt đầu chuyển sang ăn cháo. Trẻ vẫn cần được bú mẹ hoặc ăn sữa bột công thức. Mỗi ngày trẻ cần được ăn 5 bữa (3 chính, 2 phụ). Giai đoạn này bé sẽ tăng khoảng 200 - 220 g mỗi tháng. 19 - 24 tháng tuổi, bé thích leo trèo và thậm chí có thể chạy. Khi tiến dần tới mốc 2 tuổi trẻ có thể tập ăn cơm nhưng do bộ máy tiêu hóa chưa hoàn chỉnh, trẻ thường hay bị rối loạn tiêu hóa, nếu trẻ biếng ăn có thể dẫn đến suy dinh dưỡng. Vì vậy, các mẹ cần đặc biệt chú ý đến chế độ ăn cho trẻ. Giai đoạn này bé sẽ tăng khoảng 200 g mỗi tháng.

 

                                                                                     

 

                                                                          Đ.P (TH)

 

 

Các tin khác


Cảnh báo biến chứng nguy hiểm từ phương pháp căng da mặt bằng chỉ không an toàn

PGS.TS.BS Phạm Hiếu Liêm, Trưởng Đơn vị Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ, Bệnh viện Da Liễu TP Hồ Chí Minh cho biết, căng da bằng chỉ là phương pháp làm đẹp không phẫu thuật được nhiều người lựa chọn, tuy nhiên biến chứng căng chỉ gây ra nhiễm khuẩn là vô cùng tai hại.

Bệnh viện Đa khoa tỉnh cấp cứu thành công bệnh nhân tổn thương mạch máu lớn 

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hoà Bình đã tiến hành cấp cứu thành công bệnh nhân tổn thương mạch máu lớn nguy hiểm đến tính mạng dưới sự hỗ trợ của các chuyên gia Bệnh viện Việt Đức.

Thành phố Hòa Bình lan tỏa phong trào hiến máu tình nguyện

Hiến máu tình nguyện (HMTN) là hành động ý nghĩa, nhân văn, nghĩa cử cao đẹp, góp phần cứu sống, mang lại hạnh phúc cho nhiều bệnh nhân cần máu tại các cơ sở y tế. Thời gian qua, Ban Chỉ đạo (BCĐ) vận động HMTN TP Hòa Bình đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giúp người dân nhận thức sâu sắc về mục đích, ý nghĩa của phong trào HMTN. Qua đó, ngày hội HMTN hàng năm tổ chức tại địa bàn đã tiếp nhận hàng nghìn đơn vị máu do cán bộ, công chức, chiến sỹ, đoàn viên, thanh niên và người dân chia sẻ.

Yêu cầu đình chỉ ngay bếp ăn khiến 350 công nhân nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm

Liên quan đến vụ việc 350 công nhân Công ty TNHH Shinwon Ebenezer Việt Nam (Vĩnh Phúc) nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm, tối 14/5, Bộ Y tế đã có văn bản yêu cầu đình chỉ ngay hoạt động bếp ăn tập thể của công ty này.

Bộ Y tế hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 tại Việt Nam

Theo Bộ Y tế, hiện nay tình hình dịch bệnh COVID-19 trên thế giới diễn biến khó lường, khó dự báo với các biến chủng phụ mới tiếp tục được ghi nhận. Bộ Y tế vừa có hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 để tăng cường miễn dịch phòng bệnh COVID-19, đặc biệt là các nhóm nguy cơ cao...

Nỗi lo ngộ độc thực phẩm tập thể - Bài cuối: Siết chặt quản lý để đảm bảo an toàn cho người dân

Theo báo cáo thị trường kinh doanh ẩm thực tại Việt Nam, hết năm 2023, số lượng nhà hàng, quán cà phê ở nước ta đạt mốc trên 300.000 chưa kể các quán ăn nhỏ lẻ, xe kéo. Việc quản lý an toàn thực phẩm ở các cửa hàng, thực phẩm đường phố, hàng rong rất khó khăn. Đặc biệt, nhiều cơ sở kinh doanh sản phẩm không có nguồn gốc rõ ràng, không ngày sản xuất, hạn sử dụng. Vì vậy, việc siết chặt quản lý khâu đảm bảo an toàn thực phẩm, đặc biệt là nguồn gốc hàng hóa cần phải được thực hiện nghiêm túc hơn bao giờ hết.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục