(HBĐT) - Những tháng ngày hạnh phúc của gia đình Hoàng Thị L. (SN 1993) và Triệu Thế Ng. (SN 1988) ở xã Hiền Lương nhanh chóng qua đi khi cuộc sống của đôi vợ chồng trẻ lâm vào cảnh khốn khó. Để chăm lo cho cuộc sống gia đình khi có thêm thành viên, L. bàn với chồng về Hà Nội làm công nhân... Tuy nhiên, sau những tháng ngày ly hương bươn chải kiếm tiền gửi về cho chồng con, L. chỉ nhận lại những quả "đắng”. Bởi khi có tiền, chồng L. ở nhà rượu chè, cờ bạc. L. đã nhiều lần phải thay chồng trả những món nợ lên đến hàng chục triệu đồng. Mới đây, không chịu được cảnh suốt ngày phải đi "kéo cày trả nợ”, L. đã quyết định làm đơn xin ly hôn.


Cán bộ Tòa án nhân dân huyện Đà Bắc hướng dẫn người dân làm thủ tục pháp lý.

Không giống như hoàn cảnh của Hoàng Thị L., Đinh Công H. (SN 1988) ở xóm Suối Thương, xã Hào Lý chua chát: Vợ chồng em kết hôn năm 2012. Quá trình chung sống ban đầu vui vẻ, hạnh phúc. Sau khi có con, cuộc sống trở nên khó khăn nên năm 2014 vợ em quyết định đi làm ăn xa. Sau đó, 2 vợ chồng thường xuyên xảy ra mâu thuẫn và sống ly thân từ năm 2014 đến nay. Sau nhiều lần được họ hàng 2 bên góp ý hàn gắn tình cảm nhưng cô ấy vẫn quyết làm đơn xin ly hôn.

Theo thẩm phán Vũ Văn Túc, Chánh án TAND huyện Đà Bắc, thời gian qua, trên địa bàn huyện tình trạng ly hôn ở các gia đình trẻ có xu hướng gia tăng. Trong 2 năm trở lại đây, năm nào TAND huyện cũng tiếp nhận khoảng hơn 100 vụ ly hôn. Năm 2019 có khoảng 120 vụ. Chỉ tính riêng tháng 10 và thời điểm đầu tháng 11, TAND huyện đã tiếp nhận, thụ lý, giải quyết trên 30 vụ án hôn nhân và gia đình. Trong đó, chủ yếu là các vụ xin ly hôn. Phần lớn các vụ ly hôn rơi vào các gia đình trẻ có vợ, chồng hoặc cả 2 đi làm ăn xa. "Qua tìm hiểu, nắm bắt, nguyên nhân chủ yếu là mâu thuẫn gia đình, nghi ngờ ghen tuông vợ hoặc chồng có tình cảm với người khác. Tỷ lệ này chiếm trên 50% số vụ ly hôn” - thẩm phán Vũ Văn Túc cho biết.

Hơn nữa, "trước khi ly hôn, các cặp vợ chồng cũng đã có một thời gian dài sống ly thân, tình cảm phai nhạt nên khi họ đưa nhau ra tòa. Dù chúng tôi cũng đã cố gắng hòa giải nhưng hầu như không ai muốn hàn gắn hay quay lại với nhau” - chị Đào Thị Thanh Huyền, thư ký TAND huyện Đà Bắc chia sẻ. Đáng nói, trong các vụ ly hôn ở huyện phần lớn nguyên đơn là phụ nữ. Hầu hết họ là những người đi làm ăn xa. Sau khi đi làm một thời gian thì gia đình thường xảy ra mâu thuẫn, lục đục. Trong đó, nhiều gia đình vợ đi làm xa về chồng ghen tuông, có hành vi bạo hành. Do không chịu được đòn ghen nên đã làm đơn xin ly hôn như trường hợp của Lường Thị S. (SN 1985) ở xóm Trung Tằm, xã Trung Thành. Trở về sau thời gian đi làm xa liên tục phải nhận những trận đòn ghen của chồng nên cuối năm 2018 đã đơn phương làm đơn xin ly hôn. Mới đây nhất, TAND huyện tiếp nhận đơn xin ly hôn của chị Hà Thị C. (SN 1978), trú ở xóm Hạ, xã Đồng Ruộng. Nguyên nhân cũng vì chồng ghen đánh đập sau khi chị đi làm xa về. Đỉnh điểm là trận đòn "thừa sống, thiếu chết” làm chị bị thủng màng nhĩ, cùng nhiều tổn thương. Do vậy, chị đã đơn phương làm đơn xin ly hôn cho dù cuộc hôn nhân của chị với chồng đã được 17 năm và có 2 con.

Theo thẩm phán Vũ Văn Túc, do đời sống của người dân còn nhiều khó khăn nên thanh niên, nhất là các cặp vợ chồng trẻ phải chấp nhận cuộc sống ly hương để mưu sinh. Tuy nhiên, nó để lại những hệ lụy rất lớn là những cuộc ly hôn, gia đình tan vỡ. Sau ly hôn, nhiều đứa trẻ lớn lên thiếu đi tình cảm, sự quan tâm chăm lo của bố hoặc mẹ, thậm chí là cả hai. Đây là vấn đề xã hội cần được xem xét một cách nghiêm túc để có những giải pháp hiệu quả. Trong đó, "việc phát triển KT-XH, nâng cao đời sống người dân là yếu tố đóng vai trò then chốt. Bởi kinh tế phát triển, đời sống người dân được nâng cao sẽ giải quyết được tình trạng các gia đình trẻ không phải chia ly, đi làm ăn xa, tình cảm gia đình được gắn kết, bền chặt. Về phía các cơ quan tư pháp, TAND huyện xác định làm tốt chức năng tuyên truyền, phổ biến pháp luật, tập trung thực hiện có hiệu quả công tác hòa giải nhằm hàn gắn các gia đình trước nguy cơ tan vỡ chứ chưa có giải pháp nào hiệu quả để góp phần giảm thiểu tình trạng này” - đồng chí Chánh án TAND huyện nhấn mạnh.

Phóng sự xã hội của Mạnh Hùng


Các tin khác


“Xe đạp thồ” - Huyền thoại trong chiến thắng Điện Biên Phủ

Đến thăm Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, chúng tôi được chị Ngô Thị Lai, cán bộ Bảo tàng giới thiệu tham quan, tìm hiểu khá nhiều hiện vật quan trọng, độc đáo, góp phần làm nên chiến thắng lừng lẫy năm châu 70 năm về trước. Một trong những hiện vật ấy là chiếc xe đạp thồ huyền thoại.

Ký ức về "mùa hè đỏ lửa" Thành cổ Quảng Trị năm 1972

Cho đến nay, sau 52 năm, trận chiến khốc liệt nhất trong lịch sử chiến tranh Việt Nam, được mệnh danh là "mùa hè đỏ lửa” với sự huy động lực lượng lớn chưa từng có trong 81 ngày đêm giằng co từng mét đất, ngôi nhà giữa bom rơi, đạn nổ vẫn còn in đậm trong ký ức quân và dân cả nước cũng như lớp thanh niên tỉnh Hòa Bình lên đường đến với chiến trường Quảng Trị, góp phần tô thắm trang sử hào hùng của dân tộc trong hành trình giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Bảo tồn giá trị văn hóa, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

Văn hóa có vai trò đặc biệt quan trọng đối với mỗi quốc gia, dân tộc. Trong bối cảnh hiện nay, việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của các vùng miền, dân tộc là nhiệm vụ rất quan trọng, vừa góp phần củng cố nền tảng tinh thần của xã hội, tăng cường khối đại đoàn kết, khơi dậy khát vọng phát triển, vừa quảng bá du lịch, thúc đẩy phát triển KT-XH.

Người chiến sỹ quân y và khúc hát bi tráng giữa khói lửa Điện Biên Phủ

Sinh năm 1932, năm nay cựu chiến binh (CCB) Vũ Trọng Thuận ở tổ 3, phường Thống Nhất (TP Hòa Bình) đã ngoài 90 tuổi, nhưng khi kể về một thời binh lửa nơi chiến trường Điện Biên Phủ năm xưa, giọng ông vẫn sang sảng. Thời điểm đó ông tham gia với vai trò là chiến sỹ quân y của trạm thu dung điều trị thương binh dưới tán rừng Mường Phăng. 70 năm đã trôi qua, ký ức thời thanh niên của người cựu binh như ùa về khi hoa ban nở trắng những cánh rừng Tây Bắc.

Vẹn nguyên ký ức về trận chiến Đồi A1

Sinh năm 1934, năm nay dù đã 90 tuổi nhưng khi kể lại những ngày cùng đồng đội tấn công Đồi A1 ở chiến dịch Điện Biên Phủ cách đây tròn 70 năm, đôi mắt của cựu chiến binh (CCB) Mai Đại Xá ở tổ 7, phường Đồng Tiến (TP Hòa Bình) như có lửa, giọng nói trở lên mạnh mẽ như thuở 20 tay cầm súng, bật dậy từ chiến hào hô xung phong...

Hồi ức về trận chiến đồi Độc Lập tại Điện Biên Phủ

LTS: Thiếu tướng Bùi Đức Tùng, nguyên Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Nghệ An, trong Chiến dịch Điện Biên Phủ là Trung đội trưởng thuộc Đại đội 924, Tiểu đoàn 542, Trung đoàn 165, Đại đoàn 312. Thiếu tướng Bùi Đức Tùng đã kể lại những kỷ niệm tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ trong cuốn sách "Chiến sĩ Điện Biên Phủ thành phố Vinh” do Ban liên lạc chiến sĩ Điện Biên Phủ thành phố Vinh biên soạn. Báo Quân đội nhân dân Điện tử trích gửi đến bạn đọc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục