(HBĐT) - "Trên sông Đà/Một đêm trăng chơi vơi/Tôi đã nghe tiếng đàn Ba-la-lai-ca/Một cô gái Nga mái tóc màu hạt dẻ/Ngón tay đan trên những sợi dây đồng... Ngày mai/Chiếc đập lớn nối liền hai khối núi/Biển sẽ nằm bỡ ngỡ giữa cao nguyên/Sông Đà gửi ánh sáng đi muôn ngả/Từ công trình thuỷ điện lớn đầu tiên”. Đã bao năm trôi qua, mỗi dịp xuân về, bạn bè chúng tôi vẫn không bỏ được thói quen tụ họp bên bờ sông Đà ôn lại kỷ niệm buồn vui, đắm mình với dòng sông chan hòa ánh điện và nhâm nhẩm bài thơ "Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà” được học khi ngồi trên ghế nhà trường mà sao thấy yêu quê hương mình đến thế!





 


Những năm gần đây, TP Hòa Bình tập trung huy động nguồn lực xây dựng kết cấu hạ tầng KT - XH đồng bộ, hiện đại.

"Đúng là chẳng đâu đẹp bằng nơi chôn nhau, cắt rốn. Dẫu thành phố chưa náo nhiệt, sầm uất như nhiều nơi nhưng Thủy điện Hòa Bình lại là niềm tự hào của cả đất nước. Bọn học sinh vùng ven thị xã chúng mình từng trải qua thời thiếu thốn, "ngố tàu”, nhìn sự phát triển của thành phố hôm nay càng thêm trân quý cuộc sống hiện tại”. Nhâm nhi cốc trà nóng, chúng tôi nao nao nghe cậu bạn trải lòng. Cũng dễ hiểu thôi, bao năm bôn ba đất khách quê người, tiền bạc có thể không thiếu nhưng chắc hẳn bạn thiếu lắm tình cảm quê hương. Để rồi khi trở về bên gia đình, bạn bè, được tìm về những kỷ niệm xưa mà thấy lòng chộn rộn, ấm áp.

Cậu bạn nhắc chúng tôi một thời "ngố” quả không sai. Ngố quá đi chứ, bởi học đến lớp 9 rồi mà có đứa đi xe đạp chưa vững vì nhà nghèo có xe đâu mà đi. Quần áo có khi thủng cả lỗ tướng vẫn vô tư đến lớp. Buổi đi học, buổi giúp bố mẹ lên rừng lấy củi, hái rau, chặt chuối về nuôi lợn. Rồi thì chẻ nan, đan cót, chẻ tăm, làm chổi chít có cả để phụ giúp gia đình trong thời buổi khó khăn. Nói vậy để thấy bạn bè làm gì có điều kiện túm tụm nay đi chỗ nọ, mai chơi chỗ kia. Chẳng thế mà học hết cấp hai rồi vẫn có đứa chưa biết đến bên kia sông Đà. Thương bạn, cả lũ chở ba, chở bốn trên chiếc xe đạp lọc tọc tìm cầu phao sang sông. Lần đầu đi trên cầu phao dập dềnh, đứa nào cũng im thin thít vì sợ, lòng thầm mong thị xã sớm có cây cầu nối đôi bờ.

Thời gian thấm thoắt thoi đưa, mới đó đã 20 năm ngày chúng tôi háo hức rủ nhau đi trên cây cầu Hòa Bình trong lễ khánh thành rợp sắc cờ hoa. Nhịp cầu nối niềm vui, người dân đôi bờ được xích lại gần nhau hơn. Quê hương thêm khang trang, vươn mình trở thành thành phố trong niềm tự hào của người dân với tên gọi thân thương "thành phố điện”. 
 

Cầu Hòa Bình 3 khi đưa vào sử dụng giúp người dân đi lại thuận lợi, bộ mặt TP Hòa Bình thêm khang trang, hiện đại.

Sau 20 năm, TP Hòa Bình đã "khoác lên mình tấm áo” bề thế, hiện đại. Xuân mới Canh Tý, thành phố đón niềm vui nhân đôi bởi trên dòng sông Đà thơ mộng, cầu Hòa Bình 3 cơ bản hoàn thành, đưa vào sử dụng giúp người dân đi lại, giao thương thuận lợi, bộ mặt TP Hòa Bình nhờ đó mà đàng hoàng hơn. Cũng trên khúc sông này, cầu Hòa Bình 2 đang được khẩn trương thi công. Sau khi hoàn thành, các cây cầu bắc qua sông Đà sẽ góp phần hoàn thiện mạng lưới hạ tầng giao thông và là điểm nhấn về cảnh quan, kiến trúc, thúc đẩy đầu tư mở rộng không gian đô thị về phía bờ trái sông Đà, tạo nên động lực thúc đẩy phát triển KT - XH.

Tạm quên đi lo toan thường nhật, sự hối hả, bon chen cuộc sống thời hiện đại để lang thang trên những con đường rộng mở cùng lắng nghe mùa xuân về với trời mây, sông nước, bên những phố hoa rực rỡ sắc màu mới thấy cuộc sống đã thực sự đổi thay. Với mục tiêu đưa TP Hòa Bình trở thành đô thị loại II vào năm 2020, những năm qua, Thành ủy, UBND TP Hòa Bình đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo phát huy tiềm năng, lợi thế, huy động tối đa các nguồn lực cho đầu tư phát triển; đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế; huy động nguồn lực xây dựng kết cấu hạ tầng KT-XH đồng bộ, hiện đại. Thành phố luôn coi trọng công tác khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển, đa dạng hóa các loại hình dịch vụ đáp ứng nhu cầu sản xuất, tiêu dùng gắn với nâng cao chất lượng sản phẩm để có các dịch vụ chất lượng cao. Tập trung phát triển ngành công nghiệp có ưu thế về nguyên liệu, thị trường; tạo điều kiện thu hút doanh nghiệp đầu tư vào khu, cụm công nghiệp trên địa bàn.

Bên cạnh đó, cấp ủy, chính quyền thành phố đã lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt công tác quản lý kiến trúc, quy hoạch đô thị; điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng TP Hòa Bình đến năm 2035; thực hiện đồng bộ, có hiệu quả quy hoạch phát triển thành phố. Nhờ vậy không gian đô thị được mở rộng, quy củ hơn, từng bước đáp ứng yêu cầu phát triển.

Trong chuyến du xuân thành phố, điểm dừng chân ở Quảng trường Hòa Bình thật thú vị. Khu đầm Quỳnh Lâm um tùm, hẻo lánh năm nào đã mọc lên những tòa nhà cao tầng, quảng trường rộng thênh thang cùng trung tâm hội chợ, triển lãm. Nhìn đám trẻ con háo hức tham gia các trò chơi, vui đùa trên thảm cỏ, nhí nhảnh với những điệu múa hát, nhảy hiện đại trong khu vực quảng trường, cô bạn tôi cười vui: Đúng là con trẻ bây giờ sướng thật. Chỉ mất vài phút phóng vèo xe ra thành phố là được tận hưởng, trải nghiệm sự thú vị, sung sướng của cuộc sống hiện đại. Ngày xưa bọn mình chỉ mong Tết đến để được mặc quần áo mới và theo mẹ ra chợ Phương Lâm. Giờ thì quanh năm tha hồ lựa chọn các dịch vụ mua sắm, ăn uống, vui chơi giải trí qua các trung tâm thương mại, siêu thị như: Vincom, AP Plaza, Hoàng Sơn, Vì Hòa Bình và các khách sạn, cửa hàng điện máy, điện tử… khiến cho bộ mặt đô thị thêm sầm uất. 

Vượt qua bề bộn khó khăn, hôm nay, TP Hòa Bình đã vươn tầm đô thị, đạt nhiều tiêu chí quan trọng để vững vàng mục tiêu trở thành đô thị loại II với những con số thuyết phục đạt được trong năm 2019. Theo đó, 16/16 chỉ tiêu KT-XH đạt và vượt chỉ tiêu Nghị quyết Đảng bộ thành phố đề ra. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng định hướng, trong đó dịch vụ chiếm 56%; công nghiệp - xây dựng 39,7%; nông - lâm nghiệp - thủy sản 4,3%; thu nhập bình quân đầu người ước đạt 63,5 triệu đồng; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 0,9%. TP Hòa Bình đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận hoàn thành Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

Bình Giang

Các tin khác


“Xe đạp thồ” - Huyền thoại trong chiến thắng Điện Biên Phủ

Đến thăm Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, chúng tôi được chị Ngô Thị Lai, cán bộ Bảo tàng giới thiệu tham quan, tìm hiểu khá nhiều hiện vật quan trọng, độc đáo, góp phần làm nên chiến thắng lừng lẫy năm châu 70 năm về trước. Một trong những hiện vật ấy là chiếc xe đạp thồ huyền thoại.

Ký ức về "mùa hè đỏ lửa" Thành cổ Quảng Trị năm 1972

Cho đến nay, sau 52 năm, trận chiến khốc liệt nhất trong lịch sử chiến tranh Việt Nam, được mệnh danh là "mùa hè đỏ lửa” với sự huy động lực lượng lớn chưa từng có trong 81 ngày đêm giằng co từng mét đất, ngôi nhà giữa bom rơi, đạn nổ vẫn còn in đậm trong ký ức quân và dân cả nước cũng như lớp thanh niên tỉnh Hòa Bình lên đường đến với chiến trường Quảng Trị, góp phần tô thắm trang sử hào hùng của dân tộc trong hành trình giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Bảo tồn giá trị văn hóa, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

Văn hóa có vai trò đặc biệt quan trọng đối với mỗi quốc gia, dân tộc. Trong bối cảnh hiện nay, việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của các vùng miền, dân tộc là nhiệm vụ rất quan trọng, vừa góp phần củng cố nền tảng tinh thần của xã hội, tăng cường khối đại đoàn kết, khơi dậy khát vọng phát triển, vừa quảng bá du lịch, thúc đẩy phát triển KT-XH.

Người chiến sỹ quân y và khúc hát bi tráng giữa khói lửa Điện Biên Phủ

Sinh năm 1932, năm nay cựu chiến binh (CCB) Vũ Trọng Thuận ở tổ 3, phường Thống Nhất (TP Hòa Bình) đã ngoài 90 tuổi, nhưng khi kể về một thời binh lửa nơi chiến trường Điện Biên Phủ năm xưa, giọng ông vẫn sang sảng. Thời điểm đó ông tham gia với vai trò là chiến sỹ quân y của trạm thu dung điều trị thương binh dưới tán rừng Mường Phăng. 70 năm đã trôi qua, ký ức thời thanh niên của người cựu binh như ùa về khi hoa ban nở trắng những cánh rừng Tây Bắc.

Vẹn nguyên ký ức về trận chiến Đồi A1

Sinh năm 1934, năm nay dù đã 90 tuổi nhưng khi kể lại những ngày cùng đồng đội tấn công Đồi A1 ở chiến dịch Điện Biên Phủ cách đây tròn 70 năm, đôi mắt của cựu chiến binh (CCB) Mai Đại Xá ở tổ 7, phường Đồng Tiến (TP Hòa Bình) như có lửa, giọng nói trở lên mạnh mẽ như thuở 20 tay cầm súng, bật dậy từ chiến hào hô xung phong...

Hồi ức về trận chiến đồi Độc Lập tại Điện Biên Phủ

LTS: Thiếu tướng Bùi Đức Tùng, nguyên Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Nghệ An, trong Chiến dịch Điện Biên Phủ là Trung đội trưởng thuộc Đại đội 924, Tiểu đoàn 542, Trung đoàn 165, Đại đoàn 312. Thiếu tướng Bùi Đức Tùng đã kể lại những kỷ niệm tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ trong cuốn sách "Chiến sĩ Điện Biên Phủ thành phố Vinh” do Ban liên lạc chiến sĩ Điện Biên Phủ thành phố Vinh biên soạn. Báo Quân đội nhân dân Điện tử trích gửi đến bạn đọc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục