(HBĐT) - Huyện Yên Thủy thực hiện tái cơ cấu lĩnh vực trồng trọt theo phương châm giữ vững cây trồng truyền thống, đẩy mạnh đưa giống cây trồng mới phù hợp với địa phương, ưu tiên cây trồng có giá trị kinh tế cao để tăng năng suất, sản lượng. Còn đối với lĩnh vực chăn nuôi, huyện tập trung phát huy lợi thế sản xuất một số vật nuôi có khả năng cạnh tranh cao; chuyển từ chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán sang chăn nuôi trang trại, gia trại. Phấn đấu xây dựng ngành nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, nâng cao năng suất, chất lượng và đạt mức tăng trưởng 7 - 8%/năm.


>> Bài 1 - Phát triển tự phát, phá vỡ quy hoạch



Người dân xóm Nhuội, xã Đa Phúc (Yên Thủy) chuyển đổi diện tích trồng sắn kém hiệu quả sang trồng dưa chuột cho hiệu quả kinh tế cao.

Lựa chọn cây trồng phù hợp, hình thành vùng nguyên liệu tập trung

Sau 4 - 5 năm trồng sắn liên tục, đất có dấu hiệu bạc màu, ngoài ra một số diện tích sắn bị bệnh khảm lá sắn, do đó chính quyền xã Đa Phúc tích cực tuyên truyền, vận động người dân chuyển diện tích trồng sắn kém hiệu quả sang các cây trồng khác như mía và các loại rau màu.

Đưa chúng tôi đi thăm ruộng dưa chuột đang cho thu hoạch, anh Bùi Văn Thực, xóm Nhuội, xã Đa Phúc cho biết: Ruộng này của gia đình tôi rộng hơn 2.000 m2. Trước đây trồng sắn nhưng sắn hay bị bệnh thối củ, năng suất thấp nên sau đó chuyển sang trồng ngô. Nếu năng suất ngô đảm bảo 1 năm 2 vụ thì thu được khoảng 16 triệu đồng nhưng mấy năm gần đây ngô bị sâu nhiều, năng suất sụt giảm nên gia đình chuyển sang trồng dưa chuột. Vụ đông trồng dưa nếp, vụ hè trồng dưa lai. Với giá bán dao động từ 5.000 - 10.000 đồng/kg, tư thương thu mua tại vườn thì trên diện tích này 1 năm trồng dưa chuột thu được khoảng 40 - 50 triệu đồng, gấp 3 lần so với trồng ngô.

Mô hình trồng dưa chuột, hướng tới mở rộng diện tích, hình thành vùng trồng dưa chuột đạt tiêu chuẩn VietGAP cùng với việc mở rộng diện tích trồng mía nguyên liệu là hướng đi xã Đa Phúc đang quan tâm triển khai để chuyển đổi 50 ha trồng sắn kém hiệu quả.

Cùng với Đa Phúc, các địa phương trên địa bàn huyện Yên Thủy cũngtích cực chuyển đổi diện tích cây trồng kém hiệu quả sang cây trồng phù hợp; mở rộng vùng trồng an toàn, đạt tiêu chuẩn VietGAP; đẩy mạnh đưa giống cây trồng mới phù hợp với địa phương; ưu tiên cây trồng có giá trị kinh tế cao để tăng năng suất, sản lượng. Như với cây ngô, diện tích hiện nay là 2.858 ha, cần duy trì ở mức 2.600 ha; chuyển đổi diện tích đất trồng ngô kém hiệu quả sang trồng cây có giá trị kinh tế cao như cây dược liệu, bí xanh. Đồng thời tập trung trồng các giống ngô lai có năng suất cao, khả năng kháng chịu sâu bệnh; áp dụng đồng bộ kỹ thuật trong thâm canh ngô, xây dựng vùng sản xuất ngô tập trung. Đối với cây lúa, diện tích toàn huyện là 3.100 ha, huyện chủ trương giảm diện tích trồng lúa còn khoảng 2.700 ha, sử dụng các giống lúa có năng suất, chất lượng cao; tích cực dồn điền, đổi thửa, đẩy mạnh áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất, chuyển diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang trồng cây khác.

Riêng đối với cây ăn quả có múi, huyện chủ trương giảm diện tích từ 1.200 ha còn trên 800 ha. Khuyến khích hình thành các vườn cây ăn quả tập trung áp dụng biện pháp canh tác tiên tiến, hữu cơ, VietGAP; hạn chế đến mức thấp nhất việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đối với cây ăn quả. Tuyển lựa những loại cây ăn quả có chất lượng tốt, phù hợp điều kiện thổ nhưỡng và giá trị kinh tế cao.

Đồng chí Bùi Thị Xanh, Phó trưởng phòng NN&PTNT huyện Yên Thủy cho biết: Với các loại cây trồng khác, cụ thể như cây sắn diện tích hiện nay là 1.200 ha, huyện quy hoạch giảm còn 1.000 ha, chuyển sang trồng mía nguyên liệu, cây dược liệu. Các cây trồng khác tiếp tục duy trì hoặc mở rộng diện tích, như tăng diện tích trồng khoai sọ từ 80 ha lên 100 ha, duy trì diện tích trồng lạc 1.900 ha. Mở rộng diện tích trồng rau, tập trung phát triển cây rau thế mạnh như bí xanh, bí đỏ, dần hình thành vùng sản xuất chuyên canh, duy trì diện tích rau các loại khoảng 1.400 ha. Áp dụng kỹ thuật trồng rau theo hướng đảm bảo an toàn thực phẩm; tiếp tục rà soát, nhân rộng vùng trồng rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ. Huyện cũng chủ trương phát triển cây dược liệu ở các xã: Bảo Hiệu, Lạc Lương, Lạc Sỹ, Đa Phúc, Yên Trị theo hướng duy trì diện tích cây cà gai leo; trồng một số cây dược liệu khác như đinh lăng, sả, xạ đen…

Phát huy lợi thế sản xuất vật nuôi có khả năng cạnh tranh cao

Cuối tháng 3, bà con xã Lạc Sỹ phấn khởi đón nhận chứng nhận nhãn hiệu "Lợn bản địa Lạc Sỹ”. Đây là bước ngoặt quan trọng, khẳng định thương hiệu, chất lượng, nâng cao giá trị kinh tế cho lợn bản địa Lạc Sỹ. Đồng chí Bùi Tuấn Hải, Chủ tịch UBND xã Lạc Sỹ cho biết: Lợn bản địa Lạc Sỹ được nuôi tập trung ở xã Lạc Sỹ theo phương thức bán hoang dã hoặc hoang dã. Thức ăn chủ yếu là chất xơ, chúng ăn sống hầu hết các loại rau, củ, quả có sẵn tại địa phương. Vì thế chất lượng thịt lợn bản địa Lạc Sỹ thơm ngon, mềm, bì giòn, mỡ thơm ngậy ăn không ngấy. Với mục đích phát triển nghề nuôi lợn bản địa Lạc Sỹ bền vững, xây dựng mô hình để bảo tồn gen và tạo thành vùng nuôi lợn mang lại hiệu quả kinh tế cao, Trung tâm Ứng dụng thông tin khoa học, công nghệ tỉnh đã tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận "Lợn bản địa Lạc Sỹ” với quy mô 30 con lợn giống, trong đó có 29 con nái và 1 con đực; 30 hộ tham gia. Quyết định cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận sản phẩm "Lợn bản địa Lạc Sỹ” đã được trao cho 30 hộ chăn nuôi tiêu biểu xã Lạc Sỹ. Việc nuôi lợn bản địa cho thấy hiệu quả kinh tế cao, phù hợp điều kiện địa phương, chúng tôi phấn đấu đến năm 2025, mô hình nuôi lợn bản địa phát triển trong toàn xã.

Từ mô hình nuôi lợn bản địa tại xã Lạc Sỹ, huyện đặt ra mục tiêu phấn đấu giai đoạn 2025 - 2030 sẽ phát triển mô hình nuôi lợn bản địa trên địa bàn 4 xã: Lạc Sỹ, Lạc Lương, Bảo Hiệu, Đa Phúc. Đây là một hướng đi mới nhằm tái cơ cấu lĩnh vực chăn nuôi, nâng cao giá trị sản phẩm. Bên cạnh việc tăng đàn lợn bản địa, huyện chủ trương khuyến khích chăn nuôi lợn tập trung trang trại, gia trại vừa và nhỏ ở những nơi xa khu dân cư, xa khu vực đầu nguồn nước; hình thành vùng chăn nuôi an toàn. Triển khai chương trình chăn nuôi an toàn sinh học để khôi phục và tái đàn lợn, phấn đấu nâng tổng đàn từ 44.000 con hiện nay lên 48.000 con vào năm 2025.

Ngoài ra, với phương châm tái cơ cấu chăn nuôi gắn với tái cơ cấu trồng trọt nhằm sử dụng qua lại các sản phẩm của trồng trọt cho chăn nuôi và chăn nuôi cho trồng trọt, giảm chi phí ban đầu cho sản xuất, huyện chủ trương chuyển chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán, thả rông sang chăn nuôi trang trại, gia trại, tập trung. Phấn đấu việc nuôi trâu, bò tăng 2%/năm; chuyển từ chăn nuôi chăn thả sang chăn nuôi có kiểm soát. Phát triển việc trồng cỏ tập trung, ngô sinh khối, cây thức ăn xanh và chế biến nguồn phụ phẩm, dự trữ nguồn thức ăn cho đàn trâu, bò… trên toàn huyện đạt khoảng 150 ha.

Hiện, huyện Yên Thủy cũng tập trung tận dụng những khu vực có nhiều rừng, cây như: Lạc Sỹ, Lạc Lương, Bảo Hiệu, Đoàn Kết, Hữu Lợi… để phát triển nghề nuôi ong, phấn đấu đến năm 2025 đạt trên 4 nghìn đàn, sản lượng mật ong đạt trên 110 tấn, từng bước xây dựng và khẳng định thương hiệu mật ong Yên Thủy.

(Còn nữa)

Dương Liễu

Các tin khác


Không để cán bộ là “điểm trừ” của tỉnh

Bài 4 - Cán bộ tỉnh theo dõi xã - bước đột phá chưa có tiền lệ
(HBĐT) - Nghị quyết T.Ư 4, khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng đã chỉ rõ, 1 trong 27 biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của đội ngũ cán bộ (CB), đảng viên là tình trạng "quan liêu, xa rời quần chúng, không sâu sát cơ sở, thiếu kiểm tra, đôn đốc, không nắm chắc tình hình địa phương, cơ quan, đơn vị; thờ ơ, vô cảm, thiếu trách nhiệm trước những khó khăn, bức xúc và đòi hỏi chính đáng của Nhân dân". Thực trạng này được nhận định đã và đang tồn tại tại tỉnh ta. Do đó, Quy định số 26-QĐ/TU, ngày 14/12/2022 của BTV Tỉnh ủy quy định "CB lãnh đạo các cơ quan, đơn vị cấp tỉnh theo dõi các xã, phường, thị trấn” được đánh giá là một bước đi mang tính đột phá, chưa từng có tiền lệ trong công tác CB.

Không để cán bộ là “điểm trừ” của tỉnh

Bài 3 - Giải quyết vấn đề thiếu hụt cán bộ nữ, trẻ, dân tộc thiểu số

(HBĐT) - Theo số liệu thống kê của Ban Tổ chức (BTC) Tỉnh ủy, số lượng cán bộ (CB) trẻ, CB nữ, CB là người dân tộc thiểu số (DTTS), nhất là CB trẻ, CB nữ diện cấp ủy quản lý của tỉnh ta hiện nay còn khiêm tốn. CB trẻ diện BTV Tỉnh ủy quản lý chỉ chiếm 4,7%; nữ chiếm 17,7%. CB trẻ diện BTV Huyện ủy quản lý chiếm 25%, là nữ chiếm 20,5%; đến cuối năm 2025, CB nữ còn 14,5%, CB trẻ dưới 40 tuổi chỉ còn chiếm 0,9%. Những con số "biết nói” này cho thấy hiện trạng thiếu hụt CB nữ, trẻ đang diễn ra tại tỉnh ta. Đồng thời, đặt ra vấn đề lo ngại về sự chuyển tiếp CB thời gian tới.

Không để cán bộ là “điểm trừ” của tỉnh

 Bài 2 - Quyết liệt trong luân chuyển, điều động cán bộ


(HBĐT) - Một trong những hạn chế nổi lên trong công tác cán bộ (CB) đã được Tỉnh ủy chỉ ra từ đầu nhiệm kỳ đó là việc điều động, chuyển đổi vị trí công tác chưa thực sự được quan tâm. Thực tế khi rà soát CB lãnh đạo, quản lý cấp phòng và tương đương ở các cơ quan, đơn vị cấp tỉnh, cấp huyện tại thời điểm tháng 5/2021, có đến 80 đồng chí được bổ nhiệm lại đến lần thứ 3; thậm chí có đồng chí được bổ nhiệm lại lần 4, lần 5. Lãnh đạo cấp phó thuộc diện BTV Tỉnh ủy quản lý có 78 đồng chí đã được bổ nhiệm lại lần 2 và 13 đồng chí bổ nhiệm lại lần 3. Do đó, luân chuyển, điều động CB được xác định là việc cần làm ngay.

Không để cán bộ là “điểm trừ” của tỉnh


 Bài 1- Nhìn thẳng vào những hạn chế, yếu kém

(HBĐT) - Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: "Cán bộ (CB) là cái gốc của mọi công việc… Công việc thành công hay thất bại đều do CB tốt hay kém”. Trong văn kiện Nghị quyết Đại hội (NQĐH) XIII của Đảng, nhiệm vụ trọng tâm được chỉ ra đầu tiên đó là "tiếp tục đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng… xây dựng đội ngũ đảng viên và CB các cấp, nhất là cấp chiến lược, người đứng đầu đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ”. Điều này đã khẳng định tầm quan trọng đặc biệt của công tác cán bộ (CTCB). Thực hiện NQĐH XIII của Đảng, NQĐH Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, hàng loạt giải pháp quyết liệt, mang tính đột phá, chiến lược đã được tỉnh ta triển khai để khắc phục những yếu kém trong CTCB. Từng bước xây dựng đội ngũ CB đáp ứng yêu cầu thực tiễn, góp phần tạo nên sự chuyển biến tích cực trong chỉ đạo, điều hành, thúc đẩy KT-XH phát triển nhanh, toàn diện.

Đột phá từ một Chỉ thị: Bài 2 - Những đồng vốn "quý như vàng”

(HBĐT) - Nhờ nguồn vốn uỷ thác từ ngân sách địa phương (NSĐP) sang Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đã giải quyết việc làm cho hàng nghìn hộ dân trên địa bàn tỉnh. Mỗi đồng vốn chuyển sang là thêm một sự đồng hành, một cơ hội để có thêm những người lao động vượt lên khó khăn.  

Đột phá từ một Chỉ thị: Bài 1 - Trụ cột giảm nghèo bền vững

(HBĐT) - Sau gần 9 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW, ngày 22/11/2014 và hơn 2 năm thực hiện Kết luận số 06-KL/TW, ngày 10/6/2021 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách (TDCS) xã hội đã tác động tích cực đến hoạt động TDCS trên địa bàn tỉnh. Hơn 20 năm triển khai TDCS, vốn vay ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đã trở thành một trong những trụ cột trong công cuộc xoá đói, giảm nghèo trên địa bàn tỉnh. Với sự tăng cường lãnh đạo của Đảng đối với TDCS xã hội đã giúp trụ cột này thêm vững chắc hơn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục