(HBĐT) - Nằm ở hạ du sông Đà, Hợp Thành (Kỳ Sơn) là xã thuần nông, kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Năm 2016, xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Cùng với công tác lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH, cấp ủy, chính quyền xã luôn chú trọng công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành tốt chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, góp phần giữ ổn định ANCT - TTATXH trên địa bàn.


Các hòa giải viên xóm Giếng, xã Hợp Thành (Kỳ Sơn) trao đổi với cán bộ tư pháp xã về công tác hòa giải tại cơ sở.

 

Đồng chí Nguyễn Văn Linh, Phó Chủ tịch UBND xã cho biết: Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật được xã quan tâm triển khai thực hiện bằng nhiều hình thức. Qua đó góp phần nâng cao hiểu biết, ý thức chấp hành pháp luật trong nhân dân, hạn chế đơn, thư khiếu nại vượt cấp, vi phạm pháp luật tại cơ sở.

Xóm Giếng có 153 hộ với 730 nhân khẩu. Nhân dân trong xóm luôn nêu cao tinh thần đoàn kết chung sức xây dựng cuộc sống mới, tích cực hưởng ứng các cuộc vận động, phong trào thi đua do các cấp phát động. Tuy vậy, trong cuộc sống đôi lúc không tránh khỏi va chạm, mâu thuẫn, lời qua tiếng lại giữa các thành viên trong gia đình, giữa các hộ trong xóm, làng. Xóm đã phát huy vai trò tích cực của tổ hòa giải cơ sở để hòa giải các vụ việc, tránh để từ vụ việc nhỏ phát sinh thành vụ việc lớn, dẫn đến tình trạng khiếu nại, khiếu kiện phức tạp.

Bà Nguyễn Thị Thời, Chi hội trưởng Chi hội Người cao tuổi, tổ trưởng tổ hòa giải xóm chia sẻ: Chuyện vợ chồng "cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt” đòi ly hôn, gia đình hàng xóm liền kề mâu thuẫn nhau bờ rào, bờ giậu… khó tránh khỏi trong cuộc sống hàng ngày. Khi có vụ việc xảy ra, tổ hòa giải đều tìm hiểu rõ ngọn ngành sự việc, tìm cách thuyết phục phù hợp với từng đối tượng, hoàn cảnh. Vừa khéo léo, vừa cương quyết giúp các bên hiểu rõ đúng, sai. Việc mình làm có vi phạm pháp luật hay không? Vi phạm sẽ bị xử lý như thế nào? Từ đó tìm được tiếng nói chung, thống nhất hòa giải vụ việc đểkhông phải đưa ra chính quyền giải quyết, giữ gìn được mái ấm gia đình, hòa khí trong cộng đồng. Qua đó giúp người dân có nhận thức, hiểu biết quy định pháp luật để điều chỉnh hành vi, tuân thủ, chấp hành pháp luật trong cuộc sống. Thời gian qua ở xóm không có đơn, thư khiếu nại, tố cáo vượt cấp. Duy có vụ việc tổ hòa giải xóm đã hòa giải thành nhưng sau đó đương sự lại có đơn đề nghị lên xã. Kết quả tổ vẫn hòa giải thành, hai bên thống nhất không tranh chấp, khiếu kiện.

Anh Nguyễn Minh Phương, công chức tư pháp - hộ tịch xã cho biết: Toàn xã có 9 xóm với trên 3.500 nhân khẩu. Thực hiện công tác tuyên truyền pháp luật, xã tổ chức các hội nghị tập trung, mời báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh, huyện, giáo viên Trung tâm giáo dục nghề nghiệp huyện về trực tiếp giới thiệu, phổ biến các luật và văn bản hướng dẫn thi hành đến cán bộ, đảng viên và nhân dân; sao chép nội dung văn bản luật gửi các trưởng xóm để tuyên truyền trên hệ thống loa truyền thanh. Trong hoạt động thường kỳ, bộ phận chuyên môn thường xuyên phối hợp với các ngành, đoàn thể tổ chức tuyên truyền lồng ghép hướng đến từng đối tượng cụ thể. Những năm trước đây, hàng năm xã tổ chức hoạt động tuyên truyền bằng hình thức sân khấu hóa theo từng chủ đề, tạo sự hưởng ứng sâu rộng trong nhân dân.

Để tạo hiệu quả trong công tác tuyên truyền, xã Hợp Thành chú trọng lựa chọn nội dung văn bản luật, quy định pháp luật điều chỉnh trong từng lĩnh vực liên quan thiết thực đến đời sống của người dân tại cơ sở để tuyên truyền đến nhân dân. Trong năm 2018, xã tổ chức tuyên truyền pháp luật về dân số 8 cuộc, tại 8 xóm; tuyên truyền phòng, chống xâm hại tình dục trẻ em cho phụ nữ và học sinh khối lớp 8 - 9 trường tiểu học và THCS xã. Trung tâm học tập cộng đồng xã tổ chức các lớp tập huấn, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, bạo lực học đường, an toàn giao thông đường bộ cho phụ nữ, trẻ em, học sinh và nhân dân. Bên cạnh đó, hoạt động hòa giải ở cơ sở cũng được xác định là một kênh tuyên truyền pháp luật hữu hiệu. Hiện, toàn xã có 9 tổ hòa giải với 45 hòa giải viên. Năm 2018, các tổ hòa giải đã hòa giải thành 9/11 vụ việc xảy ra tại cơ sở. Trong quá trình hòa giải lồng ghép tuyên truyền quy định pháp luật giúp các bên đương sự nâng cao hiểu biết, ý thức chấp hành pháp luật. Đồng thời, khi người dân có nhu cầu giải quyết công việc liên quan đến pháp luật đến UBND xã gặp trực tiếp cán bộ chuyên môn đều được hướng dẫn, giải đáp cụ thể, giúp người dân nắm được quy trình, thủ tục để thực hiện đúng quy định pháp luật.

Hà Thu


Các tin khác


Tập huấn kiến thức pháp luật, kỹ năng nghiệp vụ, phổ biến giáo dục pháp luật

(HBĐT) - Trong 2 ngày 6 - 7/12, tại thành phố Hòa Bình, Bộ Tư pháp tổ chức hội nghị tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, kỹ năng, nghiệp vụ phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL) kết hợp tổ chức tọa đàm "Phát huy vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội tại cơ sở trong công tác PBGDPL”. Đây là hoạt động trong khuôn khổ thực hiện Đề án "Tăng cường công tác PBGDPL tại một số địa bàn trọng điểm về vi phạm pháp luật giai đoạn 2017-2021”. Tham dự hội nghị có 80 đại biểu là lãnh đạo Sở Tư pháp, Phòng PBGDPL, cán bộ tư pháp cấp huyện, xã thuộc 25 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc.

Xã Hợp Hòa đưa pháp luật vào cuộc sống

(HBĐT) - Chuyện xảy ra từ năm 2017, gia đình hai anh em Bùi Văn Ph. và Bùi Văn Ng. ở xóm Trại Hòa, xã Hòa Sơn (Lương Sơn) tranh chấp mảnh đất của mẹ. Khi còn sống, mẹ ở cùng người em nên người em sử dụng mảnh đất để trồng tỉa. Sau khi mẹ mất, người em cũng không sử dụng, để mảnh đất bỏ không. Người anh lấy mảnh đất để làm, xảy ra tranh chấp giữa hai anh em. Tổ hòa giải xóm vào cuộc giải quyết vụ việc. Với sự phân tích, giải thích hợp lý, hợp tình của các hòa giải viên, người anh đã đồng ý trả lại đất cho người em sử dụng. Vụ việc được hòa giải thành, hai anh em không còn tranh chấp.

Phối hợp tổ chức 30 phiên tòa rút kinh nghiệm lĩnh vực dân sự, hôn nhân và gia đình

(HBĐT) - Năm 2018, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh đưa công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ việc lĩnh vực dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh thương mại, lao động là một trong những nhiệm vụ trọng tâm. Theo đó, Viện Kiểm sát nhân dân hai cấp đã đổi mới nội dung, phương thức kiểm sát để nâng cao chất lượng kiểm sát việc giải quyết các vụ việc.

Vụ án đánh bạc nghìn tỷ: "Phiên tòa lịch sử" trong ngành tố tụng

Sau hơn 10 ngày xét xử, 5 ngày nghị án, Tòa án nhân dân tỉnh Phú Thọ đã tuyên các hình phạt thích đáng đối với 92 bị cáo liên quan đến vụ án đường dây đánh bạc nghìn tỷ qua mạng.

Đổi mới hình thức tuyên truyền, phổ biến pháp luật

(HBĐT) - Để thu hút đông đảo người dân tham gia, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật (TTPBGDPL), huyện Mai Châu chú trọng tuyên truyền qua hình thức sân khấu hóa. Điều này đã đem lại hiệu quả thiết thực, giúp người dân nâng cao nhận thức về pháp luật.

Xét xử vụ án tại Ngân hàng Đông Á: Trần Phương Bình, Vũ "nhôm" hầu tòa

Ngày 27/11, Tòa án Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án "Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản," "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng," "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đông Á (DAB).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục