(HBĐT) -Hai trong số vụ việc khiếu kiện đông người, phức tạp, kéo dài ở huyện Yên Thủy là khiếu kiện của các hộ dân xóm Nhòn, xóm Cọ, xã Lạc Thịnh về việc khai thác đá làm vật liệu xây dựng (VLXD) của Xí nghiệp xây dựng Trung Dũng và khiếu kiện của các hộ dân xóm Nghìa 1, Nghìa 2, xã Ngọc Lương, liên quan đến việc giao đất cho Công ty TNHH MTV Thanh Kết Hòa Bình khai thác đá làm VLXD thông thường. Điểm chung ở 2 vụ khiếu kiện trên là đơn, thư được gửi tới nhiều cấp, nhiều ngành, mặt khác, các hộ dân tập trung đông người để ngăn cản hoạt động của doanh nghiệp.
Tìm hiểu nguyên nhân khiếu kiện được biết: Năm 2010, doanh nghiệp Trung Dũng được UBND tỉnh cấp phép khai thác và chế biến đá vôi làm VLXD thông thường. Tháng 11/2011, doanh nghiệp cho chi nhánh Công ty CP Xuất khẩu lao động thương mại và du lịch tại Hòa Bình mượn khai trường để hủy vật liệu nổ. Quá trình tiêu hủy vật liệu gây tiếng nổ lớn, làm rạn nứt nhà ở, các công trình dân sinh, từ đó người dân đã tụ tập đông người phản đối, không cho doanh nghiệp hoạt động. Đến ngày 6/5/2015, doanh nghiệp tiếp tục nổ mìn khai thác đá gây tiếng nổ lớn và khói bụi ảnh hưởng đến khu dân cư xung quanh. Một lần nữa người dân tập trung cản trở, yêu cầu doanh nghiệp ngừng sản xuất, kinh doanh (SX-KD).
Đơn được gửi lên xã, huyện, tỉnh. UBND xã đã giải quyết đơn theo thẩm quyền, nhưng người dân không đồng tình. UBND huyện nhiều lần đối thoại, tuyên truyền, vận động nhưng nhân dân xóm Cọ, xóm Nhòn vẫn cương quyết không đồng ý cho doanh nghiệp tiếp tục hoạt động.
Những lá đơn được gửi đi, các cấp, các ngành chức năng về xã Lạc Thịnh kiểm tra, giám sát cho thấy: Quá trình SX-KD, doanh nghiệp Trung Dũng chưa thực hiện đầy đủ cam kết bảo vệ môi trường và nghĩa vụ tài chính theo quy định. Với sự tham mưu của các ngành chức năng, ngày 22/2/2018, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 452 về việc tước quyền sử dụng giấy phép khai thác khoáng sản của doanh nghiệp Trung Dũng trong 2 tháng. Tháng 3/2018, Sở Công thương ban hành Văn bản số 268 về việc tạm dừng sử dụng vật liệu nổ công nghiệp của doanh nghiệp Trung Dũng trong thời gian 2 tháng, kể từ ngày 22/2/2018. Ngày 9/3/2018, Sở TN&MT ban hành Văn bản số 456 về việc đôn đốc doanh nghiệp Trung Dũng nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản năm 2014, 2015. Ngày 7/9/2018, Sở TN&MT có Công văn số 1834 về việc lập hồ sơ trình UBND tỉnh thu hồi, chấm dứt hiệu lực Giấy phép khai thác khoáng sản số 374/QĐ-UBND ngày 18/3/2010 của UBND tỉnh đã cấp cho doanh nghiệp Trung Dũng.
Cũng trong năm 2010, Công ty TNHH MTV Thanh Kết Hòa Bình được UBND tỉnh cấp giấy chứng nhận đầu tư thực hiện Dự án khai thác đá vôi và chế biến làm VLXD thông thường tại xóm Nghìa 1, xóm Nghìa 2, xã Ngọc Lương với thời hạn 30 năm và huyện Yên Thủy với thời hạn 30 năm. Diện tích thực hiện dự án là 19,137 ha, trong đó 9,26 ha là núi đá, 9,37 ha là đất nông nghiệp, 0,137 ha đất giao thông và mương nội đồng. Tiếp nhận dự án, UBND huyện Yên Thủy đã chỉ đạo tiến hành kiểm kê lập phương án bồi thường, hỗ trợ cho các hộ bị ảnh hưởng dự án theo quy định. Ngày 12/4/2012, UBND huyện Yên Thủy ban hành Quyết định số 347 về việc phê duyệt phương án bồi thường hỗ trợ và tái định cư để thực hiện dự án (đợt 1) cho 6 hộ, kinh phí bồi thường 143,139 triệu đồng (đã chi trả xong), những hộ còn lại chưa thực hiện kê khai tài sản với diện tích 45.128,5 m2. Mặc dù chưa được triển khai nhưng dự án đã vấp phải sự phản ứng quyết liệt từ người dân.
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch UBND huyện Yên Thuỷ, ngày 9/10/2012, UBND xã Ngọc Lương tổ chức hội nghị họp toàn thể nhân dân 2 xóm Nghìa 1 và Nghìa 2 để thông báo, triển khai các văn bản của cấp trên liên quan đến dự án đầu tư khai thác đá làm vật liệu xây dựng của doanh nghiệp Thanh Kết tại núi Thung Đụn (thuộc địa bàn 2 xóm). Ý kiến đại đa số nhân dân tại cuộc họp không nhất trí cho doanh nghiệp Thanh Kết vào thăm dò, khai thác VLXD với lý do: Dự án không nằm trong quy hoạch của quốc gia. Trước khi khảo sát, nghiên cứu lập dự án không trưng cầu ý kiến của nhân dân. Người dân cho rằng, nếu triển khai thực hiện dự án sẽ phá vỡ cảnh quan của khu danh lam thắng cảnh hang Nước, động Thiên Tôn (di tích cấp quốc gia đã được công nhận năm 1997), hang Ngân Hàng và hệ thống hang động đẹp, hang thoát nước từ xóm Nghìa 2 đi xóm Nghìa 1 chảy qua hang Nước ra sông Lạng…
Trước sự phản ứng từ phía người dân, kể từ khi được UBND tỉnh cấp giấy phép đầu tư (năm 2010) đến nay, doanh nghiệp Thanh Kết chưa triển khai đầu tư thực hiện dự án. Tháng 12/2018, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 2891 về việc thu hồi Giấy phép khai thác khoáng sản số 147/QĐ-UBND ngày 1/12/2010 của UBND tỉnh cấp cho Công ty TNHH MTV Thanh Kết Hòa Bình. Từ đây, việc khiếu kiện của người dân xóm Nghìa 1, Nghìa 2, xã Ngọc Lương mới có hồi kết.
7 năm dốc sức giải quyết kiến nghị của người dân liên quan đến việc cấp phép đầu tư các dự án khai thác VLXD thông thường trên địa bàn huyện, đồng chí Bùi Thị Kim Cúc, Phó Chủ tịch UBND huyện Yên Thủy trải lòng: Mong tiếp tục nhận được sự phối hợp, hỗ trợ, giúp đỡ từ các sở, ban, ngành của tỉnh trong việc giải quyết các vụ việc khiếu nại đông người, phức tạp, kéo dài trên địa bàn. Đề nghị khi cấp phép đầu tư các dự án, nhất là dự án khai thác khoáng sản, VLXD, chăn nuôi… ảnh hưởng trực tiếp đến tài nguyên, môi trường và đời sống, sinh hoạt của nhân dân cần chú trọng việc tham vấn ý kiến của nhân dân. Như vậy sẽ tránh được những hệ lụy khiếu kiện đông người, kéo dài, vượt cấp ảnh hưởng đến ANTT, an toàn xã hội và năng lực, uy tín của địa phương trong thu hút đầu tư trên địa bàn.
Thúy Hằng
(HBĐT) - Thời gian qua, Sở NN&PTNT đã chỉ đạo đơn vị chức năng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, nhất là Luật Lâm nghiệp (có hiệu lực từ ngày 1/1/2019) và các văn bản của Nhà nước, của ngành, của các cấp chính quyền trong công tác bảo vệ, phát triển rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng cho trên 19.100 lượt người.
(HBĐT) - Năm 2018, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn huyện Lạc Sơn được đẩy mạnh. Huyện kịp thời triển khai các văn bản luật có hiệu lực năm 2018 đến nhân dân; triển khai đề án "Tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại địa bàn trọng điểm về vi phạm pháp luật”.
Liên quan đến vụ nữ nhà báo Phạm Lê Hoàng Uyển nhận tiền 'chạy' gỡ bài, Viện trưởng Viện KSND TP.Cần Thơ vừa có quyết định kháng nghị phúc thẩm đối với bản án hình sự sơ thẩm của TAND Q.Ninh Kiều (TP.Cần Thơ).
Viện trưởng Viện KSND TP.Cần Thơ vừa có quyết định kháng nghị phúc thẩm đối với bản án hình sự sơ thẩm số 16/2019/HSST ngày 11.1.2019 của TAND Q.Ninh Kiều (TP.Cần Thơ) liên quan đến vụ nữ nhà báo Phạm Lê Hoàng Uyển nhận tiền "chạy" gỡ bài.
Bạn Nguyễn Xuân Anh (Lương Sơn) hỏi:
Đề nghị cho biết việc tự kiểm tra pháp luật của doanh nghiệp gồm những nội dung gì?
(HBĐT) - Trong những năm qua, thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 9/12/ 2003 của Ban Bí thư T.Ư Đảng về tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) trong cán bộ và nhân dân; Luật Phổ biến giáo dục pháp luật năm 2012; Nghị định số 28/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật, tỉnh đã ban hành nhiều văn bản quan trọng chỉ đạo công tác PBGDPL như: Các kế hoạch về công tác PBGDPL; hòa giải ở cơ sở; chuẩn tiếp cận pháp luật; xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước trên địa bàn tỉnh.
(HBĐT) - Năm 2018, TP Hòa Bình tiếp tục chú trọng công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật với hình thức phong phú, nội dung thiết thực. Thành phố đã tổ chức 6 hội nghị triển khai thực hiện Đề án "Tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại một số địa bàn trọng điểm về vi phạm pháp luật” cho 483 lượt người. Các phường, xã thực hiện 117 hội nghị tuyên truyền với 12.356 lượt người tham dự; phát hành 3.900 tờ rơi, tờ gấp và các tài liệu tuyên truyền tới nhân dân.