Ngày 8/4, tại xã Noong Hẹt, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên, Ủy ban Nhân dân huyện Điện Biên đã long trọng tổ chức Lễ hội Thành Bản Phủ năm 2018 gắn với Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc huyện Điện Biên lần thứ VII.

 

Nghi thức tế lễ bắt đầu khi một nữ quan dẫn chủ tế vào thắp hương trong đền. (Ảnh: Phan Tuấn Anh/TTXVN)

Lễ hội Thành Bản Phủ gồm hai phần, phần lễ và phần hội. Phần lễ được diễn ra trong không khí nghiêm trang, long trọng, mở đầu bằng lễ rước kiệu. Kiệu được rước từ ngã ba chợ Noong Hẹt đến Thành Bản Phủ. Đi trước đoàn rước kiệu là đội múa rồng dài, đi sau là đoàn chiêng trống, kiệu được khiêng bởi những chàng trai trẻ trong làng. Hộ tống đoàn rước kiệu là những người phụ nữ lớn tuổi thực hiện phần lễ tế. 

Sau đó là phần dâng hương, tế lễ, đọc chúc văn kể lại quá trình đấu tranh đánh đuổi giặc ngoại xâm và giữ bản làng của tướng quân Hoàng Công Chất. 

Phần hội được tổ chức với nhiều hoạt động văn hóa nghệ thuật, trò chơi thể thao nhảy bao bố, kéo co, ném còn...

Lễ hội Thành Bản Phủ được tổ chức hằng năm trong 2 ngày 24-25/2 âm lịch để tưởng nhớ thủ lĩnh tướng quân Hoàng Công Chất. 

Vào thế kỷ 18, tại địa phương này, Hoàng Công Chất đã cùng tướng Ngải, tướng Khanh - hai vị thủ lĩnh người dân tộc Thái ở Điện Biên - lãnh đạo nhân dân các dân tộc đánh đuổi giặc Phẻ, giải phóng Mường Thanh. 

Để có căn cứ hoạt động lâu dài, tướng Hoàng Công Chất đã cho xây dựng Thành Bản Phủ. Từ đó, căn cứ hoạt động của nghĩa quân đã phát triển ra khắp mười Châu của Phủ An Tây, phía Bắc giáp biên giới Trung Quốc, phía Nam mở rộng xuống Hòa Bình, Ninh Bình, Thanh Hóa. 

Cuộc khởi nghĩa nông dân do Hoàng Công Chất Lãnh đạo kéo dài từ năm 1739-1769 đã tập hợp nhân dân các dân tộc trong vùng Tây Bắc thành một khối thống nhất, xây dựng tình đoàn kết, cùng nhau đánh giặc bảo vệ núi rừng vùng biên cương của đất nước. 

Bà Phạm Minh Châu, Trưởng phòng Văn hóa, thông tin huyện Điện Biên cho biết Lễ hội Thành Bản Phủ là lễ hội truyền thống để tưởng nhớ công ơn vị anh hùng tướng quân Hoàng Công Chất đã có công đánh đuổi giặc Phẻ, giải phóng Mường Thanh. 

Đây là cơ hội để cho cộng đồng anh em các dân tộc Tây Bắc đoàn kết, luôn luôn tưởng nhớ đến công ơn của các vị anh hùng đã có công bảo vệ độc lập dân tộc, dựng xây bờ cõi./.

 

                                                  TheoVietnamplus

Các tin khác


Đất nước tươi đẹp qua ảnh của Vũ Hải

Ảnh của nghệ sĩ nhiếp ảnh Vũ Hải - vừa nhận kỷ lục quốc gia ‘Người được nhiều giải thưởng triển lãm ảnh thế giới nhất’ - mang đến những khung cảnh khi mát lành, khi lộng lẫy về đất nước tươi đẹp, và những khoảnh khắc trân quý cuộc đời.

Đồng bào Khmer đón Tết Chôl Chnăm Thmây vui tươi, ấm áp

Kiên Giang có hơn 13% dân số là đồng bào Khmer (đứng thứ ba khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, sau Sóc Trăng và Trà Vinh) với khoảng 56.400 hộ, 238.000 nhân khẩu. Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây của đồng bào Khmer năm nay diễn ra từ 14 - 16/4/2023 (nhằm 24, 25 và 26 tháng 2 Âm lịch).

Tự hào với 22 di sản thế giới tại Việt Nam

Với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng cùng kho tàng văn hóa đồ sộ, độc đáo trải dài 4000 năm lịch sử dân tộc, tất cả những điều đó góp phần đưa Việt Nam trở thành một trong những quốc gia du lịch nổi tiếng thế giới với 22 di sản được UNESCO vinh danh.

Kiến trúc độc đáo nhà dài truyền thống của người Ê Đê

Đồng bào Ê Đê sinh sống tập trung chủ yếu trên cao nguyên Đắk Lắk, ngoài ra còn có một số nhóm người Ê Đê định cư ở các địa bàn thuộc tỉnh Đắk Nông, Gia Lai, Phú Yên, Khánh Hòa… Từ thời xa xưa, người Ê Đê đã làm những ngôi nhà sàn dài để ở và tránh thú dữ. Nhà dài truyền thống Ê Đê đã đi vào sử thi, truyện cổ, âm nhạc, hội họa như những trang huyền thoại.

Khám phá di sản văn hóa nổi tiếng thế giới – Qua chuỗi 6 nước châu Âu “Ý – Thụy Sĩ – Pháp – Bỉ – Hà Lan – Đức”

Châu Âu đã quá nổi tiếng với quá trình xây dựng lịch sử văn hóa và kinh tế tương đối lâu đời, mang đậm nét Hy Lạp cổ đại. Với bề dày lịch sử, các thành phố luôn là điểm thu hút đối với những du khách muốn tìm hiểu một trong những nền văn hóa và văn minh bậc nhất thế giới này.

Việt Nam có bao nhiêu di sản văn hóa thế giới được UNESCO công nhận?

Bạn có thể tự hào khi biết rằng ngoài 3 di sản thiên nhiên thế giới thì Việt Nam có tới 15 di sản văn hóa thế giới và 4 di sản tư liệu thế giới được UNESCO vinh danh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục