Tại Hà Nội, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I (Cục Văn thư và lưu trữ Nhà nước) đã tổ chức Lễ khai mạc "Làng nghề, phố nghề Thăng Long - Hà Nội” với hơn 130 tài liệu được trưng bày giới thiệu về các làng nghề, phố nghề giai đoạn thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX. Thứ trưởng Bộ VHTTDL Trịnh Thị Thủy đã dự và cắt băng khai mạc triển lãm.


 

 


 

Thứ trưởng Trịnh Thị Thủy cắt băng khai mạc triển lãm

Thăng Long- Hà Nội vốn đất trăm nghề. Ngay từ thời Lý, Trần, Lê, các thợ giỏi đã được  triều đình trưng tập về kinh đô xây dựng kinh thành, sau đó họ ở lại đây sinh cư, lập nghiệp. Nhưng từ thế kỷ XIX những biến động về lịch sử của đất nước cũng làm cho những phố nghề ở Hà Nội và vị thế của người thợ thủ công có nhiều đổi khác.

 Triển lãm "Làng nghề, phố nghề Thăng Long - Hà Nội”được Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I tổ chức nhân kỷ niệm 1010 năm Thăng Long- Hà Nội.

 

 

Thứ trưởng Trịnh Thị Thủy tham quan triển lãm

Những mảnh ghép trong tài liệu, tư liệu trưng bày tại triển lãm này  và qua lời kể của những người thợ nghề về câu chuyện làng nghề lên phố bán hàng, lập đình, lập nghiệp sẽ cho người xem thấy một bức tranh về làng nghề- phố nghề giai đoạn thế kỷ XIX- đầu thế kỷ XX.

Triển lãm bố cục thành hai chủ đề chính: Từ làng nghề ra phố và Đấu xảo- Tinh hoa làng nghề.

Trong phần "Từ làng nghề ra phố”, tài liệu trưng bày nhiều nội dung phong phú xung quanh việc thợ thủ công ở nhiều làng nghề thuộc các tỉnh quanh Hà Nội đã làm ăn buôn bán và tạo thành các phố chuyên nghề. Họ hội tụ thành phường nghề và lập đền thờ tổ nghề như ở quê gốc, tạo nên một tầng lớp thị dân với những nhu cầu mới, có tác động sâu sắc đến văn hóa đất Thăng Long.

 

 

Thứ trưởng Trịnh Thị Thủy tham quan triển lãm

Dưới triều Nguyễn, mặc dù Thăng Long không còn là Kinh đô, không phải là trung tâm kinh tế nhưng các làng nghề truyền thống vẫn luôn phát triển, cung ứng các vật phẩm cho nhà vua và triều đình. Bên cạnh những chính sách thuế khóa được ban hành thì nhà Nguyễn cũng có những chính sách thiết thực nhằm phát triển nghề thủ công tại vùng đất Thăng Long- Hà Nội. Sau khi Hà Nội trở thành nhượng địa của Pháp, chính quyền  thành phố đã quy hoạch và quản lý hoạt động sản xuất, buôn bán đối với nghề thủ công. Sự quy hoạch và những chính sách mới đã làm xáo trộn cuộc sống và hoạt động buôn bán của thành phố vốn đã sinh hoạt và vận hành như thế cả trăm năm. Nhưng đồng thời cũng mang đến những hướng đi và cơ hội mới cho họ từ chính sách khuyến khích phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp của chính quyền Pháp.

 

 

 

 

NNƯT Nguyễn Văn Trung (thôn Phú Vinh , xã Phú Nghĩa, huyện Chương Mỹ)  giới thiệu bức tranh đan mây về Bác Hồ và trình diễn tranh đan mây tại triển lãm

Ở phần "Đấu xảo- Tinh hoa làng nghề”, với chính sách khuyến khích phát triển, thợ thủ công của các làng nghề ở Bắc Kỳ nói chung và  Hà Nội nói riêng từ bản tính vốn thụ động, thiếu sáng tạo trong sản xuất, đã dần chủ động trong việc đăng ký đưa các sản phẩm của mình tham gia đấu xảo để học hỏi nâng cao tay nghề, cải thiện đời sống. Mặt hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống của các làng nghề Hà Nội đã không chỉ có mặt ở các đấu xảo ở thuộc địa Pháp mà còn có mặt ở các nước khác như  San Francisco, Hồng Kông..., đánh dấu một bước tiến xa hơn và dài hơn trong hành trình chinh phục thị trường nước ngoài của người thợ thủ công Việt, bước ra khỏi đất nước bảo hộ.

 

 

Nghệ nhân Nguyễn Xuân Dục (thôn Bình Lăng, xã Thắng Lợi, huyện Thường Tín) trình diễn thêu tranh 

Toàn bộ tài liệu, tư liệu, hình ảnh và hiện vật được trưng bày tại phần này phản ánh hành trình các làng nghề thủ công Việt Nam  tham gia chợ đấu xảo trong nước cũng như quốc tế, những bước tiến của người thợ thủ công trên con đường chinh phục thị trường thế giới và chủ động tìm kiếm thị trường, tìm kiếm cơ hội nâng cao tay nghề, phát triển nghề.

 

 

 

 

Hình ảnh tại triển lãm

Xuất phát từ yêu cầu bảo vệ an toàn tài liệu, chỉ có các phiên bản được đưa ra trưng này. Phần lớn bản gốc tài liệu hiện đang được bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia I thuộc Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước.

Theo Vanhoaonline

Các tin khác


Thế giới đang thiết lập "trạng thái bình thường mới" thế nào?

Sau một thời gian gián đoạn do đại dịch Covid-19, các hoạt động phổ biến trên các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, tôn giáo, giải trí,... của thế giới đang dần được nối lại. Thay vì thường xuyên diễn ra trong không gian khép kín và đông đúc như trước đây, các hoạt động này có xu hướng được tổ chức trong không gian mở ngoài trời. Đây là cách thế giới quay lại nhịp sống thường nhật và thích nghi với "trạng thái bình thường mới".

Không gian phố đi bộ quanh Hồ Gươm: Nơi hội tụ văn hóa bốn phương

3 năm mở rộng không gian phố đi bộ quanh Hồ Gươm, đã có 410 sự kiện văn hóa quy mô lớn được tổ chức, thu hút được sự tham gia của 20 tỉnh, TP trong nước, 26 Đại sứ quán và 3 tổ chức quốc tế.

4 lễ hội đặc sắc của Nhật Bản

Nhật Bản là đất nước mà hầu như các dịp lễ hội kéo dài suốt cả năm. Dưới đây là 4 lễ hội đặc sắc nhất đi cùng nền văn hóa lịch sử lâu đời của xứ hoa anh đào.

Những trang phục sặc sỡ trên thế giới

Trang phục không chỉ để làm đẹp, trong một số dịp, chúng còn thể hiện cho ý nghĩa văn hóa của cả một cộng đồng.

Tuyên truyền, vận động đồng bào Khmer Nam Bộ đón Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây tại nhà

Tết Chôl Chnăm Thmây cổ truyền của đồng bào Khmer Sóc Trăng nói riêng và đồng bào Khmer Nam Bộ nói chung năm 2020 sẽ diễn ra từ ngày 13 - 16/4.

Cắt giảm một số nghi lễ tại Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2020

Ngày 12/3, ông Lê Trường Giang, Giám đốc Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đền Hùng cho biết, trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, đơn vị đã quyết định không thực hiện một số nghi lễ tại dịp Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2020

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục