Lễ hội "Thống nhất non sông năm 2109" được tổ chức vào dịp kỷ niệm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và Ngày Giải phóng tỉnh Quảng Trị, nhằm tôn vinh giá trị lịch sử và cách mạng dân tộc.


Lễ hội Thống nhất non sông năm 2018. (Ảnh: Thanh Thủy/TTXVN)

Ngày 10/4, thông tin từ Văn phòng Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Trị cho biết Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Trị đã ban hành Kế hoạch tổ chức các hoạt động Lễ hội "Thống nhất non sông năm 2019," nhân kỷ niệm 44 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2019), 47 năm Ngày Giải phóng tỉnh Quảng Trị (1/5/1972-1/5/2019).

Một trong số những hoạt động chính của Lễ hội là Chương trình nghệ thuật "Khát vọng hòa bình" diễn ra vào tối 29/4, tại bờ Nam Di tích quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương-Bến Hải.

Chương trình do Báo Nhân dân, Thông tấn xã Việt Nam chủ trì, phối hợp với Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Trị thực hiện chương trình.

Chương trình nghệ thuật "Khát vọng hòa bình" có sự tham gia của những nghệ sỹ đến từ Nhà hát Nghệ thuật đương đại Việt Nam phối hợp với Đoàn Nghệ thuật Quảng Trị biểu diễn. Thông qua các tiết mục, chương trình muốn

chuyển tải giá trị lịch sử, ý nghĩa, khát vọng thống nhất của nhân dân hai miền Nam-Bắc.

Trong khuôn khổ chương trình còn có hoạt động trao quà tặng gia đình chính sách. Chương trình được tường thuật trực tiếp trên kênh Truyền hình Nhân dân và các Đài Phát thanh-Truyền hình địa phương.

Lễ hội "Thống nhất non sông năm 2019" có những hoạt động chính diễn ra vào ngày 30/4 như Lễ Thượng cờ "Thống nhất non sông,” Lễ khánh thành công trình "Bảo tồn, tôn tạo bờ Nam Di tích quốc gia Đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương-Bến Hải,” giải đua thuyền "Thống nhất non sông,” Hội bài chòi.

Lễ hội "Thống nhất non sông năm 2109" được tổ chức vào dịp kỷ niệm Ngày Giải phóng miền Namthống nhất đất nước và Ngày Giải phóng tỉnh Quảng Trị, nhằm tuyên truyền sâu rộng trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân ý nghĩa của ngày kỷ niệm lịch sử trọng đại của quê hương, đất nước.

Đây cũng là dịp để tôn vinh các giá trị truyền thống lịch sử và cách mạng của dân tộc. Thông qua đó, giáo dục, bồi dưỡng và phát huy hơn nữa lòng yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, tinh thần đoàn kết, niềm tự hào, ý chí tự cường dân tộc, khẳng định những thành tựu vĩ đại mà dân tộc ta đã đạt được trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc./.

 

            TheoVietnamplus

Các tin khác


Ấn tượng đặc biệt lễ hội đường phố tại Buôn Ma Thuột

Lễ hội đường phố diễn ra đã thu hút hàng nghìn du khách và người dân cùng đến tham gia.

Tỉnh Cao Bằng lần đầu tiên tổ chức Lễ hội về nguồn Pác Bó

Lễ hội sẽ diễn ra nhiều hoạt động như lễ rước nước, dâng nước tại Đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Pác Bó, biểu diễn văn hóa văn nghệ dân gian, thi làm bánh, thi làm hương...

Lễ hội "Hoa hồng Bulgaria 2019" sẽ diễn ra đầu tháng 3

Lễ hội "Hoa hồng Bulgaria 2019", dự kiến sẽ diễn ra từ ngày 2 - 4/3/2019 tại Trung tâm thông tin Văn hóa Hồ Gươm, số 2 Lê Thái Tổ, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Lễ hội cầu ngư Đà Nẵng là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Lễ hội cầu ngư Đà Nẵng và nghi lễ trao bằng chứng nhận Lễ hội là Di sản phi vật thể quốc gia đã diễn ra tại bờ biển đường Nguyễn Tất Thành (quận Thanh Khê, Tp. Đà Nẵng).

Lễ hội chùa Hang – Hang Chùa

(HBĐT) - Ngày 19/2 (tức 15 tháng giêng âm lịch), xã Yên Trị (Yên Thủy) tổ chức lễ hội chùa Hang - Hang Chùa năm 2019.

Chính thức dừng hoạt động đánh phết tại Lễ hội phết Hiền Quan

Trưa 17-2, UBND huyện Tam Nông (Phú Thọ) vừa có văn bản chính thức, yêu cầu BTC Lễ hội phết Hiền Quan tạm dừng hoạt động đánh phết vào ngày 17-2 (13-1 âm lịch) và các năm tiếp theo, các hoạt động khác vẫn tổ chức bình thường.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục