1. Về sự thống nhất với hệ thống pháp luật hiện hành:
Đề nghị Ban soạn thảo cân nhắc để rà soát lại các quy định để bảo đảm tính thống nhất giữa Luật cạnh tranh và các luật chuyên ngành khác mà theo tôi là chưa thực sự bảo đảm tính thống nhất đồng bộ.
Để minh họa, tôi xin trình bày sự mâu thuẫn giữa những quy phạm điều chỉnh thỏa thuận hạn chế cạnh tranh và Luật Phá sản
Điều 88 của Luật Phá sản có nội dung giảm nợ, miễn nợ, hoãn nợ và biện pháp khắc phục tình trạng mất khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp.
Song theo quy định tại khoản 4 Điều 3 của dự thảo Luật Cạnh tranh thì "Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh là thoả thuận giữa các bên dưới mọi hình thức gây tác ðộng hoặc có khả năng gây tác ðộng hạn chế cạnh tranh". Nếu đối chiếu với định nghĩa này thì thỏa thuận hoãn nợ, giảm nợ hay xóa nợ cho doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản trên có thể là thỏa thuận hạn chế cạnh tranh thuộc phạm vi điều chỉnh của Điều 12 dự thảo Luật Cạnh tranh: Khi được hoãn nợ, giảm nợ hay xóa nợ, doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản sẽ giảm giá mặt hàng kinh doanh so với hoàn cảnh không được hoãn nợ, giảm nợ hay xóa nợ vì giá ĐẦU vào của các mặt hàng này được giảm. Điều này sẽ gây khó khăn cho các doanh nghiệp cạnh tranh không trong tình trạng phá sản, tức là các doanh nghiệp không được hoãn nợ, giảm nợ hay xóa nợ. Điều đó cũng có nghĩa là thỏa thuận của các chủ nợ nêu trên có khả năng gây hạn chế cạnh tranh và bị cấm theo Luật Cạnh tranh nhưng được thiết lập và hợp pháp trên cơ sở của Luật Phá sản.
2. Về phạt tiền đối với hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh
Điều 114. Phạt tiền đối với hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh
1. Mức phạt dựa trên tổng doanh thu của doanh nghiệp vi phạm trong năm tài chính trước năm thực hiện hành vi vi phạm. và mức phạt tối đa là 500 triệu đồng.
Như vậy, mức phạt tiền đối với các hành vi vi phạm cụ thể như: Hành vi vi phạm quy định về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền; tập trung kinh tế, cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định mức tiền phạt dựa trên hai yếu tố là số % được quy định đối với từng hành vi vi phạm và tổng doanh thu của doanh nghiệp vi phạm trong năm tài chính trước năm thực hiện hành vi vi phạm.
Đại biểu Quốc hội Trần Đăng Ninh(Hòa Bình) đóng góp ý kiến tại hội nghị
Việc quy định mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm pháp luật trong thời điểm vi phạm dựa trên cơ sở mức doanh thu của đối tượng vi phạm đã thực hiện trong "quá khứ”, có lẽ không phản ảnh đúng mức trách nhiệm pháp lý phải chịu tương xứng với tính chất, mức độ hành vi vi phạm - một trong những nguyên tắc cơ bản của việc xử lý vi phạm hành chính. Thiết nghĩ, nội dung này cần được nghiên cứu, quy định lại cho phù hợp theo hướng dựa trên hậu quả gây ra do hành vi vi phạm phạm luật của đối tượng vi phạm.
3. Pháp luật về cạnh tranh cần quy định rõ "Bên được thi hành quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh”
Điều này vô cùng quan trọng vì việc cưỡng chế thi hành quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh cần dựa vào hành vi của bên được thi hành quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh bởi theo quy định tại khoản 1 Điều 117 của dự án Luật cạnh tranh thì " Sau thời hạn 30 ngày kể từ ngày quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh có hiệu lực pháp luật, nếu bên phải thi hành không tự nguyện thi hành, không khiếu nại lên Thủ trưởng Cơ quan cạnh tranh Quốc gia theo quy định tại Điều 98 của Luật này thì bên được thi hành có quyền làm đơn yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức thực hiện quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan đó."
Tuy nhiên, dự án Luật lại chưa quy định cụ thể bên được thi hành quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh bao gồm những chủ thể nào. Có thể dựa theo quy định của Luật Thi hành án dân sự mà hiểu rằng bên được thi hành quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh là cá nhân, cơ quan, tổ chức được hưởng quyền, lợi ích trong quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh. Thế nhưng trong một số trường hợp, việc xác định cá nhân, cơ quan, tổ chức được hưởng quyền, lợi ích trong quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh là không dễ dàng.
Vì vậy theo tôi, dự thảo luật nên quy định rõ bên được thi hành quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh là một hoặc một số các chủ thể sau: Người khiếu nại, người có quyền và nghĩa vụ liên quan, hoặc bên bị điều tra (trong trường hợp người bị điều tra không vi phạm pháp luật cạnh tranh nhưng bị thiệt hại trong quá trình điều tra xử lý đối với chủ thể này thì họ trở thành người được hưởng quyền, lợi ích trong quyết định được thi hành).
Minh Hiếu(Văn phòng đoàn đại biểu Quốc hội tổng hợp)
*Tổng thiệt hại khoảng
1630 tỷ đồng
(HBĐT) - Vấn đề môi trường đang được dư luận xã hội đặc biệt quan tâm, nhất là thời gian qua, lực lượng chức năng liên tiếp đấu tranh, phát hiện hàng loạt vụ vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường (BVMT) nghiêm trọng, gây hậu quả nặng nề. Xung quanh vấn đề này, PV Báo Hoà Bình đã có cuộc trao đổi với đồng chí Bùi Văn Khánh, UVTV Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh về công tác quản lý, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về môi trường cũng như vai trò của cơ quan báo chí trong việc phát hiện đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật về BVMT trên địa bàn tỉnh.
(HBĐT) - Ngày 24/5, đồng chí Bùi Văn Tỉnh, UV BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh đã thăm và làm việc tại trường PTDTNT THPT tỉnh. Tham dự có đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo một số sở, ban, ngành trong tỉnh.
(HBĐT) - Ngày 22/4, tại huyện Lạc Sơn, đoàn công tác Bộ Nông nghiệp & PTNT do đồng chí Thứ trưởng Hoàng Văn Thắng làm trưởng đoàn đã làm việc với tỉnh về Dự án Hệ thống dẫn nước từ sông Bưởi về huyện Yên Thủy. Làm việc với đoàn, về phía tỉnh ta có các đồng chí: Bùi Văn Tỉnh, Ủy viên BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng lãnh đạo một số sở, ngành, lãnh đạo Huyện ủy, UBND 2 huyện Lạc Sơn, Yên Thủy.