Theo ông Hà Quốc Trị, người phát ngôn của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, quá trình kiểm tra, xử lý ông Đinh La Thăng rất tuần tự, theo đúng quy định.

Phiên tòa xét xử ông Đinh La Thăng và các đồng phạm đang diễn ra tại Hà Nội, thu hút sự quan tâm của dư luận. Đây cũng là quá trình xử lý cuối cùng kể từ khi Ủy ban kiểm tra TW kết luận những vi phạm, khuyết điểm của ông Đinh La Thăng là rất nghiêm trọng và đề nghị Bộ Chính trị, Ban chấp hành TW Đảng xem xét, thi hành kỷ luật đối với ông Đinh La Thăng theo thẩm quyền. Kết luận này được đưa ra tại kỳ họp thứ 14 của Ủy ban kiểm tra TW ngày 27/4/2017.

Mất 7 tháng rưỡi để Ủy ban kiểm tra TW đưa ra kết luận về trường hợp ông Đinh La Thăng

Trả lời phỏng vấn phóng viên VOV.VN về quá trình kiểm tra, xem xét đối với trường hợp ông Đinh La Thăng, ông Hà Quốc Trị- Ủy viên Ủy ban kiểm tra TW, người phát ngôn của cơ quan này cho biết: Đây là một vụ việc phức tạp, có nhiều nội dung kiểm tra nên đoàn kiểm tra phải mất 7 tháng rưỡi để đưa ra kết luận cuối cùng.

Đoàn kiểm tra do ông Nguyễn Thế Toàn - Ủy viên Ủy ban kiểm tra TW làm trưởng đoàn; ông Mai Trực- Ủy viên TW Đảng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra TW chỉ đạo đoàn; trong đoàn có 8 thành viên, gồm cả đại diện Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Theo ông Hà Quốc Trị, cuộc kiểm tra tốn khá nhiều thời gian vì nội dung kiểm tra lớn, phức tạp như đầu tư vốn, quản lý vốn, công tác cán bộ… Sau 7 tháng rưỡi kiểm tra, đoàn có báo cáo dài 120 trang trình Ủy ban kiểm tra TW. Ủy ban đã tiến hành họp liên tục trong 2 ngày rưỡi để xem xét,  đưa ra kết luận cuối cùng.

Quá trình kiểm tra, xử lý ông Đinh La Thăng rất tuần tự, theo đúng quy định. Sau khi tổ chức Đảng phát hiện thì xử lý kỷ luật về mặt Đảng. Đến khi cơ quan chức năng phát hiện ông Đinh La Thăng vi phạm pháp luật thì đề nghị xử lý theo pháp luật. Phát hiện đến đâu, xử lý đến đó.

Trả lời câu hỏi của phóng viên, trong quá trình kiểm tra, đoàn có nhận được sự hợp tác từ phía ông Đinh La Thăng hay không, ông Hà Quốc Trị cho biết: Cơ quan kiểm tra vào cuộc khi có dấu hiệu vi phạm và khi thông báo cho đối tượng kiểm tra thì theo đúng quy định, họ phải chấp hành, không thể khác được.

"Việc đưa một cán bộ từng giữ vị trí cao ra xét xử trước pháp luật thể hiện tính nghiêm minh, công bằng, thượng tôn pháp luật. Bất kể ai vi phạm đều bị xử lý, không có vùng cấm, được nhân dân đồng tình, ủng hộ. Trong quy định 102 của Bộ Chính trị cũng nói rõ, đã vi phạm pháp luật thì phải xử lý trước pháp luật chứ không có chuyện xử lý nội bộ. Thậm chí, có những cán bộ về hưu lâu rồi mà phát hiện ra sai phạm thì cũng bị xử lý"- ông Hà Quốc Trị nhấn mạnh.

Nhìn lại quá trình xem xét, xử lý ông Đinh La Thăng từ kỷ luật đến khởi tố hình sự sau khi có kết luận của Ủy ban kiểm tra TW ngày 27/4/2017:

Ngày 7/5/2017, tại hội nghị TW5, Ban chấp hành TW Đảng quyết định thi hành kỷ luật ông Đinh La Thăng bằng hình thức cảnh cáo và cho thôi giữ chức ủy viên Bộ Chính trị khóa XII.

Ngày 10/5/2017, Bộ Chính trị quyết định ông Đinh La Thăng thôi giữ chức Bí thư thành ủy thành phố Hồ Chí Minh nhiệm kỳ 2015-2020 và phân công ông giữ chức Phó trưởng Ban Kinh tế TW.

Ngày 15/5/2017, Ủy ban Thường vụ Quốc hội biểu quyết nhất trí chuyển sinh hoạt đoàn đại biểu Quốc hội đối với ông Đinh La Thăng, từ đoàn TP TPHCM về đoàn  ĐBQH tỉnh Thanh Hóa.

Chiều 8/12/2017, tại Hà Nội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIV đã họp phiên bất thường, thông qua 2 nghị quyết với sự đồng thuận của tất cả các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội có mặt, về việc cho thôi đại biểu Quốc hội đối với ông Đinh La Thăng, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị (sau này là Hội đồng thành viên) Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN).

Ngày 8/12/2017, cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an ra quyết  định khởi tố bị can, bắt tạm giam ông Đinh La Thăng để điều tra về hành vi cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.

Cũng trong ngày 8/12, Bộ Chính trị đã quyết định đình chỉ sinh hoạt Đảng, sinh hoạt cấp uỷ (gồm cả sinh hoạt Ban Chấp hành Trung ương) đối với ông Đinh La Thăng, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương từ ngày 8/12/2017 theo Quyết định khởi tố bị can số 522/C46, ngày 08/12/2017 và Lệnh bắt tạm giam số 134/C46, ngày 08/12/2017 của Cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an. Thời hạn đình chỉ được tính theo thời hạn quy định của pháp luật (kể cả gia hạn, nếu có).

Chiều tối cùng ngày, cơ quan điều tra khám xét nhà ông Đinh La Thăng./.   

              TheoVOV

Các tin khác


Truy tố ông Đinh La Thăng trong vụ góp vốn 800 tỷ đồng vào OceanBank

Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao vừa ban hành cáo trạng truy tố bị can Đinh La Thăng cùng 6 đồng phạm trong vụ góp vốn 800 tỷ đồng của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) vào Ngân hàng Thương mại cổ phần Đại Dương (OceanBank), đồng thời phân công Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử sơ thẩm vụ án hình sự này.

Báo cáo Ban Bí thư việc bổ nhiệm giám đốc Sở Công thương Hậu Giang

Ngày 28-12, Ban tổ chức Tỉnh ủy Hậu Giang cho biết đã có kết quả rà soát việc đề bạt, bổ nhiệm ông Huỳnh Thanh Phong (35 tuổi), giám đốc Sở Công thương và đã báo cáo thường trực Ban bí thư, Ban Tổ chức trung ương.

Chủ tịch Đà Nẵng kiến nghị sớm truy bắt và xử lý tài sản của Vũ Nhôm

"Những vụ việc liên quan đến ông Phan Văn Anh Vũ (tức Vũ Nhôm) đã làm dư luận Đà Nẵng bức xúc trong nhiều năm qua. Trong thời gian cơ quan chức năng xử lý, Vũ Nhôm đã rút vốn ra khỏi 5 công ty và chuyển nhượng các tài sản cá nhân. Đề nghị sớm xử lý các tài sản đứng tên ông Vũ và tăng cường truy bắt tối tượng...” – Chủ tịch Ủy ban Nhân dân TP Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ phát biểu tại Hội nghị Chính phủ với địa phương sáng 28-12.

Tổng Bí thư: Kiên quyết loại bỏ những người tham nhũng, hư hỏng

Công tác phòng, chống tham nhũng, chúng ta đã làm nhiều lần, làm quyết liệt từ nhiều năm nay, nhưng thời gian gần đây càng được đẩy mạnh hơn bao giờ hết.

Góp ý dự án Luật Đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt của đại biểu Bùi Thu Hằng


(HBĐT) - Nghiên cứu về Dự án Luật Đơn vị Hành chính kinh tế đặc biệt, tôi tham gia 1 số ý kiến như sau:

Thảo luận tại hội trường về dự án Luật bảo vệ Bí mật Nhà nước của đại biểu Nguyễn Tiến Sinh

(HBĐT) - Góp ý vào Luật Bảo vệ bí mật nhà nước, trước hết tôi bày tỏ sự đồng tình rất cao với việc Quốc hội ban hành Luật Bảo vệ bí mật nhà nước như Tờ trình của Chính phủ, tôi cho hết sức cần thiết là bảo vệ bí mật nhà nước cũng là bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ quốc gia.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục