Đại biểu Quốc hội Bùi Thu Hằng (Hòa Bình).
1.Tôi đồng tình với Tờ trình của Chính phủ và thẩm tra của UB Kinh tế về sự cần thiết ban hành Luật và đề xuất QH biểu quyết thông qua Luật theo quy trình tại 2 kỳ họp. Dự án Luật được Ban soạn thảo nghiên cứu khá kỹ càng có sự tham gia của một số chuyên gia quốc tế. Nghiên cứu thành công, hạn chế của các mô hình khu kinh tế (KKT)ven biển, Khu kinh tế cửa khẩu, Khu kinh tế thương mại đặc biệt, khu chế xuất, khu công nghệ caocủa nước ta thời gian qua và một số đặc khu kinh tế trên thế giới. Căn cứ xây dựng dự án Luật bảo đảm hợp hiến, cụ thể hóa chủ trương của Đảng.
2. Luật hành chính kinh tế đặc biệt, đây là lần đầu tiên thực hiện ở nước ta, là một luật khó và phức tạp, đưa vào luật các chính sách đặc biệt về hành chính và kinh tế, tạo điều kiện phát triển năng động vừa có tính đột phá, vừa ổn định bền vững. đề nghị ban soạn thảo Nghiên cứu sao cho kết quả có 1 luật vận hành đồng bộ với các luật đã ban hành như: Luật tổ chức chính quyền địa phương, luật đầu tư công, luật xây dựng và một số luật chuyên ngành.
Theo quan điểm "dò đá qua sông”, vừa làm vừa hoàn thiện. Tôi đề nghị Luật được sớm ban hành, đây là luật khung, sau chính phủ sẽ chi tiết trong khung khổ đó, là cơ sở pháp lý để quản lý và tổ chức thực hiện.
3.Tôi tham gia một số nội dụng cụ thể:
- Quy định tại khoản 2, điều 6 về áp dụng luật nước ngoài, theo tôi chưa đủ. Cần tính đến trường hợp áp dụng luật pháp nước ngoài hoặc tập quán quốc tế mà ảnh hưởng đến chủ quyền quốc gia, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam. Ban soạn thảo nên cân nhắc bổ sung cụ thể đối việc quản lý các hợp đồng dân sự, kinh doanh, thương mại có yếu tố nước ngoài.
- Khoản 2, điều 14: Hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký thành lập tổ chức kinh tế của nhà đầu tư tại dơn vị hành chính kinh tế đặc biệt. Theo tôi luật cần quy định rõ hồ sơ nộp cho cơ quan nào, cơ quan nào tiếp nhận và cơ quan nào có trách nhiệm giải quyết và trả hồ sơ vào luật luôn.
- Điều 15. Quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư chiến lược
+ Tại điểm a, khoản 1 Điều 15 trường hợp 2 nhà đầu tư chiến lược cùng đề xuất thực hiện dự án thì lựa chọn như thế nào. Điều này trên thực tế khó xảy ra nhưng vẫn có thể xảy ra. Nên cần phải có quy định chặt chẽ trong luật.
+ Điểm b, khoản 2, điều 15 quy định nghĩa vụ của nhà đầu tư chiến lược,hỗ trợ trưởng đơn vị hành chính- KT đặc biệt (phương án 1) hoặc Chủ tịch UBND đơn vị hành chính KT đặc biệt (phương án 2), huy động nguồn lực để thực hiện quy hoạch, đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng và thu hút đầu tư. Nghĩa vụ hỗ trợ bắt buộc là không hợp lý, gây khó cho nhà đầu tư.
-Miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước và thuế sử dụng đất phi nông nghiệp (Điều 28): Tại điểm a, khoản 1 quy định thời gian miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước cho cả thời gian thuê (từ 70 đến 99 năm đối với quy mô, tính chất của dự án đầu tưtại khoản 3, điều 17). Tôi đề nghị chỉ miễn 50 năm.Trong trường hợp thuê quá 50 năm phải được Thủ tướng chính phủ cho phép và phải đóng thuế đất, thuế thuê mặt nước.
- Chính sách về phí, lệ phí (Điều 29): Quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng các khoản phí, lệ phí tên địa bàn theo quy định của luật này và pháp luật về phí, lệ phí. Tuy nhiên, dự thảo luật này chưa có quy định gì về phí, lệ phí. Tôi đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu bổ sung quy định về phí, lệ phí vào dự thảo luật.
- Nhiệm vụ, quyền hạn của trưởng đon vị Hành chính KT đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế (Khoản 2, điều 46) quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án đầu tư công nhóm A,B,C, trừ chương trình mục tiêu quốc gia, dự án ODA, vốn vay ưu đãi. Để thuận lợi trong quá trình thực hiện, tôi đề nghị bổ sung thêm từ " Khi chưa được Thủ tướng Chính phủ chấp nhận”.Vì các chương trình DA, chương trình mục tiêu quốc gia, dự án ODA… Khi đã có ý kiến của Thủ tướng thì Trưởng Đặc khu có thể QĐ được.
- Khoản 4, điều 49 quy định về thẩm định DA, thiết kế cơ sở của DA nhóm A trở xuống sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn nhà nước ngoài ngân sách do trưởng đơn vị hành chính KT đặc biệt quyết định đầu tư trên địa bàn. Nếu quy định như vậy thì Trưởng Đặc khu vừa thẩm định, vừa quyết định đầu tư. Theo tôi cần quy định rõ Trưởng Đặc khu chỉ tổ chức thẩm định còn cơ quan chịu trách nhiệm thẩm định do trưởng đặc khu quy định.
* Về loại hình đơn vị hành chính và mô hình tổ chức chính quyền địa phương.
- Về loại hình đơn vị hành chính: Theo quy định của Hiến pháp (khoản 1, Điều 110), đơn vị HCKTĐB được phân định là 1 loại đơn vị hành chính của nước ta. Hiến pháp không quy định đơn vị này tương đương cấp tỉnh hay huyện. Qua nghiên cứu tờ trình của Chính phủ tôi tán thành với quy định của dự thảo. Theo đó các đơn vị hành chính đặc biệt là loại đơn vị hành chính thuộc tỉnh. Quy định này cũng phù hợp với kết luận số 21 của Bộ Chính trị và mô hình tổ chức chính quyền địa phương theo quy định của Luật.
- Về phương án tổ chức chính quyền đặc khu. Tôi đồng tình phương án 1, tuy nhiên chính phủ cần giải trình rõ hơn thuyết phục hơn. Vì luật tổ chức chính quyền địa phương quốc hội đã ban hành năm 2015. Mô hình tổ chức chính quyền địa phương bao gồm hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân, phải chăng mô hình này không phù hợp với yêu cầu quản lý tập trung năng động sáng tạo, kiến tạo, điều hành quyết liệt của trưởng đặc khu. Mặt khác, tôi cũng băn khoăn cơ chế giám sát khi mô hình tổ chức không có Hội đồng nhân dân khi trưởng đặc khu được giao quá nhiều quyền lực./.
Minh Hiếu
(Văn phòng Đoàn ĐBQH Hòa Bình tổng hợp)
*Tổng thiệt hại khoảng
1630 tỷ đồng