GS.TS Phan Xuân Sơn cho rằng cần phải trừng trị nghiêm những người lợi dụng quy trình, khai man quy trình để bổ nhiệm người nhà, cánh hẩu...

Điệp khúc "đúng quy trình"

Thời gian gần đây, nhiều vụ việc liên quan đến công tác bổ nhiệm, luân chuyển cán bộ ở Thanh Hóa, Quảng Nam được kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật Đảng đã thu hút được sự quan tâm và hoan nghênh đặc biệt của dư luận, cán bộ đảng viên và nhân dân cả nước.

Kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương cho thấy những gì dư luận nhắc đến trong tuyển chọn, bổ nhiệm cán bộ là có cơ sở, như việc lạm dụng quyền lực để bổ nhiệm người nhà, bổ nhiệm theo quan hệ, tiền tệ. Một số trường hợp đánh giá, bố trí cán bộ chưa công tâm, thiếu khách quan, có yếu tố lợi ích nhóm, mang tính chất áp đặt, bố trí không đúng năng lực, sở trường, bổ nhiệm không đủ điều kiện, tiêu chuẩn xảy ra ở nhiều nơi…

Theo GS.TSKH Phan Xuân Sơn (Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh), hiện tượng bổ nhiệm người nhà, bổ nhiệm "thần tốc”, coi thường quy trình hoặc bỏ lọt quy trình diễn ra trong thời gian qua khá nhiều. Đó là hiện tượng tham nhũng chính trị mà dư luận hay nói là tham nhũng quyền lực. Song, biện minh cho những hành động này vẫn là điệp khúc "đúng quy định”, "đúng quy trình” của những người có trách nhiệm.

GS.TSKH Phan Xuân Sơn (Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh).

GS.TS Phan Xuân Sơn cho biết, quy trình trong công tác cán bộ khá chặt chẽ, song quy trình nào cũng có thể có những "lỗ hổng” của nó. Vấn đề là các "nhóm lợi ích”, các cá nhân vụ lợi đã lợi dụng, đã tìm cách "qua mặt” hệ thống công tác nhân sự để hợp thức hóa và cuối cùng vẫn "theo đúng quy trình”. Hay nói cách khác, một số khâu, một số công đoạn có thể làm "đúng quy trình” nhưng hình thức không thực chất.

Như quy trình lấy phiếu tín nhiệm, phải trên 50% mới được tín nhiệm, nhưng quá trình lấy phiếu như thế nào thì không ai kiểm soát được. Người bỏ phiếu có thể bị tác động bởi lợi ích, tình cảm, họ hàng, đồng hương…thậm chí người ta có thể bỏ tiền ra mua phiếu tín nhiệm.

"Quy trình bổ nhiệm cán bộ hiện nay mặc dù khá chặt chẽ, nhưng không có nghĩa là không có hạn chế, vẫn có "đất” cho sự tùy tiện, và có thể bỏ sót những tài năng” – ông Phan Xuân Sơn nói và cho biết cần phải trừng trị nghiêm những người lợi dụng quy trình, khai man quy trình để bổ nhiệm người nhà, bổ nhiệm cánh hẩu, bổ nhiệm do việc mua bán chức vụ. Việc này cần phải làm đồng bộ từ Trung ương tới địa phương, bộ ngành.

Cùng bàn về vấn đề này, bà Bùi Thị An – đại biểu Quốc hội khoá XIII cho rằng, nhiều cán bộ lãnh đạo thời gian qua đã vi phạm nguyên tắc, thiếu rèn luyện tu dưỡng cho nên mới đặt quyền lợi của bản thân, gia đình, họ hàng lên trên quyền lợi của địa phương, tổ chức, cộng đồng, không chọn đúng người có tâm, có tầm mà đưa họ hàng, con em không đủ điều kiện vào bộ máy, làm ảnh hưởng tới sự phát triển bền vững của địa phương, của lĩnh vực mà mình phụ trách.

Tình trạng trên đã làm giảm niềm tin của nhân dân, đặc biệt ảnh hưởng đến sự phấn đấu, làm giảm ý chí của thế hệ trẻ.

Tại sao đảng viên không đấu tranh với cái xấu, cái sai?

Nhìn lại những quyết định mạnh mẽ của Đảng trong xử lý kỷ luật nhiều cán bộ cấp cao từ Trung ương tới địa phương từ sau Hội nghị Trung ương 4 khóa XII đến nay, bà Bùi Thị An thấy rõ sự đồng lòng, quyết tâm của Đảng, Nhà nước trong việc chống tham nhũng, làm trong sạch bộ máy quản lý. Quyết tâm này cũng xóa tan những nghi ngờ, băn khoăn của dư luận từ trước nay cho rằng việc xử lý cán bộ vi phạm chỉ theo kiểu "giơ cao đánh khẽ”, hoặc chỉ đơn thuần là kiểm điểm rút kinh nghiệm.

Tuy nhiên, những vi phạm khuyết điểm trên chỉ được kết luận rõ ràng, đúng người đúng tội khi Ủy ban Kiểm tra Trung ương vào cuộc làm rõ, trong khi có vụ việc trước đó đã được thanh tra nhưng không phát hiện.

"Cần xem lại vai trò, trách nhiệm của các cơ sở Đảng nơi có cán bộ mắc khuyết điểm, sai phạm thời gian qua. Tại sao trong một thời gian dài không phát hiện ra, tinh thần phê và tự phê như thế nào mà không đấu tranh với cái xấu, cái sai, trong khi kết quả đánh giá ai cũng hoàn thành nhiệm vụ? Nếu tổ chức cơ sở Đảng vững mạnh thì sẽ phát hiện ra ngay, phê bình, kỷ luật ngay thì có khi mức độ kỷ luật sẽ không nặng nề như vậy” - bà Bùi Thị An nói.

Bà Bùi Thị An nêu quan điểm cho rằng, để dẹp được những tiêu cực trong công tác cán bộ thì trước hết những người làm công tác này phải gương mẫu, công tâm, đặt lợi ích của Đảng, đất nước lên trên hết; phải minh bạch từ khâu phát hiện, đào tạo, bổ nhiệm cán bộ.

 

Việc bổ nhiệm các chức danh lãnh đạo, quản lý cần được thực hiện qua hình thức thi tuyển một cách công khai, minh bạch với những tiêu chuẩn, yêu cầu rõ ràng và phải có hội đồng thi tuyển chuẩn. Mỗi chức danh thi tuyển nên có nhiều ứng viên tham gia thi để chọn lọc, chọn trúng người có năng lực.

Việc thi tuyển sẽ tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh, tránh tình trạng khép kín cục bộ trong công tác quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ cũng như khắc phục được tình trạng thao túng, lạm quyền, lợi ích nhóm và tham nhũng trong công tác cán bộ.

"Sau khi cán bộ trúng tuyển phải có quá trình theo dõi và kiểm nghiệm, đánh giá thực tiễn, nếu cán bộ mới bổ nhiệm không đảm đương được công việc thì cho thôi. Việc đánh giá cán bộ không chỉ trong nội bộ cơ quan mà phải có cộng đồng giám sát, đánh giá nhằm đảm bảo khách quan, công bằng” – bà Bùi Thị An nêu ý kiến./.

                          TheoVOV

Các tin khác


Ủy viên Ban Kiểm tra Trung ương "từng bị mua chuộc, dọa dẫm"

Cán bộ kiểm tra khi đi làm việc đã bị đe dọa "thế khóa tới ông muốn làm hay không?".

Bộ Công an đã tiếp nhận, bắt giữ bị can Phan Văn Anh Vũ

Ngày 4/1/2018, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã tiến hành tiếp nhận bắt bị can Phan Văn Anh Vũ và tiến hành điều tra theo quy định.

Truy tố ông Đinh La Thăng trong vụ góp vốn 800 tỷ đồng vào OceanBank

Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao vừa ban hành cáo trạng truy tố bị can Đinh La Thăng cùng 6 đồng phạm trong vụ góp vốn 800 tỷ đồng của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) vào Ngân hàng Thương mại cổ phần Đại Dương (OceanBank), đồng thời phân công Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử sơ thẩm vụ án hình sự này.

Báo cáo Ban Bí thư việc bổ nhiệm giám đốc Sở Công thương Hậu Giang

Ngày 28-12, Ban tổ chức Tỉnh ủy Hậu Giang cho biết đã có kết quả rà soát việc đề bạt, bổ nhiệm ông Huỳnh Thanh Phong (35 tuổi), giám đốc Sở Công thương và đã báo cáo thường trực Ban bí thư, Ban Tổ chức trung ương.

Chủ tịch Đà Nẵng kiến nghị sớm truy bắt và xử lý tài sản của Vũ Nhôm

"Những vụ việc liên quan đến ông Phan Văn Anh Vũ (tức Vũ Nhôm) đã làm dư luận Đà Nẵng bức xúc trong nhiều năm qua. Trong thời gian cơ quan chức năng xử lý, Vũ Nhôm đã rút vốn ra khỏi 5 công ty và chuyển nhượng các tài sản cá nhân. Đề nghị sớm xử lý các tài sản đứng tên ông Vũ và tăng cường truy bắt tối tượng...” – Chủ tịch Ủy ban Nhân dân TP Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ phát biểu tại Hội nghị Chính phủ với địa phương sáng 28-12.

Tổng Bí thư: Kiên quyết loại bỏ những người tham nhũng, hư hỏng

Công tác phòng, chống tham nhũng, chúng ta đã làm nhiều lần, làm quyết liệt từ nhiều năm nay, nhưng thời gian gần đây càng được đẩy mạnh hơn bao giờ hết.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục