Tiếp tục chương trình làm việc, chiều 11/9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc chuẩn bị Kỳ họp thứ 6 của Quốc hội.


Làm việc 22,5 ngày

Tổng Thư ký, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, dự kiến, tổng thời gian làm việc của Quốc hội tại kỳ họp là 22,5 ngày. 

Quốc hội họp phiên trù bị và khai mạc vào ngày 22/10 và dự kiến bế mạc vào 20/11.

Dự kiến tại Kỳ họp thứ 6 sẽ rút 3 nội dung Dự án Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt để tiếp tục hoàn thiện; Dự án Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia do cơ quan trình không bảo đảm tiến độ chuẩn bị; Báo cáo kiểm toán quỹ bảo hiểm xã hội do nội dung này được lồng ghép trong Báo cáo kết quả kiểm toán tài chính, các hoạt động liên quan đến quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước của Bảo hiểm xã hội và đã báo cáo Quốc hội tại Kỳ họp thứ 3.

Bên cạnh đó, bổ sung các báo cáo về đánh giá 3 năm thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế-xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi; Đánh giá kết quả 3 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 24/2016/QH13 về kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016-2020; Tình hình thực hiện chính sách dân tộc năm 2018, việc thực hiện chính sách phát triển giao thông vận tải đường sắt và việc sử dụng ngân sách nhà nước đầu tư cho giao thông vận tải đường sắt, các dự án trọng điểm quốc gia Dự án Thủy điện Sơn La, Dự án Thủy điện Lai Châu, Dự án Thủy điện Sông Bung 4 và Thượng Kon Tum, Dự án Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn, Dự án nâng cấp, mở rộng nhà máy lọc dầu Dung Quất, Dự án khai thác nâng cấp dầu nặng Junin2; Dự án Nhennhekky, Dự án khai thác phát triển mỏ Hải Thạch-Mộc Tinh.

Theo Tổng Thư ký, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc, chương trình chi tiết được bố trí trên cơ sở tiếp tục phát huy những cải tiến đã được áp dụng hiệu quả tại các kỳ họp.

Trong đó, phát thanh, truyền hình trực tiếp phiên thảo luận ở hội trường về: các vấn đề kinh tế-xã hội, ngân sách nhà nước hằng năm và giữa kỳ (trong đó kết hợp thảo luận các báo cáo về kết quả 3 năm thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế-xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi; đánh giá giữa kỳ việc thực hiện Nghị quyết số 100/2015/QH13 phê duyệt chủ trương đầu tư các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020 và các công trình trọng điểm quốc gia); công tác tư pháp; chất vấn và trả lời chất vấn. Việc tiến hành lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn trước phiên chất vấn và trả lời chất vấn.

Tổng Thư ký, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉ đạo các cơ quan hữu quan tiếp thu một số cải tiến về cách thức tiến hành kỳ họp như: giảm thời gian trình bày văn bản tại hội trường (tiến tới không trình bày); giảm thời gian phát biểu của đại biểu Quốc hội từ 7 phút xuống 5 phút; truyền hình trực tiếp phiên thảo luận tổ về một số nội dung để nâng cao hiệu quả phiên họp này....

Sẽ phê chuẩn bổ nhiệm Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông

Phát biểu tại phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân chỉ rõ, dự án Luật Đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt không phải rút ra mà là chưa trình tại Kỳ họp thứ 6 do đang giao Chính phủ tiếp tục nghiên cứu, lấy ý kiến. 

Hiện nay, rút dự án Luật Hành chính công ra khỏi chương trình vì sáng nay (11/9), Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã quyết định dừng dự án luật này.

Đối với dự án Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia, Chủ tịch Quốc hội cho rằng, nếu Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội bảo đảm đầy đủ tài liệu thì sẽ bố trí cho ý kiến luôn tại Phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào tháng 9 để kịp gửi xin ý kiến các đại biểu Quốc hội.

Về công tác nhân sự, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết, việc trình Quốc hội phê chuẩn miễn nhiệm chức vụ Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ được tiến hành vào chiều 22/10 và phê chuẩn bổ nhiệm Bộ trưởng mới vào ngày hôm sau. "Sau khi Quốc hội biểu quyết phê chuẩn bổ nhiệm thì nên sắp xếp thời gian để Bộ trưởng mới ra mắt, phát biểu nhận nhiệm vụ trước Quốc hội,” Chủ tịch Quốc hội nói.

Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga cho rằng nên tập trung cải tiến để đảm bảo chất lượng thay vì lâu nay chỉ cải tiến về thời gian. 

Theo bà Lê Thị Nga, khi phát biểu, đại biểu phải trình bày lập luận của mình, nêu nguyên nhân và giải pháp kiến nghị. Vì thế, thời gian phát biểu 7 phút là hợp lý chứ không nên rút ngắn.

Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển đề nghị Quốc hội thay đổi giờ họp, bắt đầu từ 9 giờ thay vì 8 giờ và kết thúc lúc 16 giờ thay vì 17 giờ như hiện nay, nghỉ trưa tại chỗ một giờ. 

"Như thế vừa tránh được tắc đường vừa đỡ mất công đưa đón,” Phó Chủ tịch Phùng Quốc Hiển nêu.

Tại phiên họp chiều 11/9, với 100% đại biểu tán thành, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về việc thành lập phường Mỹ Đức thuộc thị xã Hà Tiên; thành lập thành phố Hà Tiên thuộc tỉnh Kiên Giang./.

 

                  TheoVietnamplus

Các tin khác


Trưởng, phó công an huyện Di Linh bị kỷ luật

Ngày 5.9, Ủy ban kiểm tra (UBKT) Tỉnh ủy Lâm Đồng cho biết vừa công bố quyết định kỷ luật đối với 5 đảng viên là lãnh đạo, nguyên lãnh đạo và kế toán của Công an H.Di Linh.

Cảnh cáo Trưởng ban Dân vận Thành ủy Cam Ranh

Xây dựng nhà ở không phép, thiếu trách nhiệm trong công tác lãnh đạo việc thực hiện sinh hoạt chi bộ... Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng ban Dân vận Thành ủy Cam Ranh Đinh Sỹ Hiệp bị kỷ luật cảnh cáo.

Xóa tư cách Phó Tổng cục trưởng của đồng chí Bùi Văn Thành

Lãnh đạo Bộ Công an vừa có quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức xóa tư cách Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật, Bộ Công an đối với đồng chí Đại tá Bùi Văn Thành.

Kỷ luật 56 cán bộ diện Trung ương quản lý

Nhiều cán bộ cao cấp của Đảng, Nhà nước vi phạm, cả đương chức và nghỉ hưu đã bị kỷ luật. Từ đầu nhiệm kỳ Đại hội 12 đến nay, đã kỷ luật 56 cán bộ diện TƯ quản lý.

Điều động, bổ nhiệm chức danh tư pháp với 8 tướng công an

Thực hiện Nghị định 01 của Chính phủ về việc sắp xếp, tinh gọn lại bộ máy ngành công an, Bộ trưởng Bộ Công an bổ nhiệm chức danh Thủ trưởng Cơ quan An ninh điều tra đối với đồng chí Thượng tướng Bùi Văn Nam - Thứ trưởng Bộ Công an...

Bộ Công an bổ nhiệm hai thứ trưởng giữ chức danh thủ trưởng cơ quan điều tra

Ngày 10-8, Thượng tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ trưởng Công an ký ban hành các Quyết định bổ nhiệm chức danh tư pháp Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an và Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục