(HBĐT) - Tinh giản biên chế (TGBC) nhằm tạo được bộ máy công quyền hoạt động hiệu quả trên cơ sở cơ cấu tổ chức tinh gọn với số lượng nhân sự phù hợp, được vận hành khoa học để thực hiện tốt nhất chức năng, nhiệm vụ đã được xác định. Đây là cách thức để các cơ quan Nhà nước tinh lọc lại nhân sự nhằm làm cho hoạt động hiệu quả hơn, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người dân trong điều kiện ngân sách Nhà nước (NSNN) còn hạn hẹp.


Những năm qua, tỉnh ta đã quán triệt, thực hiện nghị quyết của Bộ Chính trị về TGBC và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức (CB,CC,VC) cũng như nghị định của Chính phủ và hướng dẫn của T.Ư… Các cơ quan, đơn vị tiến hành rà soát thực trạng và đánh giá đội ngũ CC,VC, người lao động hiện có mặt tại cơ quan, đơn vị mình, đối chiếu với Đề án vị trí việc làm được cơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt nhằm xác định số người làm việc không đáp ứng được yêu cầu của công việc do năng lực, yếu sức khỏe, chuyên ngành đào tạo không phù hợp nhưng không bố trí được việc làm khác và số dôi dư do cơ cấu không hợp lý... Đối tượng có năng lực chuyên môn không đạt yêu cầu, đối tượng không đạt trình độ chuẩn theo quy định và đối tượng dôi dư do cơ cấu chuyên môn không hợp lý, góp phần nâng cao chất lượng CB,CC, đáp ứng nhu cầu phát triển.

Bên cạnh những kết quả đạt được, thực hiện chính sách TGBC của tỉnh vẫn còn những hạn chế như: Việc đánh giá CB,CC,VC để làm căn cứ thực hiện chính sách TGBC tại nhiều cơ quan, đơn vị còn hình thức, nể nang, ngại va chạm nên chưa phân loại được hết những CB,CC,VC yếu kém để đưa vào đối tượng TGBC… 

Nhằm tiếp tục thực hiện chủ trương, chính sách về TGBC, ngày 28/10/2022, BTV Tỉnh ủy ban hành Kế hoạch số 132-KH/TU về quản lý biên chế tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2022 - 2026. Kế hoạch xác định lộ trình TGBC giai đoạn 2022 - 2026, bảo đảm đến năm 2026 tinh giản tối thiểu 5% đối với biên chế CB,CC, trong đó giảm tỷ lệ người dịch vụ, nhất là khối văn phòng; tinh giản tối thiểu 10% đối với viên chức đơn vị sự nghiệp công lập hưởng lương từ NSNN, bảo đảm cơ cấu viên chức theo hướng vị trí chuyên môn, nghiệp vụ chiếm tỷ lệ ít nhất 65%. Theo đó, tỉnh tập trung rà soát, hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, tổ chức trên cơ sở nguyên tắc một số cơ quan chủ trì thực hiện và chịu trách nhiệm chính. Khắc phục tình trạng chồng chéo, trùng lặp hoặc bỏ sót chức năng, nhiệm vụ giữa các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị.

Tiếp tục rà soát, kiện toàn, sắp xếp tổ chức bộ máy bên trong các cơ quan tham mưu, giúp việc cấp ủy, các cơ quan chuyên môn thuộc UBND; cơ quan chuyên trách của Ủy ban MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh, huyện. Tuyển dụng mới công chức cấp xã, huyện; tiếp nhận viên chức thành công chức đối với những huyện, thành phố chưa hoàn thành việc sắp xếp, bố trí CB,CC dôi dư để thực hiện việc tiếp nhận theo quy định từ nguồn CB,CC dôi dư sau sáp nhập vào làm việc.

Đối với cơ quan Đảng, MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội, biên chế được giao không bao gồm hợp đồng lao động. Các địa phương, cơ quan, đơn vị thực hiện ký hợp đồng lao động theo quy định của Bộ Luật lao động đối với các đối tượng theo quy định. Khuyến khích CB,CC,VC, người hoạt động không chuyên trách cấp xã tự nguyện nghỉ chế độ hoặc chuyển đổi công tác khác. Rà soát, phê duyệt, điều chỉnh vị trí việc làm CC,VC cơ cấu ngạch công chức, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp, là cơ sở để xác định biên chế, quản lý biên chế theo vị trí, việc làm. Đồng thời, đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng CB,CC,VC gắn với vị trí việc làm, tiêu chuẩn chức danh.

Việc thực hiện nghiêm kế hoạch của BTV Tỉnh ủy về TGBC giai đoạn 2022 - 2026, theo hướng quy định rõ trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong quá trình thực hiện TGBC; thực hiện nghiêm túc chế độ đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ và phân loại CC,VC theo tiêu chuẩn, nghiệp vụ đối với ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức để phân loại và tinh giản triệt để đối với những CC,VC yếu kém. Hướng tới mục tiêu TGBC và cơ cấu lại đội ngũ nhằm nâng cao chất lượng CB,CC,VC; thu hút những người có đức, có tài vào hoạt động công vụ trong các cơ quan Đảng, Nhà nước và tổ chức chính trị - xã hội, đáp ứng được yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế. Từ đó góp phần nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị, tiết kiệm, giảm chi thường xuyên, cải cách chính sách tiền lương, thực hiện thắng lợi mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII.


Linh Trang

Các tin khác


Chống tham nhũng, tiêu cực, củng cố niềm tin của Nhân dân

(HBĐT) - Thời gian qua, cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực được thực hiện mạnh mẽ, kiên quyết từ Trung ương đến địa phương với quan điểm "không có vùng cấm, không có ngoại lệ và không chịu sức ép của bất cứ cá nhân nào”. Chính vì vậy, không ít cán bộ từ cấp Trung ương, tỉnh, đến huyện, xã "nhúng chàm” tham nhũng, tiêu cực đã bị đưa ra ánh sáng, bị xử lý nghiêm minh và thống nhất, đồng bộ giữa xử lý kỷ luật Đảng với kỷ luật hành chính Nhà nước, đoàn thể và xử lý hình sự.

Kỳ họp thứ 28 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương: Thi hành kỷ luật một số tổ chức, đảng viên vi phạm

Trong các ngày 12 và 13/4/2023, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 28.

Quyết liệt ngăn chặn tham nhũng góp phần phát triển kinh tế-xã hội

Chỉ số cảm nhận tham nhũng (CPI) được Tổ chức Minh bạch quốc tế (TI) công bố hằng năm cho chúng ta một cái nhìn tổng thể về mức độ tham nhũng tương đối ở 180 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới dựa trên nhận thức về tham nhũng trong khu vực công. Chỉ số được tổng hợp dữ liệu từ 13 nguồn bên ngoài, bao gồm: Ngân hàng Thế giới, Diễn đàn Kinh tế thế giới, rủi ro tư nhân, các công ty tư vấn và các tổ chức khác. Điểm số phản ánh quan điểm của các chuyên gia và giới kinh doanh, điểm càng cao có nghĩa sẽ càng minh bạch và ít tham nhũng hơn.

Ban Bí thư kỷ luật khai trừ Đảng Thiếu tướng Đỗ Hữu Ca cùng 3 cá nhân

Ban Bí thư vừa quyết định thi hành kỷ luật Khai trừ ra khỏi Đảng các ông: Nguyễn Đồng, Trương Minh Hiến, Vũ Hữu Song, Đỗ Hữu Ca.

Thể lệ Giải Báo chí toàn quốc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực lần thứ tư, năm 2022 – 2023

(HBĐT) - Nhằm phát huy vai trò giám sát của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội; phát huy vai trò của Nhân dân và các phương tiện thông tin đại chúng trong cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, cổ vũ, động viên các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Nhà báo Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam phối hợp tổ chức Giải báo chí toàn quốc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực lần thứ tư, năm 2022 – 2023.

Huyện Tân Lạc chủ động phòng chống tham nhũng, lãng phí

(HBĐT) - Thời gian qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền huyện Tân Lạc luôn coi trọng công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí (TNLP), kịp thời phòng ngừa, xử lý hành vi vi phạm, góp phần thực hiện các mục tiêu KT-XH, củng cố lòng tin của nhân dân, ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục